Sức ép từ nhiều phía của Tổng thống Ukraine trong xử lý nạn tham nhũng
Hàng loạt bê bối tham nhũng và các vụ quan chức lạm dụng quyền lực trong bối cảnh thâm hụt ngân sách dự kiến lên tới 38 tỷ USD trong năm nay đang khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rơi vào thế khó.
Cả quân đội Ukraine và Mỹ đang hối thúc ông Zelensky xử lý nạn tham nhũng.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington, D.C. ngày 21/9 Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Politico (Mỹ) dẫn lời cựu Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine nhiệm kỳ 2016-2019 hiện đang công tác trong quân đội Ukraine – ông Vladimir Omelyan: “Chúng tôi tức giận khi một số quan chức gian lận và ăn trộm trong khi binh sĩ bỏ mạng trên chiến trường. Chúng tôi cho rằng Tổng thống Zelensky nên phân tích điều đang xảy ra quanh ông ấy và nhóm cộng sự của ông ấy”.
Hãng TASS (Nga) cho biết thông tin Bộ Quốc phòng Ukraine cắt giảm mua thực phẩm cho binh sĩ, quân trang không đạt tiêu chuẩn, Bộ Văn hóa chi tiêu không hợp lý, chính quyền địa phương tham ô… đã thu hút nhiều chú ý.
Vấn đề này cũng gây ra bất bình ngày càng tăng ở phương Tây. Politico ngày 2/10 đưa tin rằng chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quan ngại sâu sắc về mức độ tham nhũng ở Ukraine, điều có thể khiến các nước phương Tây từ chối cung cấp viện trợ cho Kiev.
Theo Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS), Washington đã cung cấp cho Kiev hơn 23 tỷ USD hỗ trợ ngân sách trực tiếp kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát. Số tiền này tách biệt với viện trợ quân sự và tạo điều kiện để Ukraine tiếp tục cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho người dân như lực lượng cấp cứu, chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Khoản tiền này được Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) giải ngân thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) cho Bộ Tài chính Ukraine.
Mỹ đang đẩy mạnh thúc giục Ukraine hành động nhiều hơn để chống tham nhũng. Nhiều quan chức Nhà Trắng tiết lộ với kênh CNN rằng trong vài tuần qua, Washington còn thông báo cho Kiev ngỏ ý rằng một số viện trợ kinh tế nhất định của Mỹ sẽ liên quan đến tiến trình cải cách thể chế của Ukraine.
Cam kết của chính quyền Biden hỗ trợ quân đội Ukraine vẫn không hề suy giảm. Tuy nhiên, nhiều quan chức Mỹ gần đây nói rõ rằng các hình thức viện trợ khác của Mỹ có thể gặp nguy hiểm nếu Ukraine không hành động nhiều hơn để giải quyết nạn tham nhũng.
Video đang HOT
Chính quyền Tổng thống Biden công khai mong muốn giúp Ukraine chống tham nhũng. Thảo luận ngoại giao về vấn đề này đã tăng lên trong những tuần gần đây với câu hỏi xoay quanh việc liệu Quốc hội có chấp thuận đề nghị tài trợ dành cho Ukraine hay không. Quốc hội vẫn chưa chấp thuận yêu cầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden cấp 24 tỷ USD tài trợ bổ sung cho Ukraine. Một số thành viên đảng Cộng hòa cảnh giác với việc cung cấp số tiền lớn như vậy mà không có giám sát chặt chẽ và các điều kiện kèm theo.
Binh sĩ Ukraine làm nhiệm vụ tại vùng Donetsk ngày 12/10/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nguồn tin của CNN, Bộ Ngoại giao Mỹ đã trao công hàm ngoại giao chính thức tới Ukraine vào cuối mùa Hè vừa qua, trong đó đề cập rằng Washington hy vọng Kiev sẽ tiếp tục theo đuổi nỗ lực chống tham nhũng và minh bạch tài chính để tiếp tục nhận được hỗ trợ ngân sách trực tiếp. Công hàm ngoại giao cũng nhấn mạnh Ukraine cần phải thực hiện cải cách quan trọng theo chương trình Quỹ Tiền tệ Quốc tế của Ukraine, bao gồm cả những cải cách liên quan đến chống rửa tiền/chống tài trợ cho khủng bố.
Vào tháng 9, Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan đã gặp một phái đoàn gồm các quan chức chống tham nhũng Ukraine để thảo luận về nỗ lực của họ. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đã thảo luận vấn đề này với Tổng thống Ukraine Zelensky ở Kiev vào đầu tháng 9.
Khi được CNN hỏi về nỗ lực của Mỹ nhằm thúc đẩy Ukraine giải quyết tham nhũng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Matthew Miller nói rằng ông sẽ không nêu chi tiết “các cuộc trò chuyện cụ thể, nhưng nó vẫn là ưu tiên hàng đầu mà chúng tôi nêu ra với đối tác Ukraine”. Ông Miller cũng nhấn mạnh rằng chống tham nhũng cũng là ưu tiên hàng đầu của Ukraine: “Chúng tôi thấy trong vài tuần qua họ đã hành động để đáp lại những yêu cầu cụ thể mà chúng tôi đưa ra gần đây”.
Nhà Trắng đã soạn thảo một danh sách những cải cách mà Ukraine nên thực hiện để tiếp tục nhận được hỗ trợ tài chính của Mỹ và tiến tới hội nhập vào châu Âu. Tài liệu của Nhà Trắng nêu rõ những thay đổi mà Ukraine có thể thực hiện trong vòng ba tháng, sáu tháng, một năm và 18 tháng. Trong các đề xuất có bao gồm nội dung củng cố Văn phòng Công tố viên Chuyên trách Chống Tham nhũng, tăng cường tính độc lập của ban giám sát các công ty nhà nước Ukraine và cải cách tòa án hiến pháp vốn cũng là những yêu cầu cho tư cách thành viên EU và các tiêu chuẩn đối với IMF.
Đại sứ quán Ukraine xác nhận với CNN rằng các quan chức Ukraine đã ký một “bản ghi nhớ năng lượng” trong chuyến thăm Washington vào tháng 9 và Ukraine đã thông qua luật nhằm ngăn chặn lạm dụng trên thị trường năng lượng bán buôn. Theo tài liệu của Nhà Trắng, Ukraine sẽ thực thi luật này trước tháng 4/2024.
Về phần mình, Tổng thống Zelensky luôn mong muốn cho Mỹ, EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thấy rằng ông đang trấn áp nạn tham nhũng, đặc biệt là sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Gần đây, ông Zelensky đã có những động thái mạnh tay với Bộ Quốc phòng Ukraine khi sa thải Bộ trưởng Quốc phòng và một số quan chức cấp cao, đồng thời tiến hành rà soát vào đầu năm nay nhằm vào các quan chức bị nghi ngờ tham nhũng.
Nhà Trắng lưu ý trong dự thảo danh sách ưu tiên đối với Ukraine rằng Bộ Quốc phòng Ukraine nên “thiết kế lại” quy trình mua sắm và vũ khí để phản ánh tốt hơn các tiêu chuẩn của NATO về “tính minh bạch, trách nhiệm, hiệu quả và cạnh tranh trong mua sắm quốc phòng”.
Một vấn đề khác nảy sinh trong những tuần gần đây là câu hỏi liệu ông Zelensky có tổ chức bầu cử tổng thống vào tháng 3/2024 hay không. Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham ủng hộ tổ chức bầu cử và cho rằng nó sẽ thể hiện cam kết của Ukraine đối với tự do và dân chủ khi đối mặt với tình trạng bất ổn. Nhưng Tổng thống Zelensky nói rằng việc tổ chức một cuộc bầu cử trong thời chiến sẽ phức tạp và tốn kém, đồng thời lưu ý rằng các quan sát viên quốc tế phải được phép nhập cảnh để đảm bảo kết quả được quốc tế công nhận. Nhưng vào tháng 9, nhà lãnh đạo này nói rằng ông sẵn sàng làm như vậy “nếu cần thiết”.
Tổng thống Ukraine đẩy mạnh chống tham nhũng trong Bộ Quốc phòng
Trước chuyến đi tới Mỹ, Tổng thống Volodymyr Zelensky mong muốn chứng minh rằng hàng tỷ USD mà Mỹ đang chi để hỗ trợ Ukraine không bị lãng phí.
Ông Oleksii Reznikov. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Theo New York Times, hai tuần sau khi thay thế Bộ trưởng Quốc phòng, Tổng thống Ukraine đã tiếp tục sa thải tất cả 6 thứ trưởng vào ngày 18/9, mở rộng cuộc chiến chống tham nhũng tại Bộ Quốc phòng khi ngân sách quân sự tăng vọt.
Trong cuộc xung đột với Nga, phần lớn các mệnh lệnh được đưa trực tiếp từ Tổng thống Zelensky tới các tướng lĩnh trên chiến trường, nên việc sa thải các quan chức dân sự tại Bộ Quốc phòng không ảnh hưởng ngay tới cuộc chiến. Vai trò của Bộ Quốc phòng Ukraine không nằm ở chiến thuật mà là khâu hậu cần liên quan mua sắm, tiền lương và phúc lợi.
Các tổ chức chống tham nhũng Ukraine cho biết động thái sa thải nói trên đã gửi đi một tín hiệu tích cực về hoạt động giám sát và trấn áp nạn trục lợi thời chiến.
Phần lớn viện trợ của phương Tây cho Ukraine không phải ở dạng tiền, mà là dưới dạng vũ khí, thiết bị và khóa đào tạo vốn được cung cấp trực tiếp cho quân đội. Các đồng minh của Ukraine cũng đã cung cấp hàng tỷ USD viện trợ tài chính, giúp củng cố cho nền kinh tế Ukraine, nhưng số tiền đó không được chuyển đến Bộ Quốc phòng nước này.
Theo tuyên bố của chính phủ Ukraine đăng trên Telegram ngày 18/9, quyết định sa thải các thứ trưởng quốc phòng được đưa ra tại một cuộc họp nội các. Chính phủ không đưa ra lý do cho động thái này.
Ông Zelensky và các trợ lý đã mô tả động thái thay đổi nhân sự là để tìm kiếm ban lãnh đạo mới sau hơn một năm rưỡi xung đột với Nga.
Đầu tháng này, ông Zelensky đã cách chức Bộ trưởng Quốc phòng Oleksii Reznikov sau một loạt chỉ trích từ các báo chí Ukraine và các nhóm xã hội dân sự về tình trạng tăng giá hợp đồng và quản lý tài chính yếu kém. Vào thời điểm đó, ông Zelensky đã giải thích lý do cách chức ông Reznikov là cần có các cách tiếp cận mới sau 18 tháng.
Mặc dù ông Reznikov không liên quan tới các cáo buộc tham những, nhưng các tổ chức chống tham nhũng đã chỉ ra rằng các quan chức cấp thấp hơn quản lý yếu kém các hợp đồng quân sự hoặc không giải quyết được nạn tham nhũng.
Các thứ trưởng quốc phòng mới bị cách chức không phải là những người đầu tiên bị mất việc trong cuộc chiến. Vào tháng 1, một người đã bị sa thải và bắt giữ sau khi có báo cáo về việc bộ này trả rất nhiều tiền để mua thực phẩm cho quân đội. Một người khác đã bị thay thế vào năm 2022. Vài tháng sau, xuất hiện một video cảnh sát Ukraine khám xét nhà một bộ trưởng và tìm thấy nhiều tiền mặt giấu trong ghế sofa.
Tổng thống Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Tháng trước, ông Zelensky đã sa thải toàn bộ 24 người đứng đầu văn phòng tuyển quân khu vực của Ukraine, sau khi chính phủ thừa nhận rằng hàng chục quan chức tuyển dụng đang bị điều tra vì nhận hối lộ để miễn nghĩa vụ quân sự cho một số nam giới. Ngoài ra, Ukraine cũng thực hiện làn sóng truy quét tham nhũng và sa thải liên quan đến các bộ phận khác của chính phủ.
Bà Daria Kalenyuk, Giám đốc điều hành Trung tâm Gành động Chống tham nhũng, cho rằng động thái sa thải 6 thứ trưởng là bước tích cực cho thấy ông Zelensky nhận ra các vấn đề trong Bộ Quốc phòng và có ý định tìm kiếm biện pháp khắc phục.
Theo tuyên bố của chính phủ, cùng với các thứ trưởng, ông Kostiantyn Vashchenko cũng bị cách chức. Ông này từng giữ chức quản lý cấp cao trong Bộ Quốc phòng.
Các thứ trưởng quốc phòng bị sa thải còn có bà Hanna Maliar, người thường xuyên thông báo các diễn biến hàng ngày trong cuộc phản công của Ukraine.
Ukraine thay đổi đội ngũ lãnh đạo Bộ Quốc phòng trong thời chiến khi Tổng thống Zelensky chuẩn bị tới Mỹ.
Ông Zelensky dự kiến phát biểu trực tiếp trước Đại hội đồng Liên hợp quốc vào ngày 19/9 (giờ địa phương) tại New York và cuối tuần sẽ gặp Tổng thống Biden cũng như các thành viên Quốc hội Mỹ nhằm nỗ lực kêu gọi Mỹ tăng cường viện trợ quân sự.
Ukraine thừa nhận quân Nga trỗi dậy, Tổng thống Zelensky nói 'không còn sự sống' ở Soledar Theo Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar, quân Nga đã tổ chức tấn công ác liệt hơn vào thị trấn trọng điểm Soledar. Cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã chủ trì cuộc họp của Bộ Tham mưu của Tổng tư lệnh tối cao để bàn về chiến sự nơi tiền tuyến. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: Văn phòng Tổng...