Sức ép lớn từ các chuyến bay đưa người Việt về nước
Tình hình dịch bệnh bên ngoài vẫn diễn biến phức tạp, phải tiếp tục quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, thực hiện tốt công tác cách ly…
Dịch bệnh kéo dài nên việc tổ chức đưa công dân Việt Nam (VN) từ các nước có dịch về cũng như đón các đoàn ngoại giao, chuyên gia… vào VN đang tạo ra sức ép rất lớn.
Đó là một trong những nội dung được Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết tại cuộc họp của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) gây ra ngày 4-6.
Một số nơi lỏng lẻo trong cách ly phi hành đoàn
Theo ông Dũng, hiện Bộ Ngoại giao đang phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt để giải quyết vấn đề này trong thời gian tới. Trong đó có các giải pháp cụ thể như: Tổ chức chuyến bay đến một số điểm trung chuyển, đón công dân VN, các đoàn ngoại giao, mở kênh đăng ký cho các chuyên gia nước ngoài vào VN làm việc (bao gồm cả những chuyên gia nhập cảnh ngắn hạn để xúc tiến đầu tư, hoạt động thương mại)…
Ban chỉ đạo thống nhất tinh thần đảm bảo thực hiện mục tiêu kép nhưng phải tuyệt đối an toàn. Các hướng dẫn về đưa đón, tổ chức cách ly đối với những người nhập cảnh phải hết sức cụ thể, tổ chức kiểm tra thường xuyên. Bộ Y tế được giao xây dựng và ban hành sớm hướng dẫn đón các chuyên gia, nhà đầu tư vào VN ngắn hạn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, ban chỉ đạo lưu ý mặc dù tình hình trong nước tương đối tốt nhưng thời gian qua trong bộ máy ở một số nơi có biểu hiện lỏng lẻo, sơ hở, điển hình là việc chuẩn bị những địa điểm cách ly phi hành đoàn, chuyên gia nước ngoài, cần tiếp tục kiểm tra, chấn chỉnh.
Tại cuộc họp,thành viên ban chỉ đạo và các chuyên gia y tế cũng đã thảo luận và thống nhất tiếp tục quản lý chặt chẽ việc cách ly các phi hành đoàn, tổ bay quốc tế; cách ly người nhập cảnh qua các cửa khẩu đường bộ; xem xét mở kênh đăng ký chuyến bay đối với các chuyên gia nước ngoài vào VN. Ban chỉ đạo giao Bộ Ngoại giao làm đầu mối xem xét, giải quyết thủ tục đưa các chuyên gia, kỹ sư, doanh nhân người Việt đang bị kẹt ở nước ngoài (như đối với chuyên gia nước ngoài) về VN để phục vụ phát triển sản xuất trong nước…
Việt Nam đang đứng trước sức ép rất lớn khi vừa phải giữ an toàn trong nước, vừa phải đưa công dân ở nước ngoài về, cũng như đón chuyên gia, nhà đầu tư nước ngoài vào. Ảnh: HOÀNG GIANG
Tỉ lệ đông thông khí phổi của bệnh nhân 91 lên đến gần 58%
Chiều 4-6, tại Trung tâm quản lý, điều hành trực tuyến hỗ trợ chẩn đoán và điều trị COVID-19, PGS-TS Nguyễn Trường Sơn – Thứ trưởng Bộ Y tế, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đã chủ trì hội chẩn trực tuyến quốc gia của Tiểu ban điều trị và Hội đồng chuyên môn (Bộ Y tế) về tình hình sức khỏe của bệnh nhân 91 – nam phi công người Anh đang điều trị tại BV Chợ Rẫy. Cuộc hội chẩn có sự tham gia của các chuyên gia hồi sức, tim mạch lồng ngực, truyền nhiễm, hô hấp, ngoại khoa…
Trong những ngày tới, bệnh nhân sẽ tiếp tục được sử dụng kháng sinh điều trị nhiễm trùng của vi khuẩn Burkholderia Cepacia và phòng ngừa những nguy cơ có thể nhiễm khuẩn mới.Theo BV Chợ Rẫy, kết quả chụp XQ phổi của bệnh nhân cải thiện. Vùng sáng (thông khí) cải thiện nhiều, đặc biệt là phổi trái. Đến nay tỉ lệ thông khí là khoảng 58%. Kết quả CT ngực và bụng sáng 4-6: Nhìn chung các tổn thương bình thường. Bệnh nhân hiện đang thở máy áp lực
Song song đó, bệnh nhân sẽ tiếp tục được tập vật lý trị liệu tích cực để sớm phục hồi cải thiện về sức cơ cũng như chức năng hô hấp, dinh dưỡng cũng phải đảm bảo để đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục.
Hơn 300 công dân Việt Nam từ Anh về nước an toàn
Bộ Ngoại giao VN cho hay trong hai ngày 3 và 4-6, VN và Anh tổ chức chuyến bay đưa hơn 300 công dân VN về nước an toàn. Hành khách trên chuyến bay bao gồm nhiều trẻ em; sinh viên đã hoàn thành khóa học, hết hạn visa, gặp khó khăn về chỗ ở do trường học và ký túc xá đóng cửa; người cao tuổi, người bị bệnh hiểm nghèo, có tiểu sử bệnh lý nền; người đi du lịch, công tác ngắn hạn bị kẹt lại…
Đại sứ cùng các cán bộ trực tiếp tham gia hỗ trợ chuyến bay đã có mặt tại sân bay.
Chuyến bay được đảm bảo chặt chẽ về an ninh, an toàn, các quy định về phòng, chống dịch bệnh và vệ sinh dịch tễ. Sau khi hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP.HCM), những người trên chuyến bay đều được kiểm tra y tế và cách ly tập trung theo quy định.
Trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện VN ở nước ngoài và các hãng hàng không của VN sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đưa công dân về nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng trong công tác đối ngoại
Ngày 27/5, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, cựu Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản và CHLB Đức đã có cuộc chia sẻ tại Tọa đàm "Kinh nghiệm xử lý khủng hoảng trong công tác đối ngoại" do Viện Nghiên cứu Chiến lược, Học viện Ngoại giao tổ chức.
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng chia sẻ về những kinh nghiệm xử lý khủng hoảng tại Tọa đàm.
Tham dự Tọa đàm có một số lãnh đạo và 50 cán bộ trẻ của các đơn vị trong Bộ như Học viện Ngoại giao, Vụ Thông tin Báo chí, Vụ châu Âu, Vụ châu Mỹ và Vụ Đông Nam Á - Nam Á - Nam Thái Bình Dương...
Tại Tọa đàm, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng đã chia sẻ những kinh nghiệm làm việc quý báu được đúc kết qua nhiều năm công tác trong ngành ngoại giao và dành nhiều thời gian trả lời nhiều câu hỏi của các cán bộ tham dự. Những kinh nghiệm được Đại sứ dẫn chứng tại Tọa đàm thuộc các mảng công tác khác nhau như lễ tân, bảo hộ công dân, đối ngoại địa phương, quảng bá hình ảnh Việt Nam, nghiên cứu chiến lược, nghiên cứu địa bàn...
Qua các chia sẻ của Đại sứ, các cán bộ trẻ tham dự Tọa đàm đã hiểu thêm về những khó khăn, những câu chuyện "hậu trường" trong công tác đối ngoại, xử lý khủng hoảng đối ngoại, đặc biệt là những kinh nghiệm xử lý như quản lý truyền thông, công tác nội bộ, phối hợp giữa các cơ quan trong nước, tận dụng mạng lưới các Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài và các tổ chức quốc tế; về tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ với chính giới sở tại, công tác cộng đồng...
Tọa đàm có sự tham gia đông đảo của các bộ trẻ trong Bộ Ngoại giao.
Nhắn nhủ với các cán bộ ngoại giao trẻ, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho rằng lớp trẻ cần trau dồi lòng yêu nghề, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc ở các địa bàn công tác khó khăn. Khi làm việc với tinh thần cống hiến hết mình, dám suy nghĩ, dám mạnh dạn học hỏi, đề xuất sáng kiến, các cán bộ trẻ sẽ thấy được ý nghĩa cuộc sống và thêm tự hào về nghề nghiệp của mình.
Phát biểu bế mạc Tọa đàm, TS. Lê Đình Tĩnh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược thay mặt Học viện Ngoại giao cảm ơn những chia sẻ hết sức tâm huyết của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng và bày tỏ mong muốn Đại sứ tiếp tục truyền lửa yêu nghề, kinh nghiệm, kiến thức cho các cán bộ ngoại giao trẻ trong thời gian tới.
Kiên quyết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo Luật quốc tế Quan điểm của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì, giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ theo luật pháp quốc tế, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Phạm Cường/TTXVN) Ngày 27/5, tại thành phố Tuy Hòa (Phú Yên), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban nhân...