Subaru tung ra mẫu xe điện đầu tiên
Hãng sản xuất ô tô Subaru Corp của Nhật Bản ngày 11/11 đã công bố mẫu xe điện (EV) đầu tiên mang thương hiệu Solterra – kết quả của dự án phát triển chung với cổ đông lớn nhất là Toyota Motor Corp.
Hãng sản xuất ô tô Subaru Corp công bố mẫu xe điện (EV) đầu tiên mang thương hiệu Solterra. Ảnh: Subaru
Mẫu xe thể thao đa dụng này được ra mắt trong thời điểm nhu cầu EV gia tăng khi các quốc gia trên thế giới thắt chặt các quy định về môi trường nhằm cắt giảm lượng khí thải carbon.
Trong tháng trước, Toyota đã công bố phiên bản xe điện chạy pin (BEV) là bZ4X.
Sự chuyển đổi công nghệ từ động cơ đốt trong đặt ra thách thức cho các hàng sản xuất xe nhỏ như Subaru, với tiềm lực tài chính hạn chế hơn cho việc phát triển EV vốn tốn kém, nhưng đồng thời cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất dẫn đầu như Toyota để tăng cường hợp tác với các đối thủ nhỏ hơn.
Giám đốc điều hành Subaru, Tomomi Nakamura, cho rằng thị trường EV vẫn chưa bão hòa và đây là lý do hãng tăng cường hợp tác với Toyota.
Ông Nakamura cho biết hiện Solterra sẽ do Toyota lắp ráp tại Nhật Bản và Subaru có thể chuyển sản xuất sang thị trường chính là Mỹ khi đạt đủ doanh số bán.
Video đang HOT
Toyota đi tiên phong về xe điện chạy động cơ lai nhưng lại đi sau trên thị trường EV và có kế hoạch tung ra 15 mẫu BEV vào năm 2025. Tập đoàn cũng đang chi 13,5 tỷ USD trong thập kỷ tới để tăng công suất sản xuất pin xe điện.
Doanh số ô tô của Subaru chưa bằng 1/10 của Toyota, hãng sản xuất ô tô dẫn đầu thế giới về sản lượng.
Bảo dưỡng ôtô điện có đơn giản hơn xe dùng động cơ đốt trong?
So với ôtô dùng động cơ đốt trong, xe điện có ít hạng mục bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ hơn.
Hầu hết người dùng ôtô hiện nay quen thuộc với các mốc bảo dưỡng, chăm sóc định kỳ 5.000-10.000 km với hàng loạt hạng mục cần thực hiện như thay dầu động cơ, kiểm tra hệ thống nhiên liệu, hệ thống truyền động...
Trong khi đó, việc bảo dưỡng ôtô điện là đơn giản và tiết kiệm hơn khi số lượng chi tiết cơ khí, máy móc cần được chăm sóc là ít hơn so với xe hơi truyền thống.
Bớt nỗi lo và chi phí sử dụng
Theo báo cáo từ tổ chức Consumer Reports thực hiện bởi nhà phân tích Chris Harto, các chủ sở hữu ôtô điện tại Mỹ tiết kiệm được 50% chi phí bảo dưỡng, sửa chữa so với những người dùng xe hơi trang bị động cơ đốt trong.
Nghiên cứu được thực hiện với số liệu thu thập trong năm 2019 và 2020 với hàng nghìn phương tiện được sử dụng đến 200.000 dặm, tức 321.000 km.
Cụ thể, thống kê của Consumer Reports cho thấy số tiền bảo dưỡng và sửa chữa trung bình đối với xe điện là 0,03 USD/dặm. Trong khi đó, con số tương tự dành cho ôtô truyền thống là 0,06 USD/dặm, với mỗi dặm tương đương 1,609 km.
Theo các chuyên gia của Consumer Reports , hệ thống truyền động đơn giản hơn kết hợp cùng việc không cần thay dầu động cơ định kỳ là lý do khiến chi phí bảo dưỡng xe điện thấp hơn đáng kể so với ôtô truyền thống.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa trung bình của ôtô điện thấp hơn đáng kể so với xe hơi dùng động cơ đốt trong. Ảnh: VinFast.
Với ôtô điện, mô-tơ điện chỉ gồm 2 phần chính là cụm xoay (roto) và cụm đứng yên (stato). Bộ phận này có độ bền tốt và các hạng mục chăm sóc có thể kể đến làm vệ sinh, kiểm tra và bôi trơn bạc đạn, kiểm tra dây dẫn điện...
Trong khi đó, 2 bộ phận quan trọng khác trên ôtô điện là hộp số và cụm pin không đòi hỏi bảo dưỡng phức tạp, ngoại trừ việc thay nhớt hộp số hay nước làm mát của hệ thống giải nhiệt pin.
Ngoài ra, nhiều nhà sản xuất áp dụng chính sách bảo hành 8-10 năm hoặc 160.000 km (100.000 dặm) cho cụm pin. Điều này giúp người dùng gần như không cần lo lắng về độ bền của pin trong suốt quá trình sử dụng ôtô điện.
Các mốc bảo dưỡng cần lưu ý
Định kỳ hàng tháng người dùng ôtô điện cần xem xét tình trạng mòn của lốp, áp suất lốp để đảm bảo xe vận hành an toàn và hiệu quả. Ngoài ra, dung dịch phụ trợ như nước rửa kính hay dầu phanh cũng cần được kiểm tra và bổ sung nếu thiếu hụt.
Mỗi 12.000 km tương đương 7.500 dặm, chuyên trang Green Cars khuyến cáo các hạng mục liên quan đến hệ thống điện cần kiểm tra tại xưởng dịch vụ gồm mức nước làm mát của pin, bộ biến tần, nguồn phụ, mô-đun bộ sạc...
Bên cạnh đó, những bộ phận cơ khí cần xem xét, đánh giá hiện trạng tương tự xe xăng còn có hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, trợ lực lái, trục truyền động, khung gầm... Các trang thiết bị như hệ thống đèn hay điều hòa cũng nên được kiểm tra nhằm đảm bảo hiệu quả làm việc tối ưu.
Người dùng xe điện gần như không cần lo lắng về độ bền của động cơ, hộp số hay pin. Ảnh: VinFast.
Ở các mốc 24.000 km (15.000 dặm), 58.000 km (36.000 dặm) và 120.000 km (75.000 dặm), Green Cars gợi ý thay thế lưỡi cao su gạt mưa trên kính lái, cụm lọc gió điều hòa, nước làm mát... Cụm phanh, phuộc hay lốp cần được bảo dưỡng định kỳ 5.000-10.000 km và thay thế khi có hao mòn, hư hỏng.
Trong khi đó, một vài nhà sản xuất như Renault hay Skado khuyến nghị khách hàng nên tiến hành cấp bảo dưỡng lớn xe điện sau mỗi 30.000 km di chuyển, dài hơn các mốc 15.000-20.000 km đối với ôtô chạy xăng hoặc dầu.
Vì sao ô tô điện không nên chạy trên đường cao tốc? Ô tô điện chạy trên đường cao tốc sẽ không hiệu quả cho duy trì dự trữ năng lượng pin. Tất cả ô tô dù chạy bằng động cơ điện, động cơ đốt trong hay hệ thống hybrid, đều hoạt động hiệu quả nhất khi được lái ở tốc độ ổn định. Việc tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất khi sử dụng...