Sữa trơ lỳ không giảm giá
Người tiêu dùng buộc phải lên tiếng khi doanh nghiệp sữa phớt lờ các yêu cầu hạ giá.
Giá các loại sữa trên thị trường không hề giảm. Ảnh: Đức Thanh.
Sữa bất chấp yêu cầu giảm giá
Diễn biến mới nhất trên thị trường sữa tại Hà Nội cho thấy, chưa có hãng sữa nào công bố giảm giá, bất chấp một loạt động thái “siết chặt” quản lý nhà nước được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Bà Hoàng Thu Trang, chủ đại lý sữa tại 264 Bạch Mai, Hà Nội xác nhận, chưa có hãng sữa nào công bố giảm giá, tính từ thời điểm thực hiện giá bình ổn đến nay.
Cụ thể, Similac Gain Plus IQ 900g 430.000-445.000 đồng/hộp, SimilacGain Plus IQ 1,7kg 730.000-760.000đồng/hộp, Nan Pro 3 900g 335.000-355.000 đồng/hộp, Nan Kid 4 900g: 320.000-335.000/hộp,…
Mức giá bán kể trên được giữ nguyên như cuối tháng 6/2014, thời điểm các hãng sữa phải thực hiện hạ giá sữa theo chủ trương bình ổn giá.
Chưa kể hàng chục loại sữa cũ đã được các hãng thay vỏ, tăng giá, điển hình là sản phẩm Pediasure của Abbott 850g giá 560.000 – 580.000 đồng/hộp.
Cần phải nói thêm, sản phẩm Pediasure (dành cho trẻ từ 1-10 tuổi) của Abbott do Công ty TNHH Dinh dưỡng 3A Việt Nam nhập khẩu và phân phối, loại hộp 900g giờ đã được thay bằng loại hộp mới có trọng lượng chỉ còn 850g, với giá bán không giảm so với hộp cũ 900g.
Video đang HOT
Cũng phải nói lại, khi giá sữa nguyên liệu trên thị trường thế giới giảm sâu liên tục nhiều tháng qua với mức giảm trung bình khoảng 15% (tính từ tháng 6/2014), cách đây khoảng hai tuần, Bộ Tài chính đã có văn bản yêu cầu doanh nghiệp sữa tiết giảm các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị để hạ giá bán.
Cùng lúc, đoàn kiểm tra liên ngành về giá sữa tại nhiều địa phương do Bộ Tài chính thành lập cũng lên đường kiểm tra tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu sữa… nhằm phát hiện và chấn chỉnh những hành vi vi phạm về kinh doanh sữa.
Các doanh nghiệp sữa sẽ phải báo cáo tác động, diễn biến giá nguyên liệu sản xuất sữa đối với thị trường sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi trong nước với Cơ quan quản lý giá tại các địa phương.
Căn cứ vào kết quả báo cáo, cơ quan chức năng sẽ yêu cầu DN phải hạ giá sữa theo đúng tinh thần, chỉ đạo của Bộ Tài chính về bình ổn giá sữa cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Văn Hiếu, đoàn kiểm tra liên ngành sẽ đến kiểm tra trực tiếp tại các doanh nghiệp, nếu phát hiện sai phạm sẽ xử lý nghiêm. Đồng thời, công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Cuộc chơi chưa sòng phẳng
Câu chuyện sòng phẳng giữa các doanh nghiệp sữa với người tiêu dùng tiếp tục bị lờ đi khiến cơ quan quản lý nhà nước lại phải vào cuộc.
Tháng 6/2014, Quyết định 1079/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về áp trần giá sữa đã có hiệu lực. Theo đó, các hãng sữa đều phải kê khai giá bán buôn và bán lẻ tối đa, nhằm bình ổn giá sữa bột cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Sau gần 6 tháng áp dụng chính sách áp trần giá sữa với sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi, đến nay đã có 503 mặt hàng sữa được đăng ký giá. Giá bán lẻ tại các thị trường cơ bản đã giảm, với mức từ 0,3-26%.
Tuy nhiên, xét các yếu tố cấu thành giá sữa, Bộ Tài chính cho rằng, vẫn có thể hạ được nữa nếu doanh nghiệp áp dụng các giải pháp giảm chi phí đầu vào như quảng cáo, khuyến mãi… Trước đây, mỗi khi thị trường nguyên liệu sữa thế giới biến động tăng, lập tức doanh nghiệp điều chỉnh tăng giá bán, vậy mà khi thị trường có biến động ngược lại, khi giá nguyên liệu hạ, doanh nghiệp lại không có động thái giảm giá.
Theo Đầu Tư
Ngỡ ngàng với dịch vụ photocopy có giá "trên trời dưới biển"
Từ trước tới nay, nhiều người không có thói quen hỏi giá khi vào cửa hàng photocopy-in ấn vì tâm lý "chỉ vài nghìn, nhiều lắm chục nghìn đồng chứ mấy". Nhưng cũng vì nghĩ như vậy mà không ít người bị "móc túi" đáng kể do sự chênh lệch giá khó tin giữa các dịch vụ photocopy với nhau.
Cùng một yêu cầu nhưng...nhiều loại giá!
Để tìm hiểu kỹ về thực tế giá dịch vụ photocopy "trên trời dưới biển", phóng viên đã thử đặt cùng một yêu cầu ở các cửa hàng khác nhau nhằm kiểm chứng sự chênh lệch giá cả.
Khu photocopy ở Bách Khoa (đối diện cổng B8 của trường Đại học Bách Khoa và cạnh bể bơi Bách Khoa) được giới học sinh, sinh viên rỉ tai nhau là rẻ nhất.
Tại đây, giá in thông thường ngang với giá photocopy, bởi 2 dịch vụ này đều được thực hiện thông qua máy photo. Với một tài liệu dài 20 trang, in một mặt trên giấy thường, mức giá chỉ là 3.000 đồng (150 đồng/trang). Nếu in hai mặt thì mức giá là 2.000 đồng (100 đồng/trang).
Giữa các cửa hàng photocopy chênh lệch giá cả khá lớn và bị thả nổi
Anh Trung, chủ quán photocopy Thanh Tuyết , cho hay: "Ngày xưa, khi thao tác in ấn phải thực hiện qua máy in chuyên dụng thì giá đắt và tốc độ in chậm. Nhưng nay, nhờ bộ chuyển đổi nên in ấn thông thường, không có yêu cầu đặc biệt về màu sắc, độ tinh xảo... thì in qua máy photo cũng tương tự như thao tác photocopy thông thường nên giá là như nhau".
Trong khi đó, với cùng tài liệu nói trên, in ở giấy thường, một mặt tại quán photocopy ở gần cổng Đại học Mở (Bách Khoa), phóng viên phải trả đến...15.000 đồng (tương đương 750 đồng/trang).
Khi bị thắc mắc về khoản chi phí, chủ quán hất hàm: "Giá ở đây nó thế. Làm được ở chỗ nào rẻ hơn thì làm. Giấy này là giấy thường nhưng hơn ối nơi". Nếu so sánh bằng cảm quan, có thể thấy rõ chất lượng giấy ở cửa hàng rẻ hơn gấp 5 lần thậm chí còn tốt hơn, dày và trắng hơn.
Ở một cửa hàng khác nằm tại phố Quan Nhân, yêu cầu in tài liệu như trên của phóng viên bị "hô" tới 20.000 đồng (tương đương 1.000 đồng/trang), dù thao tác in được thực hiện hoàn toàn qua máy photocopy với loại giấy thường, in một mặt.
Ngoài ra, giá những dịch vụ liên quan cũng rất "vênh", chẳng hạn như ở khu photocopy ở Bách Khoa, giá đóng bìa là 3.000 đồng/quyền (có bìa bóng là 4.000 đồng/quyển), những thao tác đơn giản khác được làm miễn phí như cắt đôi tập giấy hay đóng quyển (bìa do khách hàng mang đến) thì tại những nơi khác, giá đóng quyển có thể là 7.000 đồng/quyển (thêm bìa bóng là 10.000 đồng/quyển), thao tác cắt tập giấy bị thu phí 5.000 đồng...
Bạn Đ.H.Như, sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền, bày tỏ: "Mình không ngờ giá cả lại chênh lệch cao như vậy. Mình đang ở ký túc xá, lại không có phương tiện nên thường chỉ chọn in và photocopy ở mấy quán gần đây. Nhưng kể từ khi mất nhiều tiền quá do nhu cầu in ấn ngày càng nhiều, mình nghe các bạn bảo ra khu Bách Khoa in rẻ hơn nhiều, đi thử thì mình giật mình vì đúng thật là chênh nhiều quá. Vậy là từ đó, cứ có ý định in ấn gì thì mình tích lại một thời gian rồi bắt xe bus ra đó làm một thể cho tiết kiệm".
Ai chịu trách nhiệm quản lý giá dịch vụ photocopy?
Sự chênh lệch giá cả lớn đến vậy của các cửa hàng photocopy đang tồn tại, nhưng thật khó để chỉ ra nguyên nhân, một khi cơ quan chức năng còn bỏ ngỏ loại hình dịch vụ này.
Chủ cửa hàng ở Quan Nhân có giá dịch vụ đắt đỏ bày tỏ về việc thu phí "cắt cổ" của mình: "Giá mặt bằng đắt, thuê mỗi tháng đã mất xừ 5-7 triệu rồi. Làm có một tí giấy thế này mà hỏi cái gì?"
Lý do "tiền thuê nhà cao" dường như là cách lý giải phổ biến nhất, bên cạnh đó, các chủ cửa hàng còn cho rằng "giấy thường" ở hàng mình tốt hơn chỗ khác, mực in đẹp, dù cho loại "giấy thường" ở cửa hàng có giá rẻ thậm chí còn dày dặn và trắng hơn, trong khi tất cả đều được in qua máy photocopy.
Anh Trung, chủ cửa hàng Thanh Tuyết ở Bách Khoa, cho biết thêm: "Cửa hàng mình rộng 26 m2, giá thuê là 16 triệu đồng mỗi tháng. Giá này khá cao vì ở khu phố này, đó là mức phổ biến. Nhưng không thể vì thế mà lấy đắt trong dịch vụ của mình được, tất cả đều có mặt bằng chung, cả dãy photocopy này đều như thế".
Trong khi những mặt hàng hay dịch vụ đại chúng khác được quản lý giá một cách tích cực thì loại hình dịch vụ phổ biến như in ấn, photocopy lại bị bỏ ngỏ, và hơn ai hết, các bạn học sinh, sinh viên vốn thường xuyên rơi vào trạng thái "viêm màng túi" là những người cảm nhận rõ nhất sự bất cập của việc thả nổi giá in ấn, photocopy hiện nay.
Theo ANTD
Kinh hoàng "viên bún mắm" 5.000 đồng pha nước dùng trăm bát phở Để có được nồi nước phở, bún chỉ cần một viên bún mắm "Made in China" giá 5.000 đồng là nồi nước dùng bốc mùi thơm phức đủ chan nước cho hàng trăm bát phở. Từ các loại gia vị cho các món lẩu, hương vị nướng, phẩm tạo màu cho đến thuốc biến thịt lợn thành thịt bò vẫn ngang nhiên bày...