Sửa MacBook Pro bằng cách cho vào lò nướng 170 độ C
Một lập trình viên đã tự sửa chiếc MacBook Pro của mình bằng cách bỏ vào lò nướng và thậm chí còn khoan 60 lỗ ở mặt đáy của chiếc máy.
Sterling Hirsh, một lập trình viên cho website công nghệ iFixit đã đăng một bài viết vào ngày 29/12 dưới dạng hồi ký về những “hạnh phúc cũng như khổ đau” anh này đã trải qua với chiếc MacBook Pro và những biện pháp kỳ dị mà anh này đã sử dụng để sửa nó.
Theo bài đăng của anh, Hirsh bắt đầu nhận ra các vấn đề về nhiệt của chiếc Mac hơn một năm trước. Anh này giải thích rằng dòng MacBook Pro nổi tiếng về việc hay bị nóng khi chạy. Và do công việc của bản thân cũng như sở thích chơi game và nghe nhạc trực tuyến khiến anh này sử dụng laptop rất nhiều.
Hirish nói rằng, anh đã thử một vài cách sửa chữa đơn giản để sửa chiếc MacBook của mình như: sử dụng khí nén để thổi vào máy, mua giá đỡ laptop, cài chương trình khiến quạt tản nhiệt chạy hết tốc lực. Thế nhưng, cuối cùng, chiếc MacBook vẫn chết.
Anh viết: Tôi đang làm việc thì bỗng màn hình tối đen. Khi tôi tắt rồi bật nút nguồn, đèn nguồn sáng nhưng không có âm báo khởi động và màn hình thì lúc sáng lúc tối. Tất cả mọi thứ đều thể hiện là mainboard bị lỗi. Có lẽ do nhiệt độ quá cao đã làm tấm board bi cong và làm lỏng mối hàn. Sửa thế nào ? Làm nóng máy cho đến khi các mối hàn chảy ra và liền lại với nhau.
Vì thế thay vì đem máy đến trung tâm bảo hành, anh này quyết định tháo mainboard ra khỏi các bộ phận khác của máy, bật lò nướng ở nhiệt độ 170 độ C, đổ keo tản nhiệt và đặt và một chiếc khay nướng bánh rồi nướng trong vòng bảy phút.
Và thật bất ngờ, điều này có tác dụng.
Anh này viết: “Sau khi được làm nguội, tôi lại đổ keo tản nhiệt rồi lắp các bộ phận vào với nhau và reo hò khi chiếc máy khởi động lại. Sau đó nó đã chạy thêm được tám tháng”.
Video đang HOT
Nhưng đó không phải là vấn đề cuối cùng của Hirsh. Trong bài viết của mình, anh ta còn nói chiếc laptop của anh đã chết cách đây 2 tuần. Anh đã thử mọi cách để khắc phục. Anh ta thử dùng thêm nhiều keo tản nhiệt, khoan tản nhiệt và bao nhôm để sửa.
Tất cả mọi vấn đề kết thúc khi Hirsh cho chiếc Mac vào lò nướng và nướng trong 7 phút 30 giây. Sau đó anh quyết định “khoan 60 lỗ ở mặt đáy, dưới quạt tản nhiệt”.
Chiếc Mac đã được sửa thành công. “Những chiếc lỗ đã phát huy tác dụng. Âm thanh khởi động lại vang lên, màn hình lại sáng và quạt lại chạy”.
Anh cho biết: “Luồng khí mạnh hơn lên nhiều , khi tôi đặt một tờ giấy ở đáy máy, tờ giấy bị hút vào phần vỏ máy. Nhiệt độ trung bình giảm xuống trong vòng 40 – 50 giây, và thấp hơn trước kia.
Còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng nhưng chiếc máy tính đã chạy mà không gặp vấn đề gì trong vòng 15 ngày. Đây là những cách sửa chữa bất bình thường nhưng đó là cách mà tôi đã sửa chiếc MacBook Pro của mình”.
Những nỗ lực của Hirsh xứng đáng được đánh giá cao nhưng bạn nên nhớ là những kỹ thuật viên có những loại lò nướng riêng để sửa chip. Bạn không nên tự ý bỏ laptop của mình vào lò nướng gia dụng để sửa. Hãy nói chuyện với nhân viên bảo dưỡng của Apple nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì với chiếc Mac của mình.
Theo Lê Nga/ICTNews
Điện thoại di động, máy giặt, lò nướng... chứa cực nhiều vi khuẩn
Bạn là người kỹ tính, luôn luôn rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh? Như thế vẫn chưa đủ, có những nơi bạn tiếp xúc hằng ngày còn bẩn hơn cả bồn cầu mà bạn vẫn không hề hay biết. Dưới đây là vài nơi như thế.
Điện thoại di động
Theo các nhà nghiên cứu ở London (Anh), nhiều người luôn để sát điện thoại vào má mình hàng giờ nhưng ít khi biết 16% nguy cơ rắc rối sức khỏe đến từ đây. Nếu chúng không tràn ngập vi khuẩn E. coli, 9/10 điện thoại di động có dính một số loại vi khuẩn gây bệnh, như cảm cúm hoặc MRSA (Methicillin-resistant S.aureus - Khuẩn Staphylococcus aureus kháng Methicillin).
Vì vậy, giáo sư vi sinh học Charles Gerba tại Trường ĐH Arizona (Mỹ) khuyên mọi người hãy lau sạch điện thoại bằng chất khử trùng dành riêng cho thiết bị điện tử mỗi tuần để bảo vệ sức khỏe bản thân.
Lò nướng
Các bà nội trợ làm sạch bồn cầu thường xuyên hơn lò nướng và điều này không phải là lựa chọn khôn ngoan.
Theo một nghiên cứu của Anh năm 2013, trung bình, một chiếc lò nướng chứa khoảng 1,7 triệu vi khuẩn trên 1 inch2 (2,54 cm2), nhiều gấp đôi so với mức vi khuẩn trung bình trong bồn cầu. Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần cạo tất cả các mảng bám trên vỉ, sau đó chà rửa vỉ nướng sạch sẽ bằng xà phòng.
Máy giặt
Một sự thật là khi cho đồ lót vào máy giặt, bạn đã đưa khoảng 500 triệu vi khuẩn E. coli theo vào. Sau đó, chúng theo nước lắng xuống đáy máy giặt và biến nơi đây thành nơi sinh sản cho vi khuẩn. Cứ thế, chúng tiếp tục sinh sôi.
Để đảm bảo quần áo của mình thực sự được sạch sẽ, bạn nên vệ sinh máy giặt với chất tẩy chlorine mỗi tháng một lần để khử trùng, tẩy sạch vi khuẩn. Đối với đồ lót, thỉnh thoảng bạn nên dùng nước nóng trụng qua trước khi cho vào máy giặt.
Miếng rửa chén
Miếng bọt biển có lẽ là thứ dơ bẩn nhất trong nhà bếp gia đình. Chúng luôn ẩm ướt và thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, là nơi lý tưởng cho vi trùng sinh sôi nảy nở.
Theo một nghiên cứu của Trường Cao đẳng Simmons (Mỹ), cứ ba miếng rửa chén sẽ có một miếng có nguy cơ nhiễm khuẩn tụ cầu (gấp đôi so với tỉ lệ ô nhiễm trong nhà vệ sinh). Ngoài ra, theo nghiên cứu từ Trường ĐH Arizona (Mỹ), miếng rửa chén có thể chứa 10 triệu vi khuẩn trên mỗi inch2 (2,5 cm2), bẩn hơn nhà vệ sinh đến 200.000 lần.
Cách khắc phục: Để diệt vi trùng, bạn chỉ cần đặt miếng bọt biển ướt trong lò vi sóng khoảng 1 phút.
Theo Người lao động
Những vật dụng bẩn hơn bồn cầu Bạn là người kỹ tính, luôn luôn rửa tay sau khi sử dụng nhà vệ sinh? Như thế vẫn chưa đủ, có những nơi bạn tiếp xúc hằng ngày còn bẩn hơn cả bồn cầu mà bạn vẫn không hề hay biết. Dưới đây là vài nơi như thế. Ảnh minh họa: Internet Điện thoại di động Theo các nhà nghiên cứu ở...