Sửa Luật Đất đai: Định giá đất hằng năm theo nguyên tắc thị trường
Điểm mới của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là đề xuất việc xây dựng bảng giá đất định kỳ hằng năm thay vì ban hành khung giá đất như trước đây.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp 4, Quốc hội khóa XV (sáng 1/11), Phó Thủ tướng Lê Văn Thành trình bày tờ trình về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
Dự thảo Luật gồm 16 chương, 245 điều, trong đó giữ nguyên 28 điều; sửa đổi, bổ sung 184 điều; bổ sung mới 41 điều và bãi bỏ 8 điều.
Chính phủ đã gửi Quốc hội dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), bản so sánh những nội dung mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) với Luật Đất đai 2013.
Bỏ khung giá đất, định giá hằng năm
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã nhấn mạnh nhiều chính sách mới, quan trọng được nêu trong dự thảo Luật Đất đai trình Quốc hội lần này. Trong đó, đáng chú ý nhât là Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bỏ quy định khung giá đất, quy định cụ thể nguyên tắc định giá đất phù hợp với giá trị thị trường, bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan. Bảng giá đất sẽ được xây dựng định kỳ hàng năm.
Toàn cảnh buôi họp Quôc hôi sáng 1/11 tại nghị trường.
Đối với khu vực có bản đồ địa chính số và cơ sở dữ liệu giá đất thì bảng giá đất được xây dựng theo vùng giá trị, thửa đất chuẩn. Quy định các trường hợp áp dụng bảng giá đất, trong đó áp dụng bảng giá để tính thuế thu nhập khi chuyển quyền sử dụng đất.
Video đang HOT
Ngoài ra sẽ mở rộng thành phần Hội đồng thẩm định giá đất với sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; tổ chức tư vấn về giá đất để đảm bảo tính độc lập, khách quan. Phân cấp thẩm quyền cho Ủy ban Nhân dân cấp huyện quyết định giá đất cụ thể phù hợp với thẩm quyền của cấp huyện trong giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích…
Hoàn thiện các quy định về miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, bổ sung các trường hợp miễn, giảm theo lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư, đối tượng chính sách…
Thẩm tra dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Hồng Thanh nhấn mạnh, Ủy ban Kinh tế tán thành sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Đất đai với những lý do như đã nêu trong tờ trình của Chính phủ. Góp ý cho dự thảo luật, liên quan đến nội dung thu hồi đất, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát, quy định cụ thể hơn về điều kiện, tiêu chí cụ thể đối với trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.
Đề nghị quy định cụ thể hơn về việc trưng dụng đất, bồi thường về tài sản gắn liền với đất trong trường hợp người sử dụng đất không đồng thời là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Về nguyên tắc bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi, cân sự định lượng cụ thể hơn, có quy định hướng dẫn chi tiết, cơ chế và phân công trách nhiệm giám sát, đánh giá việc thi hành nguyên tắc “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.
Về giá đất, Ủy ban Kinh tế đề nghị làm rõ nguyên tắc định giá đất “phù hợp với giá trị thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường”; làm rõ quy định các tiêu chí và quy trình kiểm tra, giám sát địa phương trong việc xây dựng bảng giá đất cũng như yêu cầu về HĐND cấp tỉnh quyết định và kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá đất mà Nghị quyết 18 đặt ra.
Hoàn thiện quy định các quyền của người sử dụng đất
Bên cạnh các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định hiện hành, dự thảo Luật đã bổ sung quy định quyền được thế chấp, cho thuê lại quyền thuê đất trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm, bán tài sản thuộc sở hữu gắn liền với đất.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh nhiều chính sách mới, quan trọng được nêu trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đôi) trình Quốc hội lần này.
Bên cạnh đó là quyền và nghĩa vụ sử dụng đất để xây dựng công trình ngầm, trên không; quyền tự đầu tư trên đất và các quy định về góp quyền sử dụng đất để xây dựng, chỉnh trang đô thị phục vụ lợi ích chung của cộng đồng. Bổ sung quy định người sử dụng đất nông nghiệp được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sử dụng.
Ngoài ra, dự thảo Luật cũng giải quyết vướng mắc liên quan đến công nhận quyền đối với hộ gia đình, cá nhân không có các giấy tờ về quyền sử dụng đất; giấy chứng nhận liên quan đến hộ gia đình sử dụng đất.
Về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, dự thảo Luật đã quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí, các trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng (Điều 86) và trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để công khai, minh bạch trong thực thi và giám sát.
Đa dạng các hình thức bồi thường bằng đất có cùng mục đích với đất bị thu hồi hoặc bằng tiền, bằng đất khác hoặc bằng nhà ở; giá đất bồi thường theo giá thị trường; tách bạch các khoản bồi thường, các khoản hỗ trợ; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải đi trước một bước khi quyết định thu hồi đất.
” Cụ thể hóa nguyên tắc “có chỗ ở, thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” thông qua quy định tiêu chí về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, địa điểm tái định cư theo thứ tự ưu tiên (tại chỗ, trên cùng địa bàn xã, phường; địa bàn tương đồng )”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Dự thảo Luật cũng bổ sung, hoàn thiện các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định sản xuất kinh doanh, đảm bảo diện tích tái định cư tối thiểu và các cơ chế điều tiết cho người có đất bị thu hồi, hỗ trợ đầu tư hạ tầng cho cộng đồng dân cư nơi có đất bị thu hồi. Hỗ trợ cho người bị hạn chế khả năng lao động khi Nhà nước thu hồi đất.
Ngoài ra là mở rộng thành phần Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư với sự tham gia của đại diện Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, người có đất bị thu hồi; quy định trách nhiệm, cách thức lấy ý kiến người có đất, tài sản trên đất bị thu hồi để đảm bảo khách quan, minh bạch; tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án riêng thực hiện trước, nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư.
Bỏ khung giá đất cần được xem là bước đột phá khi sửa Luật Đất đai
Dự thảo Luật Đất đai 2013 (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến đã bỏ khung giá đất, tiếp tục sử dụng bảng giá đất theo nguyên tắc thị trường do địa phương xây dựng và ban hành, dưới sự giám sát của Trung ương.
Bỏ khung giá đất cần được xem là bước đột phá khi sửa Luật Đất đai. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN
Các chuyên gia nhận định, đổi mới này cũng phù hợp với tinh thần của một trong những nội dung quan trọng được nêu trong Nghị quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao". Đặc biệt, người dân kỳ vọng những đổi mới sẽ giúp hạn chế được bất cập trong chính sách, quản lý đất đai còn tồn tại nhiều năm qua, thúc đẩy quan hệ thị trường phát triển.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay thách thức đặt ra là chính quyền từ Trung ương đến địa phương phải thiết kế được cơ chế định giá đất khách quan, hiệu quả, khả thi. Nếu không có cách làm phù hợp để định giá đất sát thị trường sẽ khó thu hẹp khoảng cách giữa hai loại giá đất. Theo đó, không những không loại bỏ được các hệ lụy vốn có mà thậm chí còn làm phát sinh thêm nhiều vấn đề phức tạp khi các địa phương công bố bảng giá đất hàng năm.
Giáo sư - Tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội nhận xét, Luật Đất đai 2013 quy định khung giá đất được ban hành 5 năm một lần theo từng vùng, từng loại đất. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá trên thị trường tăng hoặc giảm từ 20% trở lên so với khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp. Trong khi đó, ghi nhận thực tế cho thấy, việc điều chỉnh khung giá đất gần như không xảy ra. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các địa phương.
Bản thân các địa phương khi xây dựng bảng giá đất phải dựa trên và không được vượt quá khung giá đất. Tuy nhiên, khung giá đất thường thấp hơn so với giá thị trường rất nhiều lần vì vậy bảng giá đất của các địa phương công bố cũng thấp hơn, không sát với giá trị đất đai trên thị trường. Khi bảng giá đất này thấp đã dẫn đến nhiều hệ luỵ.
Ông Hoàng Văn Cường phân tích, khi Nhà nước thực hiện các chính sách về tài chính đất đai như giao đất, đặc biệt là đất của cơ quan Nhà nước sử dụng chuyển sang cho tư nhân thì việc căn cứ giá đất trên bảng giá đất thấp hơn giá thị trường vô hình chung xảy xa tình trạng thất thoát nguồn lực đất đai. Đó cũng là lý do gây ra nhiều vụ việc tham nhũng, tiêu cực suốt thời gian qua.
Mặt khác, khi áp dụng bảng giá đất thấp, khâu bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư sẽ rất khó khăn. Việc đền bù giá thấp gây ra nhiều thiệt hại đối với người có đất bị thu hồi, do đó người dân sẽ không chấp nhận dẫn đến khâu đền bù giải phóng mặt bằng kéo dài, dự án chậm triển khai, tình trạng khiếu kiện, khiến nại đất đai gia tăng...
Theo ông Hoàng Văn Cường, việc sử dụng khung giá đất làm căn cứ xác định bảng giá đất đã gây ra những hệ luỵ rất lớn, ảnh hưởng cả nguồn thu ngân sách Nhà nước và quyền lợi của người dân. Khung giá chính là sự áp đặt của Nhà nước về việc giá đất phải nằm trong một khoảng nhất định.
Do đó, việc bỏ khung giá đất và HĐND tỉnh phải xây dựng bảng giá đất dựa trên nguyên tắc thị trường chính là đột phá, là cuộc cách mạng về tầm nhìn và tư duy quản lý, bỏ áp đặt mệnh lệnh hành chính, sử dụng các công cụ thị trường để xây dựng chính sách về giá đất.
"Nhà nước sử dụng công cụ thị trường để điều tiết hành vi, điều tiết lợi ích, không dùng mệnh lệnh hành chính để áp đặt, cụ thể là trong vấn đề thu hồi đất. Sẽ không còn tình trạng "ép" người dân buộc phải giao quyền sử dụng đất hay cho một ai đó được quyền hưởng một khoản lợi khổng lồ từ đất, từ đó có thể triệt tiêu được tình trạng xin - cho và tham nhũng từ đất, tạo sự minh bạch, công bằng. Làm được điều này tức là chúng ta đang thực hiện tốt việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", ông Cường cho hay.
Cần cơ quan độc lập quản lý giá đất Nhiều ý kiến cho rằng nếu bỏ khung giá đất mà các địa phương vẫn xây dựng bảng giá đất không theo sát thị trường thì hệ lụy của tình trạng đất hai giá vẫn diễn ra. Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được công bố và đang lấy ý kiến nhân dân trước khi trình Quốc hội vào tháng 10-2022 có...