Sửa lỗi USB không cho format
Nếu USB không thể format, đừng vội vứt đi vì bạn vẫn có thể sửa lỗi và dùng tiếp được.
Một trong những lỗi thường gặp nhất khi sử dụng USB là không thể format. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi này, bài viết sẽ phân tích từng nguyên nhân cụ thể và cách khắc phục.
1. USB bị nhiễm virus
Nguyên nhân đầu tiên bạn cần nghĩ đến ngay là USB của mình đã bị nhiễm virus khiến việc format không thể thực hiện được. Cách giải quyết khá đơn giản, bạn chỉ việc quét sạch virus bằng một trình quét virus đáng tin cậy như Kaspersky, Norton, Bkav,… rồi format USB như bình thường. Hoặc khởi động máy tính bằng đĩa Hiren’s Boot rồi format USB bằng một trong các ứng dụng phân vùng đĩa cứng thuộc nhóm Partition Tools, cách này cũng rất hữu ích vì đa số virus chỉ hoạt động trong môi trường Windows chứ không hoạt động trong môi trường DOS.
2. USB đang ở chế độ khóa chống ghi
Nếu bạn đang sử dụng USB có khóa chống ghi, hãy thử kiểm tra xem khóa chống ghi đang bật ở chế độ nào. Thông thường, biểu tượng ổ khóa đóng thể hiện chế độ ON (chức năng chống ghi có hiệu lực) và biểu tượng ổ khóa mở thể hiện chế độ OFF (chức năng chống ghi không có hiệu lực). Nếu khóa chống ghi đang ON, bạn không thể format USB, do đó chỉ cần gạt khóa chống ghi sang chế độ OFF là có thể format USB như bình thường.
3. USB mắc lỗi firmware
Biểu hiện của lỗi này là khi format USB sẽ xuất hiện thông báo “The disk is write-protected”, mặc dù USB của bạn không trang bị khóa chống ghi hoặc có khóa chống ghi nhưng đã chuyển sang chế độ OFF.
Video đang HOT
Để khắc phục, bạn cần tìm và cập nhật lại đúng firmware của USB đang bị lỗi, việc này đòi hỏi bạn phải có một chút kinh nghiệm, nhưng sẽ không quá khó nếu bạn thực hiện theo những hướng dẫn tiếp theo. Để tìm firmware cho USB, bạn cần xác định số hiệu IC trên USB. Thông thường, số hiệu IC gồm có ba phần: tên hãng sản xuất, ký hiệu IC và mã số IC. Ví dụ: Phison PS2251, trong đó Phison là tên hãng sản xuất IC, PS là ký hiệu IC và 2251 là mã số IC. Có hai cách để xác định số hiệu IC.
- Cách 1: Tháo vỏ USB, tìm IC nằm tại vị trí gần đầu cắm USB, đọc số hiệu in trên IC. Muốn thực hiện cách này, yêu cầu bạn phải biết khéo léo tách vỏ USB để sau này ráp lại như cũ.
- Cách 2: Dùng phần mềm Chip Genius để đọc số hiệu USB. Đầu tiên, bạn tải Chip Genius tại đây, khởi động chương trình và chọn USB muốn đọc số hiệu tại mục USB controller & device list. Tiếp đến, bạn xem thông số Chip Vendor (tên hãng sản xuất IC) và Chip Part-Number (ký hiệu và mã số IC).
Một khi đã biết số hiệu IC, bạn cần tìm và tải về firmware tương ứng để cập nhật cho USB. Có khá nhiều website cung cấp firmware cho USB, nhưng đáng tin cậy nhất phải kể đến FlashBoot và MyDigit. Bạn chỉ cần truy cập một trong hai website trên, gõ số hiệu IC vào khung tìm kiếm để tải về phiên bản firmware phù hợp với USB của mình.
Sau khi tải về firmware, việc cập nhật trở nên khá đơn giản, bạn chỉ việc khởi động file thực thi firmware vừa tải về, nhấn Update (hoặc Format, Start,… tùy mỗi loại firmware), chương trình sẽ tự động cập nhật giúp bạn. Xong, bạn có thể format USB như bình thường.
Theo Bưu Điện VN
Bảo quản thẻ nhớ đúng cách
Trong thời đại máy ảnh kỹ thuật số, chiếc thẻ nhớ chính là vật bất ly thân cho các tay máy. Thế nhưng đôi khi chỉ cần sơ sẩy, các dữ liệu trong thẻ sẽ có thể biến mất không một lời từ biệt. Để có thể giữ được dữ liệu an toàn, Thế giới @ xin giới thiệu một vài mẹo để bảo quản và gìn giữ thẻ nhớ của bạn.
Format thẻ nhớ trong máy ảnh
Trước khi bắt đầu chụp ảnh, nên format thẻ nhớ trong máy ảnh thay vì format trên máy tính. Bởi lẽ máy ảnh sẽ tự động định dạng phù hợp với việc chụp và lưu ảnh thay vì đơn thuần chỉ lưu file như trên máy tính. Ngoài ra, điều này cũng giúp thẻ nhớ không bị dính virus từ máy tính đưa vào máy ảnh.
Luôn kiểm tra dung lượng thẻ
Dung lượng còn lại của thẻ rất quan trọng, bởi những mảng ram nhớ cuối cùng trong thẻ dễ cho ra những tấm ảnh không hoàn chỉnh. Ngay khi chuẩn bị chụp, bạn luôn kiểm tra dung lượng thẻ cẩn thận và chuẩn bị cho mình một chiếc thẻ nhớ dự bị. Ngoài ra, với giá cả thẻ nhớ ngày càng giảm, cộng với độ phân giải ảnh ngày càng lớn, việc sở hữu nhiều hơn một thẻ không còn là điều quá xa xỉ. Nhưng khi chụp xong thẻ nào phải có cách đánh dấu để phân biệt với cái chưa chụp.
Sử dụng các phần mềm khôi phục ảnh
Nếu lỡ tay xóa hay format thẻ trên máy ảnh, đừng vội lo lắng. Đừng chụp đè hay ghi gì tiếp lên thẻ, thay vào đó hãy sử dụng các phần mềm khôi phục dữ liệu mà tùy thuộc mỗi hãng sẽ có những phần mềm riêng. Các phần mềm riêng này thường được tối ưu cho thẻ của hãng nên sẽ hiệu quả hơn là các phần mềm tổng hợp. Mọi người có thể tìm mua hoặc kiếm các phần mềm khôi phục thẻ nhớ khá dễ dàng trên Internet.
Sử dụng đầu đọc thay vì kết nối cáp
Khi lấy ảnh, tốt nhất là nên dùng đầu đọc thay vì dùng cáp USB nối máy ảnh với máy tính. Ngoài việc thao tác chậm, hay lỗi nếu lỡ tuột dây, việc dùng dây USB còn làm máy ảnh tốn pin, nhất là trong trường hợp đang ở ngoài đường và không có chỗ cắm sạc. Điều này cũng tránh cho việc máy chụp hình bị lây nhiễm virus hay bị hư phần mềm do kết nối với máy tính bị sự cố.
Không nên xóa ảnh trên máy ảnh
Nên hạn chế xóa ảnh trên camera chỉ để tiết kiệm không gian thẻ nhớ. Hãy chọn những thẻ có dung lượng cao để không phải lo lắng đến việc xóa ảnh. Sau khi chụp xong và chuyển tất cả ảnh vào máy tính, lúc này mới nên xóa những gì không ưng ý trên máy tính. Ngoài ra, trong khi xóa ảnh trên máy ảnh, rất dễ xóa nhầm file hoặc xóa toàn bộ.
Đừng rút thẻ ra khỏi máy quá sớm
Khi đang chuyển/sao chép ảnh, hãy kiên nhẫn chờ đến khi đèn đỏ báo thao tác chuyển trên máy hay đầu đọc thẻ tắt hẳn rồi mới rút ra, tránh trường hợp dữ liệu bị ngắt đột ngột dễ gây nên lỗi thẻ. Điều quan trọng chính là hãy tắt nguồn máy ảnh trước khi bạn rút thẻ nhớ ra khỏi máy ảnh.
Chỉ lấy thẻ ra sau khi tắt máy
Không quá lo lắng khi thẻ bị ướt
Bộ nhớ thẻ vốn ở thể rắn, vì thế khi bị ướt người chụp cũng không nên lo lắng. Hãy sấy thật khô trước khi cho lại thẻ vào bất kỳ thiết bị nào (máy ảnh hay đầu đọc).
Sao lưu
Đối với những buổi chụp ảnh quan trọng, nhất là chụp dịch vụ, luôn giữ lại ảnh trong thẻ cho đến khi sao lưu xong sang máy tính. Ngay cả với máy tính, cũng nên nhớ sao lưu trên những ổ cứng riêng biệt, hoặc tốt hơn nữa là trên máy tính khác nhau, ở những địa điểm khác nhau.
Viết tên lên thẻ
Viết tên, số điện thoại lên thẻ để đề phòng thất lạc hoặc khi cho mượn mà bạn không nhớ thì vẫn còn cơ hội được trả lại.
Theo Người lao động
Cài lại Windows không cần format ổ cứng Các bạn sẽ làm gì khi Windows gặp trục trặc? Đương nhiên, phổ biến nhất vẫn là cài lại hệ điều hành. Rất nhiều người vẫn thường xuyên format lại ổ cứng mỗi khi làm việc này, tuy nhiên nếu tiến hành quá nhiều sẽ ảnh hưởng không tốt với độ bền của HDD. Thực sự có cần thiết phải format mỗi khi...