Sửa lại mũi sau khi đã chỉnh sửa
Nâng mũi giúp khuôn mặt bạn hài hòa, cân đối và xinh hơn. Đây là một thủ thuật đơn giản, ít xảy ra biến chứng.
Ảnh mang tính minh họa
Tuy nhiên, do không tìm hiểu kỹ về các kỹ thuật nâng mũi, bác sĩ (BS) cũng như chất lượng dịch vụ nên một số chị em đã đến các thẩm mỹ viện không uy tín, kém chất lượng. Kết quả là có khá nhiều trường hợp mũi sau khi phẫu thuật không được như ý, gây đau, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của người nâng mũi. Chúng ta thường gặp các dấu hiệu mũi bị hư và biến chứng sau:
Mũi biến dạng: Sống mũi bị lệch vẹo, đầu mũi bị bóng đỏ hoặc mũi bị lộ sống, xương mũi bị gồ lên… đều là những biến chứng có thể gặp sau phẫu thuật sửa mũi. Nguyên nhân chính là do xác định kích thước sụn ghép không phù hợp hoặc chất liệu ghép quá cứng, gây áp lực lên phần đầu mũi, khiến da đầu mũi mỏng, đỏ, gây đau đớn, trường hợp biến chứng nặng có thể gây thủng đầu mũi.
Nhiễm trùng: Một số trường hợp bị nhiễm trùng sau khi nâng mũi hoặc kích ứng với chất liệu dùng để nâng mũi. Triệu chứng có thể thấy là sưng đỏ, đau, chảy dịch… Nhiễm trùng thường xảy ra nếu cơ sở làm đẹp không đủ chuyên môn và kinh nghiệm, không đảm bảo các điều kiện an toàn vô khuẩn trong quá trình phẫu thuật hoặc chăm sóc hậu phẫu.
Để xử lý những biến chứng, rủi ro nâng mũi sau thẩm mỹ, đòi hỏi chuyên môn cao hơn rất nhiều so với nâng mũi thông thường. Đặc biệt, những biến chứng này khi xuất hiện, bắt buộc phải được xử lý càng sớm càng tốt, vì càng để lâu thì những tổn thương trên mũi càng khó phục hồi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, tâm lý cũng như sức khỏe của người nâng mũi.
BS là người đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành-bại của một ca phẫu thuật thẩm mỹ. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, bạn cần sáng suốt lựa chọn địa chỉ thẩm mỹ uy tín, áp dụng công nghệ hiện đại, BS có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và tư duy thẩm mỹ tốt. Quy trình điều trị đảm bảo tuân theo quy định của Bộ Y tế.
Chỉnh sửa lại mũi sau khi phẫu thuật khó khăn hơn rất nhiều so với trước khi phẫu thuật can thiệp. Do đó, các bạn nên được tư vấn bởi các BS chuyên khoa thẩm mỹ có tay nghề cao một cách đầy đủ và chắc chắn nhất.
Hiện nay, các BS có nhiều kinh nghiệm trong phẫu thuật rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, các kỹ thuật chỉnh sửa mũi hiện nay luôn được thay đổi và cập nhật kỹ thuật mới, hiện đại.
Video đang HOT
Nếu bạn đã làm thẩm mỹ chỉnh sửa mũi nhưng không may gặp phải những rủi ro sau phẫu thuật, hãy nhanh chóng đến với các bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ, nơi có những BS tay nghề cao để xử lý kịp thời, tránh để những biến chứng nặng ảnh hưởng đến sức khỏe và để lại di chứng thẩm mỹ rất khó sửa chữa.
Theo Baophunu
'Hãy từ bỏ ý định nâng mũi không cần phẫu thuật'
Chuyên gia hàng đầu về phẫu thuật thẩm mỹ cho biết, nâng mũi bằng tiêm filler không mang đến vẻ đẹp mà hầu hết là chiếc mũi biến dạng, thậm chí hoại tử.
Biến chứng rất dễ gặp
Đại tá, PGS.TS Nguyễn Tài Sơn, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, BV Trung ương Quân đội 108 cho hay, chất làm đầy (filler) là một chất được tiêm vào cơ thể người có nhu cầu làm đẹp bằng phương pháp không xâm lấn.
Chất này thay thế acid hyaluronic trong tế bào hoặc các tổ chức bị thiếu hụt, gây mất thẩm mỹ. Mục đích của filler là làm phẳng da hay tăng thể tích của một bộ phận nào đó trong thời gian ngắn.
Sở dĩ hiện nay nhiều người hào hứng với phương pháp filler là do ưu điểm cho hiệu quả tức thì, không cần đụng dao kéo.
Tuy nhiên, filler chỉ có hiệu quả trong vòng 4 - 6 tháng. Muốn duy trì kết quả, cần tiếp tục điều trị, giá mỗi lần thực hiện khoảng 10 - 20 triệu đồng.
Tuyến vú bị biến dạng với các cục, khối do tiêm filler. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Tại khoa Phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình, BV Trung ương Quân đội 108, PGS Nguyễn Tài Sơn cùng các đồng nghiệp đã tiến hành khắc phục sự cố, thậm chí cấp cứu cho rất nhiều trường hợp gặp biến chứng do tiêm chất làm đầy.
Trong đó, với các chị em, đa phần là các trường hợp mũi bị biến dạng, môi hoại tử, ngực nhiễm trùng, biến dạng tuyến sữa,... Nhiều trường hợp phải cắt bỏ hoàn toàn phần ngực và tái tạo bộ phận mới.
Còn với cánh mày râu, đa phần dùng filler tiêm vào dương vật nhằm tăng kích thước, thể hiện bản lĩnh. Hậu quả khiến bộ phận này gặp phản ứng viêm, nhiễm trùng, phải cắt bỏ.
Tuyệt đối không nâng mũi với filler
Mới đây nhất, PGS Tài Sơn tiến hành phẫu thuật cho một bệnh nhân tiêm chất làm đầy vào mũi tại một cơ sở không đảm bảo khiến chiếc mũi bị tù, bè. Trong lúc mổ, bác sĩ tháo ra hơn 1cc chất làm đầy từ mũi của cô gái này, chưa kể phần đã ngấm vào tổ chức.
Vị trưởng khoa nhiều năm trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ cho hay: "Nhiều người chọn cách nâng mũi bằng filler nhưng tôi khuyên các bạn hãy dừng ngay ý định này. Chất này không thể đậu trên sống mũi.
Cấu tạo sống mũi của chúng ta có đặc điểm nửa phần trên là xương, phần dưới là sụn. Cả phần mũi có hình tháp, nếu bổ ngang sẽ cho hình tam giác. Do đó, chất làm đầy không thể đậu trên đỉnh của tam giác này. Thay vào đó, dần dần chúng sẽ bị phần da phía trên đè xuống và xẹp sang hai bên. Vô hình chung sẽ làm mũi bị bè, to.
Nếu muốn làm to, phẫu thuật viên phải bơm nhiều. Do đó, chất làm đầy sẽ càng bị ép xuống khiến dịch tràn sang hai bên theo nguyên tắc &'nước chảy chỗ trũng'. Đó chính là nguyên nhân khiến mũi bị biến dạng, chưa kể đến việc nhiễm trùng, hoại tử do chất liệu không đảm bảo".
Theo đó, việc tạo chiếc mũi cao bằng chất làm đầy chỉ mang tính chất "đánh lừa" khách hàng bởi chỉ cần một vài ngày sau, nó sẽ bị biến dạng. Về những trường hợp môi bị sưng, biến dạng, PGS Sơn cho rằng nguyên nhân do tay nghề của bác sĩ, đặc biệt do filler không đảm bảo.
Trên thị trường hiện nay chỉ có một số loại, chủ yếu của Mỹ, Thụy Sĩ và Ukraine. Về bản chất, chúng giống nhau, chỉ khác nhau về hãng. Lưu ý rằng, loại an toàn chỉ đóng trong một xilanh có hàm lượng, khối lượng nhất định, thường là 1 cc, dùng xong vứt đi.
Song, hiện nay vì lợi nhuận, nhiều cơ sở sử dụng các dung dịch được đóng trong chai lớn, không được kiểm nghiệm về độ an toàn nên rất nguy hiểm cho người sử dụng.
Không thể ngăn quá trình lão hóa
"Cách làm đẹp này chỉ phù hợp khi bạn có ý định bơm quanh các rãnh núm má (khi có núm má sâu), làm căng môi, làm hết nhăn vùng đuôi mắt. Ngoài ra, trong một số trường hợp, mí mắt có những rãnh hơi lõm, người ta có thể bơm filler để làm đầy vùng da này", PGS Sơn cho biết thêm.
Riêng ngực và mông, nếu muốn nâng kích thước cần phải tiêm với dung lượng lớn trong khi những bộ phận này có nhiều mạch máu. Nếu không cẩn thận rất dễ dẫn tới biến chứng và tử vong.
Theo giải thích của chuyên gia này, mặt chúng ta nhăn nhúm là do cơ bám da. Khi có tuổi, tổ chức da sẽ mỏng, không còn căng, mỏng trong khi khi cơ dưới da vẫn hoạt động bình thường. Do đó, mỗi lần co, da sẽ nhăn nhúm tạo thành các vết nhăn.
Khi tiêm botox (được chiết xuất từ độc tố của một loại vi khuẩn hay có trong đồ đóng hộp, có tác dụng liệt các cơ), các cơ bám da sẽ bị liệt, giúp tạo thành vùng da căng mịn. Còn filler khi tiêm vào sẽ làm đầy vùng nhăn nhúm.
Cả hai chỉ có tác dụng tạo một vẻ ngoài nhân tạo. Trong khi đó, quá trình lão hóa của da vẫn diễn ra liên tục. Đến khi dừng không tiêm botox hay filler, người ta sẽ "giật mình" vì bản thân già hơn chúng ta nghĩ và có thể cảm nhận được. Điều này biểu hiện rõ ở các diễn viên, người nổi tiếng.
Theo vị chủ nhiệm khoa, để duy trì sự trẻ trung, cách tốt nhất là chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, tuyệt đối không nên trông cậy vào các thực phẩm chức năng, collagen.
Theo Alobacsi
5 sự thật về biến chứng nổ ngực bơm đáng sợ 5 điều bạn nên biết về biến chứng nổ, vỡ ngực nếu có ý định cải thiện vòng 1. Một trong những nỗi lo sợ của những phụ nữ từng nâng, bơm ngực bằng silicon đó là biến chứng nổ, vỡ túi độn ngực. Cách đây ít lâu, một phụ nữ sống tại Bắc Kinh, Trung Quốc phải vào viện sau khi nằm...