Sửa đổi quy định hỗ trợ lãi suất vay vốn, cấp bù chênh lệch lãi suất
Thông tư số 82/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ Tài chính đã sửa đổi một số điều của Thông tư số 89/2014/TT-BTC ngày 07/7/2014 hướng dẫn hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất do thực hiện chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.
Thông tư số 82/2019/TT-BTC đã sử đổi một trong những điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất. Nguồn: internet
Thông tư số 82/2019/TT-BTC đã sử đổi một trong những điều kiện được ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn và cấp bù chênh lệch lãi suất, cụ thể: các khoản vay trả nợ đúng hạn tại thời điểm hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất; không thực hiện hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các khoản vay quá hạn tính từ thời điểm quá hạn.
Thông tư số 82/2019/TT-BTC nêu rõ, các khoản cho vay bị quá hạn một phần dư nợ gốc thì khách hàng không được hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất đối với phần dư nợ gốc bị quá hạn kể từ thời điểm phát sinh nợ quá hạn. Phần dư nợ gốc không bị quá hạn theo quy định thì tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg.
Số tiền lãi được hỗ trợ cho một khoản vay được tính theo phương pháp tích số giữa mức lãi suất hỗ trợ với dư nợ cho vay và thời gian vay vốn được hỗ trợ lãi suất theo công thức sau:
Video đang HOT
Trong đó, mức lãi suất hỗ trợ được tính theo đơn vị là %/năm; n là số ngày dư nợ thực tế trong kỳ được hỗ trợ lãi suất.
Số tiền lãi chênh lệch được cấp bù cho một khoản vay được tính theo phương pháp tích số giữa mức chênh lệch lãi suất được cấp bù với dư nợ cho vay và thời gian vay vốn được cấp bù lãi suất theo công thức sau:
Trong đó, mức chênh lệch lãi suất cấp bù tính theo đơn vị là %/năm; n là số ngày dư nợ thực tế phát sinh trong kỳ được hỗ trợ lãi suất.
Về chế độ báo cáo, Thông tư số 82/2019/TT-BTC hướng dẫn, các ngân hàng thương mại thực hiện chế độ báo cáo quý, năm về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất của chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp của toàn hệ thống theo quy định.
Trong đó, đối với báo cáo quý, định kỳ hàng quý, các ngân hàng thương mại tổng hợp số liệu về kết quả thực hiện hỗ trợ lãi suất, cấp bù chênh lệch lãi suất của chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp của toàn hệ thống.
Đối với báo cáo năm, định kỳ hàng năm, các ngân hàng thương mại gửi báo cáo thực hiện năm cho Bộ Tài chính gồm: Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn và chênh lệch lãi suất đã được tạm cấp trong năm; Số tiền hỗ trợ lãi suất vay vốn và chênh lệch lãi suất phát sinh thực tế đề nghị được cấp cả năm; Hồ sơ đề nghị quyết toán theo quy định tại điểm 5.2 khoản 5 Điều 5 Thông tư này.
Thời hạn gửi báo cáo quý chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc quý; Thời hạn gửi báo cáo năm: chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Các ngân hàng thương mại thực hiện báo cáo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
Theo tapchitaichinh.vn
Siết cho vay ngoại tệ theo kiểu ưu đãi tràn lan
Kể từ ngày mai, 1-10, các tổ chức tín dụng sẽ không được cho vay ngoại tệ trung hạn và dài hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay.
Đó là quy định trong Thông tư số 42/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN quy định về cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng vay là người cư trú.
Trước đó, các khoản vay ngoại tệ ngắn hạn để thanh toán ra nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh hàng hóa để phục vụ nhu cầu trong nước khi khách hàng vay có đủ ngoại tệ từ nguồn thu sản xuất, kinh doanh để trả nợ vay cũng đã chấm dứt kể từ ngày 31-3-2019.
Như vậy, tín dụng ngoại tệ sẽ chỉ còn cấp cho những mặt hàng thiết yếu quốc gia để thanh toán ra nước ngoài như xăng dầu... Đối với tín dụng ngoại tệ phục vụ hỗ trợ xuất khẩu, ngân hàng cũng chỉ cấp tín dụng ngoại tệ trên hợp đồng vay nhưng ngân hàng giải ngân bằng tiền đồng cho các nhà xuất khẩu thu gom nguyên liệu trong nước sản xuất chế biến hàng xuất khẩu, sau khi thu ngoại tệ về cam kết bán lại cho ngân hàng đã cho vay ngoại tệ.
Việc siết cho vay bằng ngoại tệ đồng nghĩa các doanh nghiệp nhập khẩu không còn cơ hội tiếp cận vốn giá rẻ. Hiện chênh lệch giữa lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 3%-6%/năm, còn cho vay tiền đồng quanh ngưỡng 6%-9%/năm đối với ngắn hạn và 9%-12%/năm đối với trung và dài hạn.
T.Linh
Theo Plo.vn
Ngân hàng Nhà nước can thiệp, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh Với can thiệp từ nhà điều hành, thị trường đã phản ứng nhanh, lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh phiên 27/11. Ảnh minh họa. Như BizLIVE đề cập trong các bản tin trước, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng vừa có quãng biến động mạnh. Ngân hàng Nhà nước đã nhanh chóng can thiệp và thị trường có phản...