Sửa đổi, bổ sung quy định về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA
Phạm vi điều chỉnh Thông tư quy định về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29/8/2012 về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2.
May hàng xuất khẩu tại nhà máy của Tổng công ty May 10. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 19/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Điều 1 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN.
Điều 2, sửa đổi, bổ sung phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 10/2019/TT-BCT ngày 22/7/2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 22/2016/TT-BCT Mục 4.
Mặt khác, sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN.
Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định về việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định của Bản ghi nhớ ký ngày 29/8/2012 giữa các nước Lào, Philipines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia về thực hiện dự án thí điểm tự chứng nhận xuất xứ số 2 (sau đây gọi là cơ chế thí điểm).
Ngoài ra, thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ASEAN theo quy định tại Nghị định thư thứ nhất sửa đổi Hiệp định ATIGA ( cơ chế AWSC).
Thông tư này áp dụng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên khác thực hiện cơ chế thí điểm; thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN với thương nhân các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế AWSC.
Video đang HOT
Nhà xuất khẩu đủ điều kiện có thể nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D (sau đây gọi là C/O mẫu D) thay cho việc tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bổ sung khoản 6 Điều 3 gồm “định nghĩa quy định từ khoản 1 đến khoản 5″ Điều này không áp dụng đối với cơ chế AWSC.
Điều 4, thương nhân có thể đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải là nhà xuất khẩu đồng thời là nhà sản xuất. Mặt khác, không vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Đặc biệt, cán bộ được đào tạo về xuất xứ hàng hóa do đơn vị đào tạo đã được Bộ Công Thương hoặc được Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) chỉ định.
Ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, thương nhân đề nghị được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo cơ chế AWSC phải đáp ứng quy định đã được cấp C/O ưu đãi đối với hàng hóa cùng nhóm HS (4 số) trong 2 năm gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận.
Trong trường hợp nhà xuất khẩu không phải là nhà sản xuất, nhà xuất khẩu phải được nhà sản xuất cam kết bằng văn bản về xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu và sẵn sàng hợp tác trong trường hợp kiểm tra hồ sơ, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa và kiểm tra, xác minh tại cơ sở sản xuất.
Cục Xuất nhập khẩu ( Bộ Công Thương) là cơ quan có thẩm quyền cấp Văn bản chấp thuận để thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Do đó, thương nhân đáp ứng quy định tại Điều 4 Thông tư này đề nghị cấp Văn bản chấp thuận và đính kèm hồ sơ qua Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ http://www.ecosys.gov.vn (sau đây gọi là Hệ thống eCoSys).
Đáng lưu ý, hồ sơ đề nghị cấp văn bản chấp thuận gồm đơn đề nghị cấp Văn bản chấp thuận; danh sách kèm theo mẫu chữ ký của người có thẩm quyền ký nội dung khai báo xuất xứ hàng hóa 1 bản sao; báo cáo năng lực sản xuất, cơ sở sản xuất đối với từng mặt hàng đăng ký tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa 1 bản sao.
Trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, cơ quan có thẩm quyền thông báo trên Hệ thống eCoSys;trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, đề nghị thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, đề nghị tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân xuất khẩu.
Đặc biệt, trong vòng 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Điều này, tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đăng ký hồ sơ thương nhân kiểm tra thực tế năng lực sản xuất của thương nhân hoặc của nhà sản xuất liên quan.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27/9/2020. Đáng lưu ý, với các văn bản được dẫn chiếu trong Thông tư này bị thay thế hoặc sửa đổi, bổ sung thì thực hiện theo văn bản thay thế hoặc văn bản đã được sửa đổi, bổ sung.
Tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu D theo quy định tại Thông tư này cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu từ ngày 20/9/2020.
Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này để xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong ATIGA đối với các lô hàng đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu kể từ ngày 20/9/2020.
Ngoài ra, các nội dung hướng dẫn, thống nhất cách hiểu liên quan đến Quy tắc xuất xứ hàng hóa được các nước thành viên thống nhất luân phiên hoặc thống nhất tại báo cáo các phiên họp của Ủy ban thực thi Hiệp định ATIGA và Tiểu ban Quy tắc xuất xứ hàng hóa ASEAN là căn cứ để các tổ chức cấp C/O và cơ quan hải quan thực hiện.
Thông tư này bãi bỏ Thông tư số 27/2017/TT-BCT ngày 6/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 của Bộ Công Thương quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định ATIGA./.
Hiệp định EVFTA: Một tháng cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ đi EU
Từ ngày 1-31/8 vừa qua tính từ khi EVFTA chính thức vận hành, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.
Công nhân Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)
Bộ Công Thương cho biết trong vòng một tháng kể từ ngày 1-31/8 vừa qua tính từ khi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) chính thức vận hành, các tổ chức được ủy quyền đã cấp trên 7.200 bộ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 với kim ngạch 277 triệu USD đi 28 nước EU.
Theo đó, các mặt hàng đã được cấp C/O mẫu EUR.1 chủ yếu là giày dép, thủy sản, nhựa và các sản phẩm nhựa, càphê, hàng dệt may, túi xách, valy, rau quả, sản phẩm mây, tre, đan...
Thị trường nhập khẩu đa phần là các nước có cảng biển và trung tâm phân phối, trung chuyển của EU như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Anh; trong đó, nhiều lô hàng đã tới thị trường EU, thông quan và được hưởng ưu đãi.
Theo Bộ Công thương, dù trước đó có một số doanh nghiệp xuất khẩu quan ngại về việc màu nền trên C/O không đúng là màu xanh lá cây, có thể ảnh hưởng đến việc hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu vào một số thị trường EU, nhưng Bộ đã lập tức trao đổi với đầu mối của EU về vấn đề này.
Chính vì vậy, kể từ ngày 31/8 vừa qua, phía EU đã chấp nhận các C/O với màu nền hiện tại như mẫu mà Việt Nam đã thông báo tới EU.
Việc này cũng đang được EU thông báo tới cơ quan hải quan các nước thành viên để đảm bảo các C/O theo mẫu hiện tại mà tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp sẽ không bị từ chối cho hưởng ưu đãi thuế quan.
Nhận định từ các chuyên gia cho thấy, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 tạo cơ hội lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của Việt Nam được cắt giảm thuế cao như nông sản, thủy sản, đồ gỗ, dệt may, da giày, điện tử...
Với EVFTA, hàng hóa xuất xứ Việt Nam sẽ nâng cao lợi thế cạnh tranh so với hàng hóa xuất xứ từ các đối thủ cạnh tranh tại thị trường EU.
Thực tế số liệu cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu EUR.1 kể từ khi EVFTA có hiệu lực cho thấy mức độ quan tâm của doanh nghiệp cũng như tầm quan trọng của thị trường này đối với xuất khẩu của Việt Nam.
Do đó, trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đồng hành với doanh nghiệp, triển khai những hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng EVFTA, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về quy tắc xuất xứ, nghiên cứu, hiện đại hóa việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ...
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với phía EU để kịp thời giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi Hiệp định.
Trường hợp doanh nghiệp cần thêm thông tin về thực hiện Quy tắc xuất xứ hàng hóa, đề nghị Doanh nghiệp liên hệ trực tiếp với Cục Xuất nhập khẩu qua địa chỉ email co@moit.gov.vn hoặc xnk-xxhh@moit.gov.vn để được hướng dẫn./.
Asiatimes: Kinh tế Việt Nam sẽ sớm phục hồi Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang mạng Asiatimes mới đây đăng bài viết nhận định dù dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn biến phức tạp trở lại nhưng về dài hạn, các chuyên gia vẫn lạc quan rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ có thể phục hồi sau đợt bùng phát này. Sản xuất sản phẩm may...