Sửa đổi, bổ sung quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu

Theo dõi VGT trên

Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 08/2016/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam.

Sửa đổi, bổ sung quy định về mua, bán và xử lý nợ xấu - Hình 1

Ảnh minh họa

Thông tư bổ sung quy định, tổ chức tín dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây được đề nghị gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản đã phát hành: a- Tổ chức tín dụng đang thực hiện phương án cơ cấu lại theo đề án, phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; b- Tổ chức tín dụng gặp khó khăn về tài chính mà việc trích lập dự phòng rủi ro cho trái phiếu đặc biệt do Công ty quản lý tài sản đã phát hành dẫn đến chênh lệch thu chi trước thuế dự kiến của năm đề nghị gia hạn thời hạn trái phiếu đặc biệt bị âm.

Tổ chức tín dụng lập hồ sơ theo quy định đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận gia hạn thời hạn của trái phiếu đặc biệt do Công ty Quản lý tài sản đã phát hành cho tổ chức tín dụng.

Thông tư cũng sửa đổi, bổ sung nguyên tắc cơ cấu lại nợ đối với các khoản nợ xấu đã mua như sau: Việc cơ cấu lại khoản nợ xấu phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP, Thông tư này và thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng ủy thác, hợp đồng mua bán trái phiếu doanh nghiệp, hợp đồng mua bán nợ. Công ty Quản lý tài sản xem xét, quyết định và chịu trách nhiệm về việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua theo giá trị thị trường trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay.

Công ty Quản lý tài sản thực hiện việc cơ cấu lại khoản nợ xấu mua bằng trái phiếu đặc biệt trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của khách hàng vay và theo quy định. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc cơ cấu lại nợ để hưởng lợi bất hợp pháp.

Trích lập dự phòng để xử lý rủi ro

Bên cạnh đó, Hội đồng thành viên Công ty Quản lý tài sản quyết định và chịu trách nhiệm về việc trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với các khoản nợ xấu phù hợp với quy định nội bộ, quy định tại Thông tư này và quy định có liên quan của pháp luật.

Sau khi xử lý rủi ro, Công ty Quản lý tài sản phải hạch toán ngoại bảng phần dư nợ đã được xử lý rủi ro của khoản nợ và có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, sử dụng mọi biện pháp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 47b Thông tư này. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ là công việc nội bộ của Công ty Quản lý tài sản, không làm thay đổi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay đối với khoản nợ sau khi đã được xử lý rủi ro.

Sau thời gian tối thiểu 5 năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro và sau khi đã thực hiện tất cả các biện pháp để thu hồi nợ nhưng không thu hồi được, Công ty Quản lý tài sản được quyết định xuất toán khoản nợ đã xử lý rủi ro ra khỏi ngoại bảng sau khi được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

Số tiền thu hồi được từ khoản nợ đã được xử lý rủi ro được ghi nhận vào doanh thu trong kỳ của Công ty Quản lý tài sản.

Video đang HOT

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/8/2016.

Minh Minh

Theo NTD

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, nhiều kết quả quan trọng

Hệ thống pháp luật về tiền tệ, hoạt động ngân hàng giai đoạn 2011-2015 đã được hoàn thiện và phát triển vượt bậc, góp phần tạo lập khuôn khổ pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, kiểm soát, xử lý nợ xấu, quản lý thị trường vàng...

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, nhiều kết quả quan trọng - Hình 1

Năm 2014, NHNN xếp thứ nhất trên 14 bộ, ngành về tổ chức thi hành pháp luật

Trong giai đoạn 2011-2015, công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. NHNN đã xây dựng, ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành 205 văn bản quy phạm pháp luật, gồm 2 luật, 1 pháp lệnh, 20 nghị định, 8 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 169 thông tư của NHNN và 5 thông tư liên tịch.

Đặc biệt, NHNN đã rà soát, bãi bỏ, thay thế hơn 700 văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp ra khỏi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của ngành ngân hàng và lần đầu tiên, NHNN đã hệ thống hóa, công bố các danh mục đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về ngân hàng còn hiệu lực, hết hiệu lực và cần sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ. Kết quả này là cơ sở để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động ngân hàng, đồng thời là tiền đề cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng thống nhất, tạo thuận lợi cho việc tra cứu và thực thi pháp luật.

Nhờ đó, kết quả xếp hạng hiệu quả hoạt động xây dựng và thi hành pháp luật về kinh doanh của NHNN 2014 (MEI 2014) đã được cải thiện rõ rệt, thuộc nhóm các bộ, ngành dẫn đầu. Cụ thể, NHNN xếp thứ nhất trên 14 bộ, ngành (tăng 7 bậc so với MEI 2012) về tổ chức thi hành pháp luật và xếp thứ 2/14 về rà soát, kiểm tra tổng kết thi hành pháp luật. Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) hàng năm của NHNN cũng luôn thuộc nhóm đứng đầu.

Hoàn thiện thể chế ngân hàng, nhiều kết quả quan trọng - Hình 2

Ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước

Về điều hành chính sách tiền tệ

5 năm qua, NHNN đã ban hành hơn 20 thông tư về điều hành lãi suất huy động, cho vay; các thông tư về tái cấp vốn, dự trữ bắt buộc, chiết khấu giấy tờ có giá, thị trường mở, cho vay cầm cố giấy tờ có giá.

Các văn bản quy phạm pháp luật này đã tạo cơ sở pháp lý cho NHNN điều hành linh hoạt, thận trọng chính sách tiền tệ phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, giúp ổn định giá trị đồng tiền, kiềm chế lạm phát, giảm đáng kể mặt bằng lãi suất cho vay đối với DN, hỗ trợ khả năng tiếp cận vốn cho DN và giúp DN vượt qua giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực của khủng hoảng, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Về cơ cấu lại hệ thống TCTD

Trên cơ sở quy định của Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD), NHNN đã ban hành nhiều văn bản tạo lập khuôn khổ pháp lý cho việc nâng cao chất lượng quản trị điều hành của TCTD, tính an toàn, lành mạnh, minh bạch của hệ thống TCTD, từng bước áp dụng các thông lệ, chuẩn mực ngân hàng quốc tế, tạo nền tảng cho các TCTD hoạt động an toàn.

Cụ thể, NHNN ban hành Thông tư 39/2011/TT-NHNN về kiểm toán độc lập đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 44/2011/TT-NHNN về quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư 06/2015/TT-NHNN quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục chuyển tiếp đối với trường hợp sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định tại Điều 55, Luật Các TCTD.

Nhằm hoàn thiện một cách đồng bộ khuôn khổ pháp lý để xử lý TCTD yếu kém, NHNN đã ban hành Thông tư 06/2012/TT-NHNN về cho vay đặc biệt, theo đó, NHNN hỗ trợ thanh khoản cho các TCTD yếu kém thông qua việc cho vay đặc biệt đối với các TCTD bị kiểm soát đặc biệt, hoặc bị sự cố nghiêm trọng dẫn đến mất khả năng thanh khoản. Ban hành Thông tư 07/2013/TT-NHNN về kiểm soát đặc biệt, tạo cơ sở pháp lý để NHNN áp dụng sớm các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi TCTD có nguy cơ mất khả năng chi trả, mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ.

Để có chế tài xử lý hành vi vi phạm, NHNN đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng; phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, xây dựng các tội phạm trong lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng trong Bộ luật Hình sự 2015.

Đáng chú ý, NHNN ban hành Thông tư 36/2015/TT-NHNN quy định về tổ chức lại TCTD, với các biện pháp xử lý TCTD dưới hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức pháp lý. Xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2014/NĐ-CP ngày 3/1/2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của TCTD Việt Nam. Ban hành Thông tư 38/2014/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 01, trong đó có quy định cho phép nhà đầu tư nước ngoài sở hữu tỷ lệ cổ phần vượt mức 30% trong trường hợp tham gia tái cơ cấu TCTD yếu kém.

Ngoài ra, NHNN ban hành Thông tư 34/2011/TT-NHNN quy định về trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của TCTD; xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 48/2013/QĐ-TTg về góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD bị kiểm soát đặc biệt; phối hợp với Tòa án Nhân dân Tối cao soạn thảo chương riêng về phá sản TCTD trong Luật Phá sản 2014.

Về xử lý nợ xấu

Để tạo lập khuôn khổ pháp lý triển khai hoạt động này, các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý nợ xấu đã được NHNN ban hành như: Thông tư 02/2013/TT-NHNN, Thông tư 09/2014/TT-NHNN quy định về phân loại nợ, cơ cấu lại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro. Các thông tư này đã tiếp cận gần hơn với chuẩn mực, thông lệ quốc tế, đồng thời có lộ trình thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam, cũng như đặc thù của từng loại hình TCTD.

Thay đổi lớn nhất của cơ chế mới này là yêu cầu phân loại, trích lập dự phòng rủi ro cho tất cả các loại tài sản có của TCTD, sử dụng kết quả phân loại thống nhất đối với một khách hàng, thay vì từng khoản vay/tài sản có như trước đây và đưa ra lộ trình phù hợp để áp dụng đầy đủ các quy định tại các thông tư.

Bên cạnh đó, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 về thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC). Sau đó, NHNN đã ban hành đầy đủ các thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của VAMC; trình Chính phủ ban hành Nghị định 34/2015/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 53/2013/NĐ-CP để xử lý kịp thời các vướng mắc nảy sinh trong hoạt động của VAMC.

Nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động mua bán nợ của TCTD, NHNN đã ban hành Thông tư 09/2015/TT-NHNN về mua bán nợ; phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 6/6/2014 hướng dẫn chi tiết việc thu giữ, bán tài sản bảo đảm, nhận chính tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm và thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản sau khi xử lý tài sản bảo đảm.

Về quản lý thị trường vàng

Trước những diễn biến phức tạp của thị trường vàng trong nước, NHNN đã xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quan trọng như: Nghị định số 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng; Quyết định số 16/2013/QĐ-TTg về mua bán vàng miếng của NHNN; Thông tư số 16/2012/TT-NHNN hướng dẫn thi hành Nghị định 24/2012/NĐ-CP; Thông tư 06/2013/TT-NHNN về hướng dẫn mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước của NHNN; các thông tư về chấm dứt huy động, cho vay bằng vàng...

Các văn bản trên đã tạo cơ sở pháp lý cho NHNN triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để lập lại trật tự trên thị trường vàng như chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng, thiết lập mạng lưới kinh doanh vàng miếng mới, chấm dứt việc sản xuất vàng miếng của các doanh nghiệp, TCTD...

Kết quả thực hiện khuôn khổ pháp lý mới về quản lý thị trường vàng những năm qua cho thấy, quyền sở hữu, tích trữ, mua, bán vàng miếng hợp pháp của người dân được bảo vệ; thị trường vàng được sắp xếp lại một cách cơ bản; trật tự, kỷ cương trên thị trường đã được xác lập, tạo tiền đề phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của người dân; ngăn chặn được ảnh hưởng của biến động giá vàng đến tỷ giá, lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; vai trò quản lý nhà nước đối với thị trường vàng được nâng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế; tình trạng đầu cơ, nhập lậu vàng được kiểm soát; vàng miếng không được sử dụng làm phương tiện thanh toán; tiến tới từng bước huy động được nguồn lực vàng trong dân phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Về chính sách ngoại hối

NHNN đã xây dựng, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản về ngoại hối, cụ thể: Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Nghị định 50/2014/NĐ-CP về quản lý dự trữ ngoại hối; Nghị định số 70/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối và gần 20 thông tư hướng dẫn, trong đó có nhiều thông tư quan trọng như Thông tư 21/2014/TT-NHNN hướng dẫn về phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 32/2013/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; Thông tư số 02/2012/TT-NHNN về hướng dẫn giao dịch hối đoái giữa NHNN Việt Nam và các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Thông tư số 15/2015/TT-NHNN hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các TCTD được phép hoạt động ngoại hối; các thông tư về cho vay ngoại tệ...

Kết quả, từ cuối năm 2011 đến nay, thị trường ngoại tệ được kiểm soát, dự trữ ngoại hối Nhà nước tăng đáng kể, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

Ông Đoàn Thái Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước

Đặc san Toàn cảnh ngân hàng 2016

Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Shipper giao hàng cho người đã... mất: Người trong cuộc hé lộ sự thật
22:06:11 21/11/2024
Sao nam nổi tiếng toàn cầu bị tố lăng nhăng với nhiều cô gái, còn giả bộ ngây thơ trước khán giả
21:42:09 21/11/2024
Gặp lại vợ cũ sau nhiều năm ly hôn, tôi bước đến châm chọc vài câu, không ngờ lại vác mặt sưng húp trở về
19:41:48 21/11/2024
Hôn nhân viên mãn của hoa hậu từng bị chê nhiều nhất Việt Nam
19:28:27 21/11/2024
Lời nói dối đau lòng trên giường bệnh khiến bất cứ ai cũng rơi nước mắt: Hãy yêu thương gia đình khi còn có thể
19:46:46 21/11/2024
Trịnh Sảng 'xuống sắc' sau ồn ào trốn thuế và bỏ rơi con
22:35:26 21/11/2024
Siêu phẩm ngôn tình hay đến mức khiến cả thành phố hết tắc đường, có người còn hoãn đám cưới để ở nhà xem phim
23:11:07 21/11/2024
Chồng kém 6 tuổi của Thái Trinh: Dính như sam bên cạnh vợ, có loạt hành động ghi điểm 10 tinh tế
21:00:40 21/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

12 người thiệt mạng do bão Man-yi tại Philippines

Thế giới

05:32:28 22/11/2024
Philippines phải hứng chịu khoảng 20 cơn bão mỗi năm trong khi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi động đất và núi lửa phun trào, khiến nơi này trở thành một trong những quốc gia dễ xảy ra thảm họa nhất trên thế giới.

Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa

Góc tâm tình

05:31:32 22/11/2024
Sáng hôm sau, chồng nói không hề nhớ gì. Chuyện này lặp lại lần thứ 2 thì tôi quyết định quay video để cho anh xem.

Kylian Mbappe có thể bị tước băng đội trưởng tuyển Pháp

Sao thể thao

00:49:23 22/11/2024
Đội tuyển Pháp đang đối diện nhiều vấn đề trong nội bộ thời gian qua. Kylian Mbappe đã vắng mặt ở 2 đợt triệu tập gần nhất bởi những vấn đề ngoài chuyên môn.

Ngôi làng trên mây "kỳ thú" nhất thế giới: Mặt trời mọc 3 lần/ngày, ẩn chứa những cảnh đẹp ít người biết tới

Lạ vui

00:33:50 22/11/2024
Địa điểm đón bình minh đặc biệt có một không hai ở Vân Nam, Trung Quốc sẽ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp siêu thực.

Khoảnh khắc tái hợp đau lòng nhất thế giới, triệu trái tim như chết lặng

Nhạc quốc tế

23:25:57 21/11/2024
Vậy là sau 8 năm kể từ khi tan rã vào năm 2016, cuối cùng One Direction cũng tái hợp đủ 5 thành viên. Đáng tiếc, lại trong tình cảnh bi thương người ở lại tiễn người rời đi.

1 sao nam hạng A bị kiện ra tòa vì nợ 386 tỷ, nhân cách thật khiến nhiều người vỡ mộng

Hậu trường phim

23:16:38 21/11/2024
Ngày 21/10, Sohu đưa tin người quản lý của Trung tâm võ thuật Ân Ba, thuộc thành phố Thành Đô, Trung Quốc đã kiện nam diễn viên Vương Bảo Cường vì thất hứa.

Phận nữ nhi đầy bi kịch trong "Linh Miêu - Quỷ Nhập Tràng"

Phim việt

23:13:34 21/11/2024
Có thể nói, mỗi người phụ nữ trong gia tộc Dương Phúc, dù địa vị cao sang hay thấp hèn, họ đều có một cuộc đời và số phận khiến người xem phải đau đáu nghĩ về ngay cả khi câu chuyện đã khép lại.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa: Vé 'Anh trai vượt ngàn chông gai' 8 triệu mua không được

Nhạc việt

23:05:31 21/11/2024
Thứ trưởng Bộ VHTT&DL chia sẻ, vé Anh trai vượt ngàn chông gai đang hot , ngay cả người cấp phép là Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hưng Yên cũng không mua được vé.

NSND Thu Quế tuổi 54 sành điệu, NSND Tự Long tất bật chạy show

Sao việt

23:01:01 21/11/2024
NSND Thu Quế được khen trẻ trung, sành điệu với túi hiệu đắt tiền. NSND Tự Long miệt mài chạy show trước thềm concert Anh trai vượt ngàn chông gai tại Hà Nội.

Nữ diễn viên hạng A bị chị em tốt trong showbiz nghỉ chơi sau khi vào viện tâm thần?

Sao châu á

22:53:33 21/11/2024
Châu Đông Vũ bị chê trách vì đặt biệt danh kém tinh tế, có lời lẽ kém duyên về khuyết điểm ngoại hình chưa hoàn hảo của chị em tốt Mã Tư Thuần

Đang buộc tóc trước cửa nhà vào đêm khuya, cô gái bất ngờ quăng dép đuổi theo đối tượng manh động

Netizen

22:46:55 21/11/2024
Cô gái đang lúi húi đứng buộc lại tóc trước cửa nhà, thì một người đàn ông nhẹ nhàng đi bộ tiến đến từ phía sau giật phăng chiếc điện thoại đang để trên yên xe rồi tẩu thoát.