Sữa đậu nành – Kẻ thế vai hoàn hảo cho sữa bột
Trong hoàn cảnh sữa bột đang bị e ngại và tẩy chay vì Melamine, sữa đậu nành sẽ là một lựa chọn đúng đắn nhằm giúp đảm bảo dinh dưỡng cho con của bạn…
Ai cũng biết rằng sữa là sản phẩm không thể thiếu dành cho trẻ. Vì chỉ sữa mẹ không thì không đủ dinh dưỡng để cho trẻ phát triển. Vậy nhưng, trong tình hình thị trường đang rối ren về chất lượng sữa bột hậu thời Melamine, khiến các ông bố bà mẹ đang dần mất đi niềm tin và có xu hướng “tẩy chay” sữa bột. Vậy làm thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho bé đây? aFamily sẽ cùng bạn đưa ra một giải pháp hoàn mỹ nhé!
Sữa đậu nành – Kẻ thế vai hoàn hảo.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng sữa đậu nành để thay thế cho sữa bột. Vì sữa đậu nành có thể đảm bảo các tiêu chí: Ngon, Bổ, Rẻ và đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho con của bạn.
Một báo cáo khoa học đã chỉ ra rằng: Sữa đậu nành có chứa nhiều các vitamin A, D, E K và các thành phần chất đạm, chất béo hoàn toàn không thua kém gì sữa bột. Có chăng chỉ không bằng sữa bột ở một số loại axit amin và vi chất được bổ sung mà thôi. Nhưng bù lại, sữa đậu nành có chứa tới 8 axit amin tối quan trọng cho sức khoẻ. Một điều nữa khiến bạn nên tìm tới sữa đậu nành, đó là bạn có thể mua chúng ở bất kỳ một cửa hàng hay siêu thị hoặc chợ nào với giá rất rẻ. Cách chế biến cũng cực kỳ đơn giản và dễ học. Do đó, bạn sẽ đảm bảo được vệ sinh thực phẩm cho con của bạn mà không cần phải lo lắng tới các hoá chất độc hại sẽ ảnh hưởng như thế nào tới bé của bạn.
Ngoài ra, một nghiên cứu kéo dài hơn 50 năm của các nhà khoa học trường ĐH Tulane (New Orleans, Mỹ) đã chứng minh: Sữa đậu nành không đơn thuần là loại thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, mà còn có thể giúp phòng chống được nhiều bệnh, trong đó có tim mạch! Nghiên cứu này còn cho biết, ngoài việc giàu đạm và acid amin thiết yếu, sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) và vitamin E, giàu các khoáng chất Ca, Fe, Mg, K, Na tốt cho sức khoẻ của không chỉ bé mà còn cả cho các bậc làm cha mẹ nữa.
Sữa đậu nành có thể ảnh hưởng tới giới tính của bé?
Đây là một trong rất nhiều những lo ngại của các ông bố bà mẹ khi lựa chọn sữa đậu nành cho riêng mình. Không thể phủ nhận rằng trong sữa đậu nành có chứa khá nhiều chất hormone estrogen (hormone giới tính nữ), tuy nhiên chưa có một kết luận khoa học chính thức nào khẳng định câu nói trên. Theo như lời Ths. BS Lê Thị Hải – Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn và được khá nhiều các bác sỹ đồng tình. Thì hàm lượng hormone estrogen trong sữa đậu nành quá ít để có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến như vậy. Do đó bạn cũng không cần phải lo lắng quá nhiều.
Video đang HOT
Vậy sử dụng sữa đậu nành thế nào cho đúng cách?
- Nên đung sôi sữa trước khi uống để làm tan hết các chất xúc tác có thể gây cồn cào ruột, buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy.
- Không nên cho trứng gà vào sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng sẽ sản sinh ra một chất gây ảnh hưởng đến sự hấp thu của cơ thể.
- Không nên ăn cam, quýt trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành khoảng một giờ. Chất axít và vitamin trong quýt tác dụng lên các protein trong sữa, kết thành khối ở ruột non làm ảnh hưởng đến tiêu hóa. Nó có thể gây đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.
- Tránh uống sữa đậu nành khi đang đói. Tốt nhất nên uống sau bữa ăn từ 1-2 giờ.
- Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành. Loại đường có axít hữu cơ này khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.
- Không đựng sữa trong phích nước nóng. Chất xúc tác của sữa sẽ tương tác với những cáu bẩn vốn có trong phích, sinh ra vi khuẩn. Khi đó, sữa có thể gây đau bụng, tiêu chảy.
Với trẻ bị tiêu chảy, bạn vẫn nên duy trì chế độ ăn bình thường. sữa đậu nành không làm ảnh hưởng gì đến hệ tiêu hóa của con bạn, ngoại trừ trường hợp bé bị dị ứng với sữa hoặc sữa bị nhiễm khuẩn.
- Không dùng sữa đậu nành đã để qua đêm nhằm phòng ngừa những vi khuẩn độc hại.
Theo VNE
Mẹ muốn bé khỏe và thông minh, đừng quên chăm sóc hệ tiêu hoá
Mẹ có biết, hệ tiêu hoá là nền tảng quan trọng để giúp bé phát triển tốt về cả thể chất lẫn trí tuệ? Cùng nhìn lại 3 lý do mẹ cần chăm sóc tốt hệ tiêu hoá, để bụng vui, bé khoẻ và thông minh nhé!
Bé chỉ khỏe, khi bụng vui
Sau khi ra đời, các kháng thể bé nhận được từ của mẹ trong giai đoạn bào thai và sau đó là qua nguồn sữa mẹ, sẽ suy giảm dần và mất đi. Lúc này, sự cân bằng và khỏe mạnh của hệ tiêu hóa đóng vai trò hết sức quan trọng, vì có đến 70% - 80% khả năng đáp ứng tốt của hệ miễn dịch ở trẻ bắt nguồn từ hệ tiêu hóa và các hạch bạch huyết liên quan đến hệ tiêu hóa.
Thực tế, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ làm đảo lộn môi trường sinh học trong lòng ruột và gây nên những rối loạn về miễn dịch, khiến trẻ dễ bị mắc bệnh về đường hô hấp hoặc đường tiêu hóa, khó hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Việc chăm sóc các cơ quan tiêu hoá tốt đồng nghĩa với việc tăng cường miễn dịch tốt nhất cho trẻ.
Bên cạnh đó, khi bụng vui, 100% năng lượng được sản sinh từ hệ tiêu hoá sẽ đưa các dưỡng chất quan trọng đi khắp cơ thể, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Đủ năng lượng và dưỡng chất giúp bé khoẻ và thông minh hơn
Bé thông minh hơn nhờ bụng vui
Theo các nhà khoa học, khi phát triển hoàn thiện và khoẻ mạnh, hệ tiêu hoá sẽ giúp sản sinh đến 95% serotonin cho cơ thể. Đối với hệ thần kinh trung ương, Serotonin chính là loại chất dẫn truyền đặc biệt làm gia tăng các kết nối thần kinh, đẩy tốc độ kết nối các xinap thần kinh đạt chuẩn khoảng 2 triệu xinap/giây, giúp trẻ tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh và hiệu quả hơn. Serotonin còn được cơ thể sử dụng để điều chỉnh chuyển động ruột và nhiều chức năng của hệ thần kinh trung ương như điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ, và đặc biệt là khả năng nhận thức, ghi nhớ,... Do đó, khi mức serotonin bị hạ thấp hoặc mất đi sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Chọn Tummy Care giúp bụng vui, bé khoẻ và thông minh
Theo Tiến sỹ Nguyễn Anh Tuấn, Thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan Mật Nhi Việt Nam: "Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời thường non yếu, dễ dẫn đến những triệu chứng tiêu hoá do chưa có đủ lượng men cần thiết và đường ruột chưa hoàn thiện. Tại Việt Nam, theo số liệu theo dõi của trung tâm khám tư vấn dinh dưỡng - Viện Dinh Dưỡng, có trên 19.388 trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa (nôn trớ, táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, phân sống...) chiếm 47,2% trẻ dưới 5 tuổi". Những triệu chứng tiêu hoá này có thể khiến trẻ biếng ăn, còi cọc, suy dinh dưỡng, thậm chí, khi kéo dài, có thể ảnh hưởng đến sự hoàn thiện các tế bào não và hệ thần kinh trung ương.
"Bên cạnh việc cho bé ăn đúng cách, giữ gìn vệ sinh và chọn lựa thực phẩm an toàn, dễ tiêu hoá, mẹ cần học cách kiểm tra tình trạng tiêu hoá của con thường xuyên. Mặt khác, mẹ nên bổ sung vào các bữa ăn xen kẽ cho bé các loại dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung có hệ dưỡng chất tiên tiến Tummy Care, chứa 100% đạm whey dễ tiêu hóa, hỗn hợp đường bột giảm lactose, hệ chất béo không chứa dầu cọ và chất xơ GOS để giúp bé tiêu hoá tốt hơn, phân mềm và xốp hơn, giảm áp lực cho ruột, từng bước hoàn thiện hệ tiêu hóa ngay từ giai đoạn đầu đời", bác sỹ Tuấn nhấn mạnh.
Theo VNE
Tỏi chống nhiễm khuẩn ở trẻ em Một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học Canada cho thấy tỏi có chứa các hợp chất giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ bị nhiễm khuẩn từ thực phẩm, cụ thể là từ sữa bột. Tỏi chứa hợp chất có tác dụng chống nhiễm khuẩn - Ảnh: Thái Nguyên Các nhà khoa học thuộc Trường đại học British Columbia (Canada) phát hiện...