Sữa đậu bình dân ấm bụng đêm Đà Lạt
Sữa đậu nành nóng phổ biến ở Đà Lạt đến mức bạn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ đâu, từ chợ đêm đến các quán cà phê.
Cứ vào mỗi tối, tiết trời Đà Lạt lại se lạnh. Du khách dạo phố núi thường ghé những xe bán sữa đậu nóng gọi một cốc cho ấm bụng. Không biết từ khi nào, sữa đậu nành, đậu xanh, đậu phộng lại trở thành một đặc sản của Đà Lạt, bên cạnh các món như bánh tráng nướng, dâu tây lắc, kem bơ…
Giống như các nơi khác, sữa đậu nành ở Đà Lạt cũng được chế biến theo cách rất bình dân và đơn giản. Những hạt đậu nành được ngâm, xay, sau đó lọc lấy nước và cho lên bếp đun sôi. Sữa đậu nành có giá rẻ, lại giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho người dân xứ lạnh.
Thay vì trà đá như các nơi khác, sữa đậu nành được phục vụ với bất kỳ món ăn nào tại Đà Lạt. Ảnh: @__hp.le/Instagram
Video đang HOT
Ở Đà Lạt, người bán thường phục vụ hai loại sữa đậu nành là “nành bò” và “nành đường”. Để sữa có thêm vị ngọt và dễ uống hơn, tuỳ khẩu vị của khách, chủ quán sẽ pha thêm đường hoặc sữa bò đặc. “Nành bò” còn có thể hiểu đơn giản là sữa đậu nành pha cùng sữa bò. Món sữa này giàu dưỡng chất, có hương vị ngọt bùi của sữa bò quyện với vị thanh mát của đậu nành. Tại một vài nơi, chủ quán biến tấu thêm khi đun đậu nành cùng lá dứa, khiến món sữa thơm ngát và có vị thanh thanh.
Sữa đậu xanh và sữa đậu phộng cũng là hai thức uống được nhiều người chọn khi đến Đà Lạt. Hai loại đồ uống này có vị ngậy hơn sữa đậu nành, uống dễ no. Bảo Ngọc, 24 tuổi, sống tại Hải Phòng, cho biết mỗi lần đi Đà Lạt, buổi tối chỉ cần uống một cốc sữa đậu xanh và ăn một chiếc bánh ngọt là chắc dạ. Mạnh Hiếu, 27 tuổi, đến từ Hà Nội, lại “nghiện” cảm giác được ngồi nhâm nhi sữa nóng giữa tiết trời selạnh tại Đà Lạt: “Ở Hà Nội, tôi thường ngồi các quán trà đá để hàn huyên với bạn bè, còn ở Đà Lạt thì sữa đậu nành nóng là lựa chọn số một”, Hiếu chia sẻ.
Tại khu chợ Âm Phủ, một cốc sữa thường được bán với giá 10.000-15.000 đồng. Ảnh: Trung Nghĩa
Thức uống bình dân này ở đâu cũng có, nhưng tại Đà Lạt, các loại sữa này thường được phục vụ nóng, thay vì uống lạnh như nhiều nơi khác. Sữa đậu nành nóng phổ biến ở Đà Lạt đến mức bạn có thể dễ dàng mua ở bất kỳ đâu, từ chợ đêm đến các quán cà phê. Nhiều người cho rằng, nếu tới Đà Lạt mà chưa ngồi cạnh các xe đẩy để nhâm nhi cốc sữa nóng và hàn thuyên với bạn bè thì trải nghiệm khám phá phố núi chưa thực sự trọn vẹn. Sữa thường được ăn kèm với các loại bánh ngọt như bánh tiêu, bánh sừng bò, quẩy…
Bún thịt nướng ống tre ở Đà Lạt
Bún thịt nướng mang phong cách núi rừng Tây Nguyên, có thành phần đa dạng, bài trí đẹp mắt trong ống tre lớn.
Quán bún tộ Măng Line trên đường Phù Đổng Thiên Vương, TP Đà Lạt là địa chỉ du khách thường lui tới để thưởng thức các món bún đựng trong tộ lúc nào cũng nóng hổi nghi ngút khói. Tại đây bạn có thể thưởng thức các loại bún khác nhau như bún bò, bún măng, bún thang, bún chả mực, bún riêu, bò kho... với giá từ 45.000 đồng đến 55.000 đồng/phần.
Anh Hoàng mở quán từ 4 năm trước, lấy tên theo thôn văn hóa Măng Line, nơi anh sinh sống và có đông người dân K'Ho cư ngụ ở phường 7, TP Đà Lạt. Ngoài phục vụ những món bún nóng rất hợp thời tiết se lạnh của phố núi, quán bún của anh Hoàng cũng được thực khách chú ý nhờ món bún thịt nướng đựng trong ống tre, mang phong cách bản địa của núi rừng Tây Nguyên.
Bún thịt nướng thưởng thức trong ống tre khiến thực khách thích thú. Ảnh: @theodore287/Instagram
Món bún gây ấn tượng với cách trang trí bắt mắt. Quán dùng cây tre lớn chặt thành từng đoạn dài rồi chẻ đôi, hai đầu ống có mắt tre giữ thức ăn. Trên thân tre bày đủ loại nguyên liệu như bún tươi, rau sống thái nhỏ cùng thịt nướng, chả bò lá lốt, chả giò đi kèm với chén nước mắm ngọt.
Bún ống tre có các loại thịt ăn kèm đa dạng, thịt heo nướng mè xắt miếng dày dặn, tẩm ướp đậm vị, cay của ớt và dậy mùi thơm của sả băm; chả giò gói mỏng, cuốn chắc tay, chiên vàng giòn; bò nướng lá lốt dậy mùi thơm bên ngoài, thịt bên trong mềm mại, không bị khô. Những nguyên liệu này đều được làm chín, khi khách gọi thì chủ quán bắt bếp hâm nóng trên chảo, sau đó xếp vào ống tre, rắc đậu phộng béo cùng hành phi thơm lên trên.
Phần ăn được thực khách đánh giá đầy đặn, bày trí chỉn chu, các loại rau sống ăn kèm như bắp cải, diếp cá, tía tô đều tươi, giòn, có thêm cà chua và dưa leo cắt miếng trang trí. Nước mắm tại quán pha loãng vì thịt đã ướp đậm đà. Thực khách có thể thêm ớt tươi xay nếu thích ăn cay.
Bún ống tre và bún tộ phục vụ tại quán. Ảnh: @cattien.huynh/Instagram
Cát Tiên (sinh năm 1994) nhận xét món ăn ở quán thiên về vị cay nồng, bún ngon trọn vị, quán phục vụ nhanh, không gian buổi trưa có hơi hanh, nắng. Còn Hoàng Tùng (sinh năm 1996) cảm nhận món bún ống tre rất hợp vị, tuy nhiên khi để trong ống tre có thể khó gắp và thưởng thức không được thoải mái như ăn trong tô, đĩa, trộn bún, thịt, nước mắm và các loại rau sẽ dễ dàng hơn.
Ngoài rau sống đi kèm trong từng phần ăn của thực khách, quán cũng bày thêm nhiều rau chuối, rau muống, bắp cải thái nhỏ cho thực khách tự phục vụ, các quầy gia vị như ớt tươi, sa tế, nước mắm, chanh... được bày đầy đủ. Quán bán từ 6h đến 18h hàng ngày, có bãi đậu xe máy và ôtô miễn phí cho khách.
Đậu phụ trứng đơn giản dễ làm tại nhà Đậu phụ trứng tự làm ở nhà có cách làm vô cùng đơn giản lại an toàn, mà hơn hết là ngon không kém đậu phụ trứng đi mua đâu. Đậu phụ trứng đơn giản dễ làm tại nhà Nguyên liệu làm đậu phụ trứng tại nhà đơn giản: 150g đậu nành 3 quả trứng. Cách làm đậu phụ trứng tại nhà đơn...