Sữa chua trân châu Hạ Long đổi concept nguyên 1 cửa hàng để chào đón Trung thu, tiết lộ có 193 cơ sở và hầu hết đã hoàn vốn
Sữa chua trân châu Hạ Long cho biết đang đẩy mạnh phát triển khu vực miền Trung, miền Nam để hướng tới mốc 250 cơ sở vào cuối năm nay.
Trung thu là thời điểm nhiều thương hiệu F&B tung ra các sản phẩm mới cũng như chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng, đặc biệt sau thời gian dài tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Với chuỗi Sữa chua trân châu Hạ Long, mùa Trung Thu năm nay, thương hiệu này đã quyết tâm “chơi lớn”, đầu tư hơn 400 triệu đồng để thay đổi concept nguyên một cửa hàng, từ mặt tiền cho tới không gian, nội thất bên trong.
Được biết cửa hàng là cơ sở thứ 100 của chuỗi, được mệnh danh là “lâu đài nhỏ” bởi quy mô hoành tráng của một biệt thự 3 tầng lầu, thuộc khu đô thị Geleximco Lê Trọng Tấn (Hà Nội).
Thay vì phong cách trắng-xanh quen thuộc, cửa hàng đã được làm mới lại theo phong cách cung đình thời Lí với màu tường đỏ đô trầm kết hợp mái vạt ngói đen tuyền. Tiểu cảnh hậu cung hoàng hậu, rèm hai lớp, cùng hàng nghìn dải lụa đỏ may mắn và hơn 100 chiếc đèn lồng,… tạo ra không gian đậm chất dân tộc nơi đây.
Đại diện thương hiệu chia sẻ: “Sau khi lên ý tưởng chúng tôi quyết định “nhuộm đỏ” toà lâu đài trắng để nhấn mạnh vào tính truyền thống cho mùa Trung thu, tạo sự nổi bật và gây ấn tượng với khách hàng. Trên hết chúng tôi muốn đưa tới cho khách hàng một địa điểm check-in mới mẻ, vừa có thể gặp gỡ bạn bè vừa chụp được những kiểu ảnh đẹp nhân dịp lễ Trung thu tới đây”.
Cũng theo vị đại diện này, dù tốn nhiều chi phí đầu tư không gian, giá thành sản phẩm vẫn giữ nguyên trong khoảng 25.000 đồng/cốc như trước đây. Concept màu đỏ trầm sẽ được duy trì đến hết tháng 8 âm lịch và sau đó cửa hàng trở về phong cách trắng-xanh quen thuộc.
Thành lập vào tháng 8/2019, Sữa chua trân châu Hạ Long đang là chuỗi sữa chua lớn nhất trên thị trường hiện nay nhờ đi theo mô hình nhượng quyền và liên tục mở rộng.
Đại diện thương hiệu cho biết mùa Covid-19 vừa qua, họ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi thay vì đến cửa hàng, khách đã chuyển sang đặt hàng online và tần suất tái sử dụng trong 1 tuần của khách hàng khá cao.
“Hiện tại chúng tôi đã có 193 cơ sở trên toàn quốc, tình hình kinh doanh khá tốt khi các chủ đầu tư hầu hết đã hoàn vốn và các cửa hàng đang đi vào guồng quay của nó. Chúng tôi đã và đang tập trung mở rộng ở khu vực miền Trung, miền Nam. Dự kiến đến cuối năm sẽ có khoảng 250 cơ sở”.
Đồ chơi truyền thống lên ngôi, phủ đỏ phố Hàng Mã trước thềm Tết Trung thu
Giá cả hợp lý, kiểu dáng đa dạng, màu sắc bắt mắt giúp những món đồ chơi truyền thống nổi bật trên phố Hàng Mã, thu hút người tiêu dùng trong dịp Trung thu này.
Những ngày này, khi Tết Trung thu đang tới rất gần, cả con phố Hàng Mã như khoác lên mình một chiếc áo mới với đủ màu sắc rực rỡ. Tại phố Hàng Mã năm nay, các đồ chơi truyền thống có hình ảnh quen thuộc với người dân Việt như đèn lồng, mặt nạ, trống..., được bày bán số lượng nhiều.
Những chiếc đầu lân, đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi, trống tiêu vẫn được xếp vào hàng đầu tiên trong những lựa chọn tiêu dùng của người dân và trẻ em trước dịp Trung thu này.
Video đang HOT
Năm nay các món đồ chơi truyền thống tiếp tục lên ngôi ở Hàng Mã và được rất nhiều người tiêu dùng lựa chọn.
Rất nhiều gia đình tranh thủ dịp cuối tuần để ghé mua cho con những món đồ chơi ưng ý chuẩn bị cho Tết Trung thu.
Các mặt hàng truyền thống được bày bán chủ yếu là đèn ông sao, đèn kéo quân, đầu lân,... Chị Hoàng Thị Thơm, một người buôn bán đồ chơi Trung thu trên phố Hàng Mã cho biết: " Năm nay, các loại mặt hàng đồ chơi truyền thống vẫn nổi bật hơn hẳn so với các loại đồ chơi nhập khẩu nước ngoài".
Giá các loại đồ chơi dân gian năm nay cũng tăng nhẹ khoảng 10 - 20.000 đồng/sản phẩm so với năm ngoái. Giá các loại đèn ông sao vào khoảng 10 - 15.000 đồng/sản phẩm, các loại cỡ to hơn là 60 - 100.000 đồng/sản phẩm. Đèn lồng giấy có giá 20 - 50.000 đồng/chiếc, tùy từng kích cỡ. Đầu lân sư tử là loại đồ chơi có giá đắt nhất, khoảng 550 - 950.000 đồng/chiếc, loại đầu lân đặc biệt có giá lên tới 3 triệu đồng/chiếc.
Đèn ông sao là mặt hàng được bày bán nhiều nhất. Giá phổ biến từ 15 - 35.000 đồng/chiếc, tùy kích cỡ.
Đèn ông sao kích thước khủng có giá từ 250 - 350.000 đồng/chiếc.
Đèn kéo quân size nhỏ có giá chỉ 20.000 đồng/chiếc.
Đèn Trung thu bằng giấy hình bông hoa.
Mặt nạ giấy bồi, một món đồ chơi truyền thống được chính tay các nghệ nhân phố cổ làm thủ công có giá bán khoảng 35 - 70.000 đồng/chiếc. Trong khi đó mặt nạ nhựa được nhập về có giá dao động từ 20 - 40.000 đồng/chiếc.
Đèn lồng có nhiều loại và kiểu dáng như: hình bông hoa, con thuyền, con vật, hình trụ, hình tròn..., phổ biến ở mức 20 - 60.000 đồng/chiếc. Đặc biệt năm nay, đèn lồng sản xuất tại Việt Nam đã có nhiều loại gắn đèn, chip nhạc, nên rất thu hút các bạn nhỏ.
Đèn nhấp nháy hoạt hình có giá 20.000 đồng/chiếc.
Đầu lân sư tử là loại đồ chơi có giá đắt nhất, khoảng 550 - 950.000 đồng/chiếc, loại đầu lân đặc biệt có giá lên tới 3 triệu đồng/chiếc.
Mặt nạ làm bằng giấy với hình con vật hoặc hình chú Tễu được bán ở mức 25.000-40.000 đồng/chiếc.
Đèn lồng giấy có giá 20.000 - 50.000 đồng/chiếc, tùy từng kích cỡ.
Đèn giấy hình cá.
Đầu lân size nhỏ có giá 55.000 đồng/chiếc.
Chị Minh Thư (36 tuổi, Hà Nội) đi cùng con gái cho biết: " Các mặt hàng đồ chơi truyền thống của Việt Nam ngày càng bắt mắt, nhiều mẫu mã, đặc biệt được làm từ những chất liệu thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng nên tôi ưu tiên mua về cho cháu".
Đồng quan điểm với chị Thư, chị Mai Huyền một nhân viên văn phòng tại quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) chia sẻ, năm nay chị sẽ mua đồ chơi dân gian là đèn lồng, mặt nạ cho con vì muốn con trải nghiệm cảm giác truyền thống của Tết trung thu.
Các đồ chơi khác như siêu nhân, robot thì không mua do không có gì mới so với mọi năm. Bên cạnh đó, chị Huyền cũng sợ hàng Trung Quốc có nhiều đồ làm giả, hàng nhái kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đồ chơi truyền thống vẫn là lựa chọn hàng đầu của nhiều người tiêu dùng khi ghé tới phố Hàng Mã.
Theo khảo sát, năm nay các loại đồ chơi nhập ngoại không có mẫu mã mới như: siêu nhân, máy bay, robot chạy bằng pin hoặc điều khiển từ xa, búp bê, gấu bông. Tuy nhiên các sản phẩm này không giảm giá mà có phần gia tăng khoảng 50 - 100.000 đồng/sản phẩm. Mức giá đồ chơi dao động từ 200.000 đồng - 2 triệu đồng/sản phẩm tùy từng mẫu mã và chất lượng.
Một cửa hàng đồ chơi nhập ngoại khá vắng khách.
Năm nay các loại đồ chơi nhập ngoại không có mẫu mã mới nhưng không giảm giá mà có phần gia tăng khoảng 50 - 100.000 đồng/sản phẩm.
Các loại bờm cho bé hóa công chúa đa dạng, mức giá bán dao động từ 25 - 35.000 đồng/chiếc.
Lý giải về vấn đề này, một chủ cửa hàng đang bán mặt hàng đồ chơi nhập ngoại này cho biết phần lớn sản phẩm đều được nhập theo đường tiểu ngạch, do dịch bệnh khiến việc đi lại khó khăn nên chi phí vận chuyển về cũng gia tăng, kéo theo giá thành sản phẩm tăng.
Ngoài các gia đình ra cũng có rất nhiều bạn trẻ chọn Hàng Mã là nơi đến vào những ngày cuối tuần để chụp ảnh và chọn mua những món đồ chơi nhỏ làm quà.
Phố Hàng Mã tấp nập mua bán mỗi mùa Trung thu đến.
Các mặt hàng đồ chơi tại Hàng Mã khá đa dạng, đầy đủ mẫu mã và giá tiền phải chăng cho người tiêu dùng lựa chọn. Chính vì thế đây là điểm mua sắm quen thuộc của người dân Hà thành mỗi mùa Trung thu tới.
Một em nhỏ được bố mẹ dẫn tới Hàng Mã để chọn món quà chơi Tết Trung thu.
Có những mẫu khuôn và địa chỉ mua uy tín này, đảm bảo bà nội trợ trổ tài làm bánh Trung thu chỉ nhận về lời khen mát mặt 5 mẫu khuôn làm bánh và địa chỉ tin cậy gợi ý cho chị em để trổ tài làm bánh Trung thu cho cả gia đình. Khuôn bánh Trung thu là dụng cụ không thể thiếu giúp bạn làm ra những chiếc bánh Trung thu trong dịp rằm tháng Tám. Tuy nhiên nhiều chị em cũng chưa tỏ tường hết các loại khuôn...