Sửa chữa trái tim thương tổn của người đàn ông
TP HCM – Ông Bằng, 66 tuổi đang ngủ thì đột ngột lên cơn đau tức ngực, cảm giác không thể thở được.
Người nhà phải đỡ dậy ông dậy để thở và đưa đến Bệnh viện Gia An 115 cấp cứu khuya 30/7. Gần một năm bệnh nhân chung sống với bệnh hẹp động mạch vành, hở nặng van hai lá và van ba lá. Nhiều lần ông lên cơn mệt, khó thở, tức ngực, phải thường xuyên đi bệnh viện.
Tiến sĩ Phạm Thế Việt, Trưởng khoa Ngoại, cho biết tim người bệnh có nhiều vấn đề nghiêm trọng. Phần thân động mạch vành hẹp nặng, gây nghẽn dòng máu nuôi tim đến 90%, có thể dẫn đến tắc nghẽn động mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp, thậm chí suy tim, suy thở và đột tử bất kỳ lúc nào.
Bệnh nhân bị hở cả ba van tim là van hai lá, van ba lá, van động mạch chủ. Các van này không thể đóng kín làm máu trào ngược lại buồng tim mỗi khi tim co bóp, dẫn đến suy tim. Ông Bằng còn mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp đã nhiều năm.
Các bác sĩ phẫu thuật tim cho ông Bằng. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Trải qua ca mổ kéo dài hơn 8 giờ, các bác sĩ vừa bắc cầu động mạch vành, vừa sửa chữa tạo hình van tim hai lá và van tim ba lá. Bắc cầu động mạch vành là kỹ thuật tối ưu giúp kết quả thông của miệng nối mạch vành được lâu dài nhất, khá phức tạp nên ít bệnh viện thực hiện được. Theo tiến sĩ Việt, các bác sĩ đã sửa chữa tất cả tổn thương của quả tim bệnh nhân trong một cuộc mổ, tránh phải phẫu thuật nhiều lần.
Bệnh nhân hồi phục tốt sau mổ, chức năng tim cải thiện, không còn suy tim. Vừa tái khám sau hơn một tháng mổ tim, ông Bằng hồng hào, nhanh nhẹn, “cảm thấy mình vẫn có ích”, không còn “suốt ngày ngồi một chỗ vì mệt mỏi” như trước.
Lê Phương
Theo VNE
Video đang HOT
10 thực phẩm giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch
Tắc nghẽn động mạch gây ra rất nhiều bệnh về mạch máu nguy hiểm như bệnh động mạch cảnh, động mạch vành, động mạch thận, động mạch ngoại vi, xơ cứng động mạch...
Thế nhưng lại có một cách khá đơn giản giúp giảm thiểu các nguy cơ gây tắc nghẽn động mạch, đó là các thực phẩm ăn hàng ngày mà bạn nên chú ý lựa chọn.
Động mạch là đường dẫn máu giàu oxy từ trái tim đến phần còn lại của cơ thể. Bình thường động mạch có độ đàn hồi, thông và khỏe, nhưng khi động mạch bị tắc nghẽn (còn gọi là xơ vữa động mạch) thì đó là tình trạng nghiêm trọng và là yếu tố chính của các bệnh tim mạch như đột quỵ, đau tim và bệnh mạch máu ngoại biên.
Mặc dù nguyên nhân chính xác của động mạch bị tắc vẫn chưa được biết, xơ cứng động mạch là một tình trạng phức tạp thậm chí có thể bắt đầu ở tuổi thơ và từ từ phát triển khi bạn già đi. Một số yếu tố bao gồm tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường và kháng insulin có thể làm hỏng các lớp bên trong của động mạch.
Các yếu tố khác bao gồm béo phì, lười tập thể dục, ăn chất béo trung tính cao, nhiễm trùng, viêm mạn tính, lupus hoặc phơi nhiễm kim loại nặng. Nồng độ cholesterol cao và chất béo trong máu cũng được coi là nguyên nhân có thể gây xơ cứng động mạch, thậm chí các yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng sản xuất cholesterol liên quan đến xơ cứng động mạch...
Để ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch, 10 loại thực phẩm dưới đây sẽ giúp làm thông tắc động mạch của bạn thay vì chỉ dựa vào các loại thuốc do bác sĩ kê toa.
1. Nghệ
Gia vị phổ biến này chứa một polyphenol gọi là curcumin từ lâu đã được biết là có lợi trong tác dụng bảo vệ tim mạch. Tinh chất nghệ cũng được cho là làm giảm cholesterol LDL và mảng bám tích tụ trong động mạch. Một nghiên cứu từ năm 2011, được công bố trong Tạp chí Dinh dưỡng và Nghiên cứu thực phẩm cho thấy, nghệ có hiệu quả hơn trong việc giảm cholesterol và ức chế tổn thương xơ vữa động mạch sớm hơn lovastatin, một loại thuốc giảm cholesterol.
2. Tỏi
Đây được coi là một trong những loại thực phẩm hiệu quả hàng đầu đối với điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch. Tỏi đã được chứng minh trong các nghiên cứu nhằm giúp hạ huyết áp, làm chậm xơ vữa động mạch và ngăn ngừa bệnh tim. Các nghiên cứu cũng đã tìm thấy tỏi có lợi trong ngăn ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, làm giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ có lẽ vì nó hoạt động như một chất pha loãng máu.
3. Gừng
Gia vị này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Gừng có một số hợp chất như shogaols và gừng có tác dụng làm giảm cholesterol, do đó ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám và động mạch bị tắc nghẽn. Tinh chất gừng có thể làm giảm cholesterol và chất béo trung tính trong máu, các vùng tổn thương động mạch chủ và tập hợp peroxit chất béo liên kết LDL.
4. Ớt
Những thứ cay cũng tốt cho các động mạch bị tắc nghẽn. Ớt chứa một hợp chất capsaicin giúp giảm LDL cholesterol, cải thiện lưu thông máu và giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ. Capsaicin được phát hiện có khả năng ngăn ngừa biến chứng phổi và mạch máu phát sinh từ việc sử dụng thuốc điều trị ARV (hoạt tính cao), được cho là làm tăng xơ vữa động mạch và tăng huyết áp động mạch phổi.
5. Chanh
Chúng ta đều biết rằng uống nước chanh là một thói quen lành mạnh tốt cho tim của bạn. Chanh được biết là làm giảm mức cholesterol và giúp các động mạch bằng cách ngăn ngừa tổn thương oxy hóa. Khi ăn chanh, các động mạch cũng được nạp vitamin C, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và nếu sử dụng liều cao có khả năng giảm cholesterol, tăng lipoprotein mật độ cao (HDL), ức chế kết tập tiểu cầu, giảm viêm và tăng cường độ đàn hồi động mạch.
6. Quế
Quế rất tốt cho việc giảm nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh tim. Một nghiên cứu được công bố trên Diabetes Care đã quan sát 60 bệnh nhân đái tháo đường trong khoảng thời gian 40 ngày và cho thấy tiêu thụ từ 1,3-6g mỗi ngày có thể làm giảm lượng glucose, LDL và cholesterol toàn phần trong bệnh tiểu đường loại 2. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng quế có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
7. Hạt lanh
Hạt lanh là một loại thực phẩm có nhiều chất xơ tốt cho sức khỏe tim mạch, đồng thời nguồn axit omega-3, axit alpha-linoleic trong hạt lanh giúp giảm viêm và hạ huyết áp, nên được cho là có thể ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. Tạp chí Atherosclerosis công bố một nghiên cứu cho thấy rằng hạt lanh đã làm giảm sự phát triển của xơ vữa động mạch chủ tới 46%.
8. Kim chi
Một món ăn phổ biến ở Hàn Quốc rất nhiều probiotic, được làm từ bắp cải lên men và ớt cay, đã được chứng minh là làm chậm quá trình xơ vữa động mạch. Kim chi có một hợp chất hoạt tính 3-94-hydroxy-, 5-dimethoxyphenyl giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch chủ với chế độ ăn nhiều cholesterol. Ngoài ra, bắp cải lên men có thể làm suy giảm các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu chlorpyrifos và bisphenol A.
9. Vừng
Hạt vừng có thể giúp làm giảm tắc nghẽn động mạch. Axit béo chứa trong dầu vừng có thể ức chế hiệu quả sự hình thành tổn thương xơ vữa động mạch, chất béo trung tính,
10. Nước ép quả lựu
Nước ép quả lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và axit punicic, được cho là làm giảm sự hình thành mảng bám - nguyên nhân làm tắc nghẽn và xơ vữa động mạch. Ngoài ra, nó cũng chứa magiê và selen, chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch. Trong một nghiên cứu toàn diện được công bố trên Tạp chí Tim mạch Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng uống nước lựu (240ml) mỗi ngày trong 18 tháng làm chậm sự phát triển của bệnh động mạch cảnh.
Nguyễn Mai Hương
Theo Sức khỏe & Đời sống
Chụp mạch máu não cứu bệnh nhân đột quỵ Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, không nói được, liệt dây thần kinh mặt bên phải và yếu nửa người bên phải. Các bác sĩ đã phải nhanh chóng can thiệp cứu bệnh nhân khỏi nguy cơ liệt và tử vong do đột quỵ. Hình ảnh mạch máu não của bệnh nhân bị đột quỵ trước và sau can thiệp...