Sửa chữa quốc lộ 1A gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến người dân
Người dân xã Nhị Khê ( Thường Tín, Hà Nội) đang phải hàng ngày chống chọi với bụi mù mịt do thi công nâng cấp đường quốc lộ 1A gây nên.
Dự án cải tạo, nâng cấp đoạn qua địa phận quốc lộ 1A đoạn qua xã Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) từ Km 189 đến Km194 do huyện Thường Tín làm chủ đầu tư nhằm mở rộng mặt đường.
Tuy nhiên, người dân sinh sống xung quanh khu vực này đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do nhà thầu thi công dự án không đảm bảo, khiến người dân vô cùng bức xúc, cuộc sống bị đảo lộn.
Khu vực này bụi bay mù mịt mỗi khi có xe cộ đi qua.
Để đối phó với tình trạng bụi bặm này, người đi đường phải trang bị kín mít bằng mũ, khẩu trang, kính,… mỗi khi đi ngang qua tuyến giao thông này.
Bụi bám dầy trắng xóa cây cối bên đường.
Người dân sống hai bên đường phải đổ nước ra đường để giảm mức ô nhiễm của bụi gây ra.
Nhiều cửa hàng phải phải đóng cửa kính im ỉm cả ngày vì bụi.
Nhiều nhà dân hai bên đường phải lấy vải hoặc bạt che chắn từ ngoài cửa để ngăn bớt tình trạng bụi bay vào nhà.
Video đang HOT
Không chỉ phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường, việc buôn bán của nhiều người dân sống bên đường cũng bị ảnh hưởng.
“Kể từ khi thi công tuyến đường này, ngày nào cũng vậy, cứ sáng sớm quét dọn, lau chùi, nhà cửa, bàn ghế sạch sẽ nhưng chỉ vài tiếng đồng hồ sau là bụi lại phủ đầy mặt bàn, mặt ghế, giường tủ…”, bà Hải Yến cho biết
“Gia đình tôi kinh doanh bán nước giải khát, cà phê, do đoạn đường này bụi bẩn nên khách cũng ngại dừng lại để uống nước, việc buôn bán vì thế rất ế ẩm, ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế gia đình”, một hộ bán nước ven đường chia sẻ.
Nhiều hộ dân đề nghị cần phải có biện pháp xử lý nhằm giảm thiểu bụi, góp phần vào việc bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân
'Thảm họa' rác thải sau những phiên chợ đêm phố cổ Hà Nội
Sau mỗi đêm phiên chợ diễn ra, khi các ki ốt bán hàng thu dọn, cảnh rác thải vứt bừa bãi trên các tuyến phố gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường...
Chợ đêm phố cổ Hà Nội - "chợ phiên" đặc biệt giữa lòng phố cổ từ lâu đã trở thành điểm đến quen thuộc, thu hút người dân Thủ đô và du khách thập phương, quốc tế mỗi dịp cuối tuần. Tuy nhiên, sau mỗi đêm phiên chợ diễn ra, khi các ki ốt bán hàng thu dọn, cảnh rác thải vứt bừa bãi trên các tuyến phố không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, ô nhiễm môi trường, mà còn khiến dư luận bức xúc.
Chợ đêm phố cổ Hà Nội nằm trên các tuyến phố kéo dài gần 3km từ phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường đến cổng chợ Đồng Xuân (quận Hoàn Kiếm). Bất kể thời tiết mưa nắng, từ 18 - 23 giờ các tối thứ 6, thứ 7, chủ nhật hàng tuần, các hộ kinh doanh đủ các mặt hàng lại dựng các ki ốt bán hàng san sát nhau dưới lòng đường, trên vỉa hè, thu hút người dân, du khách đến mua sắm, tham quan.
Chợ đêm phố cổ Hà Nội quy tụ gần 4.000 gian hàng, bày bán đủ loại sản phẩm, từ đồ gia dụng, quần áo, đồ chơi, đồ lưu niệm, đến đồ thủ công mỹ nghệ, đồ ăn uống... với giá tương đối bình dân, phù hợp với túi tiền của nhiều người khi đến đây, nên từ lâu đã trở thành địa điểm lưu giữ, giao lưu văn hóa với khách trong nước và quốc tế.
Khi các ki ốt bán hàng chợ đêm phố cổ thu dọn, cũng là lúc rác thải các loại bắt đầu xuất hiện tràn ngập trên các tuyến phố.
Nhếch nhác rác thải các loại tràn ngập trên vỉa hè, dưới lòng đường phố Hàng Đào.
Cảnh rác thải như thế này làm nản lòng du khách.
Rác thải chất đống khu vực cuối phố Hàng Đào, mặc dù cách đó chỉ vài bước chân tại ngã tư Hàng Đào - Hàng Bạc là điểm đặt thùng rác của các đơn vị vệ sinh môi trường.
Tuy nhiên, khi phiên chợ kết thúc lúc 23 - 24 giờ, các ki ốt bán hàng đóng cửa, thu dọn hàng hóa, thì dưới lòng đường, trên vỉa hè các tuyến phố chợ đêm lại tràn lan rác thải các loại vứt bừa bãi. Mặc dù chỉ sau đó ít phút, các công nhân môi trường ở cơ sở bắt đầu quét dọn, song cảnh tượng này không khỏi gây ra cái nhìn phản cảm, ấn tượng xấu, đặc biệt là đối với du khách, nhất là khách nước ngoài.
Rác thải chủ yếu gồm các loại túi nilon, cốc nhựa dùng một lần, chai lọ... bị không ít du khách đi chợ, nhất là các "nam thanh, nữ tú" và các hộ kinh doanh thiếu ý thức, tiện tay thải ra, mặc dù chính quyền cơ sở và các đơn vị vệ sinh môi trường đã bố trí các thùng bỏ rác, phân loại rác tại nhiều vị trí trên các tuyến phố chợ đêm.
Rác thải đủ loại toàn ni lông, chai lọ... khó tiêu hủy bị vứt bừa bãi tại chợ đêm.
Rác thải bừa bãi trên vỉa hè, dưới lòng đường, gốc cây... trên phố Hàng Ngang bị người dân, du khách, các hộ kinh doanh thiếu ý thức xả ra.
Rác chủ yếu là túi ni lông đựng hàng hóa bị thải ra ngay sau khi người mua nhận hàng.
Cảnh rác thải, giấy vệ sinh, đồ ăn uống... bị du khách xả xuống lòng đường trên đoạn phố Hàng Đường - Hàng Giấy.
Nhiều công nhân vệ sinh môi trường đô thị tại đây phản ánh, lượng rác thải lớn đa phần do người dân, du khách đi chơi chợ và các hộ kinh doanh vô tư vứt xuống đường, mà không bỏ đúng nơi quy định. Thậm chí, sau nhiều phiên chợ đêm kết thúc, lượng rác thu gom gấp nhiều lần so với ngày thường, khiến công nhân phải dọn dẹp cật lực đến 2 - 3 giờ sáng mới hết.
Qua tìm hiểu, phong trào "Chống rác thải nhựa" của UBND quận Hoàn Kiếm, phường Hàng Đào, nơi có các tuyến phố chợ đêm diễn ra đến nay đã thu hút nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực phố cổ Hà Nội, với nhiều mô hình, cách làm hay, góp phần thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, túi nilon khó phân hủy... như: Vận động các hộ kinh doanh, người dân cam kết, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế các sản phẩm nhựa, túi ni lông, phân loại rác thải tại nguồn... Song, do không được tuyên truyền thường xuyên, tình trạng vứt rác thải bừa bãi đang có chiều hướng tái diễn, gia tăng.
Khoảnh khắc một du khách thiếu ý thức, vô tư xả rác xuống lòng đường phố Hàng Ngang.
Nhếch nhác rác thải bủa vây xung quanh các quầy hàng bán đồ ăn uống tại chợ đêm.
Tình trạng thiếu ý thức, xả rác xuống phố của không ít người dân, hộ kinh doanh và du khách tại chợ đêm phố cổ như thế này thật đáng phê phán.
Thực tế trên đòi hỏi các cấp chính quyền cơ sở cần sớm có các giải pháp xử lý triệt để.
Đáng quan ngại là tình trạng mất vệ sinh do cả người bán và người mua; tình trạng lấn chiếm vỉa hè của các hộ kinh doanh hàng ăn uống, các sạp hàng "cóc"; sự xô bồ, lộn xộn, thiếu ý thức đi lại trong phiên chợ... đã và đang gây ảnh hưởng bộ mặt chợ đêm phố cổ, làm phiền lòng du khách, cũng như trở thành nỗi trăn trở với những ai nặng lòng với Hà Nội.
Thực tế này, đòi hỏi các cấp chính quyền cơ sở cần có các giải pháp tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức tự giác đảm bảo vệ sinh môi trường đô thị, an ninh trật tự thường xuyên hơn người dân, các hộ kinh doanh, du khách khu vực chợ đêm; đồng thời, tăng cường các biển báo, chỉ dẫn để mọi người cùng thực hiện, hạn chế tình trạng xử lý kiểu "bắt cóc, bỏ đĩa".
Hầm chui Lê Văn Lương gần 700 tỷ chính thức thông xe trong sáng nay Sáng 5/10, công trình hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 chính thức được khánh thành và thông xe một chiều đường. 7h sáng, hầm chui Lê Văn Lương - vành đai 3 nối giữa 2 quận Thanh Xuân và Nam Từ Liêm chính thức khánh thành và thông xe hướng lưu thông từ Tố Hữu tới Lê Văn Lương Đây...