Sữa chua – Lợi hay hại còn tuỳ cách ăn
Sữa chua là một thực phẩm có nhiều ích lợi ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, lợi hay hại cho sức khỏe còn tuỳ thuộc vào cách bạn sử dụng chúng.
Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe con người thông qua quá trình lên men đường lactose, làm tăng bifidobateria, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển. Tuy nhiên nếu không biết cách sử dụng, quá trình này có thể trở thành công cốc!
Sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men sữa động vật bởi một số loại vi khuẩn như: stretococcus lactic, lactobacillus caucasicus, streptococcus cremoris, nấm men… giúp chuyển đường đa thành đường đơn, giảm độ pH của sữa kéo theo sự đông tụ canxi trong sữa, chuyển hoá một phần casein (đạm trong sữa) thành peptone, acidamin và sản sinh ra chất tạo hương.
“Nội soi” thành phần sữa chua
Nói chung, giá trị dinh dưỡng của sữa chua không kém các loại sữa uống hàng ngày. Cứ 100g sữa chua đem đến khoảng 100kcal, 3g chất đạm, 125mg canxi, rất nhiều vitamin (đặc biệt vitamin B5, vitamin B12) và nhiều khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể. Mặt khác, quá trình lên men mang đến cho sữa chua một số vi khuẩn tạo ra enzym proteaza, có lợi đường ruột, giúp hệ tiêu hoá làm việc tốt… Khuẩn lactic trong sữa chua còn giúp kích thích gia tăng số lợi khuẩn trong đường ruột và khử hoạt tính một số hoá chất gây hại, kích thích tiêu hoá, tạo cảm giác ngon miệng và tăng hiệu quả hấp thu dưỡng chất từ thực phẩm.
Vì vậy, có thể xem sữa chua là một vắcxin tự nhiên để ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh dạ dày, đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày,… Với một số người sợ uống sữa (do cơ thể thiếu men lactose nên không chuyển hoá được đường lactoza trong sữa, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hoá) thì sữa chua ăn có thể giúp họ ngon miệng vì hầu như không gây khó chịu cho hệ tiêu hoá.
Bên cạnh công dụng tốt cho tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng, sữa chua ăn còn được xem là lựa chọn lý tưởng cho những ai quan tâm đến giữ dáng, giảm cân. Với hàm lượng carbohydrate, protein ở mức vừa phải, lại được phân giải thích hợp, sữa chua vừa có tác dụng giảm đói vừa giúp duy trì lượng đường huyết ổn định. Ngoài ra, axit lactic trong sữa chua còn hỗ trợ ngăn ngừa sự xâm nhập và kiềm chế hoạt động của các loại vi khuẩn có hại cho da. Đây được xem như chiếc “mặt nạ tự nhiên” giúp da mịn màng, tươi trẻ.
Lợi, hại còn tuỳ cách ăn
Với những công dụng nói trên, sữa chua rõ ràng rất tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên có tận dụng hết được những lợi điểm dinh dưỡng đó hay không còn tuỳ thuộc rất nhiều vào cách sử dụng của mỗi người.
Video đang HOT
Không nên ăn sữa chua lúc đói: độ pH thích hợp để men lactic trong sữa chua sinh trưởng và phát triển tốt là từ 4 – 5 trở lên. Khi đói, dịch vị trong dạ dày có độ pH từ 2 trở xuống sẽ làm men lactic trong sữa chua dễ bị huỷ hoại. Tốt nhất chỉ nên sử dụng sữa chua trong vòng 1 – 2 giờ sau bữa ăn.
Không đợi đun nóng lên rồi mới ăn: vì như vậy cũng làm mất đi tác dụng hữu ích và hương vị ngon lành của sữa chua.
Không ăn sữa chua và uống thuốc cùng lúc: các vi khuẩn lactic có trong sữa chua sẽ bị tiêu diệt nếu làm như vậy. Tốt nhất sau khi uống thuốc từ 2 – 3 giờ mới nên ăn sữa chua.
Ngoài ra, cũng phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chọn mua sữa chua, cũng như quá trình bảo quản khi trữ trong nhà.
Theo TS.BS Hoàng Kim Thanh
SGTT
Để ăn gì cũng thấy ngon
Ăn thế nào để có sức khỏe tốt không chỉ là việc bạn ăn những gì, mà còn tùy theo cách bạn ăn thế nào.
Để có thói quen ăn uống hợp lý, đem lại cảm giác ngon miệng, việc ăn uống phải khoa học. Điều đó không chỉ giúp thực phẩm được tiêu hóa tốt mà còn đảm bảo sức khỏe của bạn.
Bảy bí quyết sau sẽ giúp bạn ăn uống hợp lý và ngon miệng:
1. Tạo bầu không khí thư giãn
Hãy tạm ngưng những thứ có thể làm đứt quãng bữa ăn của bạn, ví dụ như điện thoại, tivi... Thay vào đó, bắt đầu bữa ăn bằng việc thư giãn với âm nhạc, hoặc những âm thanh của tự nhiên, hoặc có thể tạo cho mình cảm giác yên ắng để thưởng thức bữa ăn như khi bạn đang trong một chuyến du lịch nhỏ.
2. Chọn chỗ ngồi thoải mái
Chọn một chỗ ngồi với tư thế thật thoải mái, tốt nhất hãy ngồi ghế có nệm, điều đó sẽ giúp bạn có được cảm giác tốt khi dùng bữa ăn. Chỗ ngồi thoải mái cũng làm cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
Chỗ ngồi thoải mái cũng làm cho thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
3. Hít thở
Hãy dành vài phút để hít thở thật sâu, "tận hưởng" hương thơm từ các món ăn. Bạn có thể nhận thấy hương vị ngọt của trái chuối qua làn gió, hay cảm nhận hương thơm của phô mai, của những miếng bánh mì nướng, những chiếc bánh tart thơm lựng và ngọt ngào.
4. Cảm nhận từ thị giác
Hãy cảm nhận các món ăn bằng thị giác, như màu sắc, hình dáng, cách trang trí, để cảm nhận sự sức hấp dẫn và vẻ đẹp của từng món ăn. Từ màu tím của những trái nho, màu xanh của rau cải, màu hồng của nước ép... sẽ giúp bạn khơi gợi sự hào hứng trước mỗi bữa ăn.
Ăn từ từ, bạn mới thưởng thức được sự đậm đà thơm ngon
trong từng thức uống, món ăn.
5. Không nên ăn vội vã
Không nên ăn một cách ngấu nghiến mà phải ăn từ từ, đưa món ăn vào miệng, nhai một cách chậm rãi, để vị giác của bạn có thể cảm nhận được vị thơm ngon của món ăn. Ngay cả với rượu, hoặc sữa, cũng uống một cách từ từ, để hương vị thấm vào vị giác. Có như vậy, bạn mới thưởng thức được sự đậm đà thơm ngon trong từng thức uống, món ăn.
6. Ăn uống khi có đủ thời gian
Hãy thưởng thức bữa ăn từ từ cho đến khi bạn cảm thấy no bụng. Nếu bạn ăn quá vội, thức ăn sẽ tiêu hóa không kịp và cũng rất dễ bị đau bao tử.
7. Ngồi tại chỗ khi ăn xong
Sau khi kết thúc bữa ăn, hãy thở thật sâu, mỉm cười và nhớ lại sự thích thú khi thưởng thức các món ăn. Tuyệt đối không nên vận động mạnh sau khi ăn, vì có thể ảnh hưởng đến dạ dày.
Theo Lan Hương
Phụ nữ