Sữa chua, ăn thế nào cho hợp lý?
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe nhờ quá trình lên men. Tuy nhiên sử dụng sữa chua cũng phải hợp lý và có những trường hợp không nên ăn sữa chua…
Hỏi
Tôi được biết ăn sữa chua rất có lợi cho sức khỏe, tôi muốn biết sữa chua có tác dụng cụ thể như thế nào và sử dụng sữa chua thế nào là hợp lý?
Đáp
Sữa chua là sữa nguyên được lên men bởi các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Probiotics. Quá trình lên men giúp cho các chất dinh dưỡng trong sữa được chuyển thành dạng dễ tiêu hóa hơn.
Trong đó, các thành phần như chất đạm, chất béo có sẵn trong sữa đã được tiêu hóa một phần, rút ngắn thời gian hấp thu trong hệ thống tiêu hóa. Đường lactoza đã được lên men chuyển thành lactic, dễ hấp thu, làm giảm lượng đường tồn đọng lại ở hệ tiêu hóa nên tránh được tiêu chảy.
Sữa chua còn giúp cho cơ thể hấp thu can-xi và một số khoáng chất khác dễ dàng hơn. Thức ăn sữa chua còn có tác dụng điều hòa nhu động ruột, chống táo bón.
Video đang HOT
Với trẻ em, khi bắt đầu ăn sữa chua, cần tập cho trẻ thích nghi, ngày đầu chỉ cho ăn 1 thìa cà phê, sau đó tăng dần, khoảng 1-2 tuần sau cho trẻ ăn 1 cốc/ngày. Trẻ em từ 6 tháng đến 1 tuổi mỗi ngày nên dùng 1/2 cốc (khoảng 50 ml) sữa chua. Trẻ em 1-3 tuổi ăn 1 cốc/ngày (khoảng 100 ml). Người lớn và trẻ lớn ăn khoảng 1-2 cốc/ngày. Phụ nữ mang thai, người cao tuổi dùng 1 cốc/ngày.
Người đau dạ dày, trong giai đoạn cấp, còn có cơn đau thì không nên ăn sữa chua. Riêng trường hợp viêm dạ dày giảm a-xít thì dùng sữa chua như bình thường. Khi bệnh đã ổn định có thể ăn sữa chua sau khi ăn, tối đa 1 cốc/ngày tuần 1-2 lần và tránh ăn sữa chua khi đói và ăn sữa chua khi để lạnh hoặc ở nhiệt độ bình thường để đảm bảo chất lượng.
Theo Tạp chí Đẹp
5 loại thực phẩm giải độc cơ thể đón năm mới
Trước thềm năm mới hãy làm sạch cơ thể để bắt đầu không chỉ thời khắc mới cho cuộc sống mà cả thể trạng mới cho cơ thể. 5 loại thực phẩm dưới đây giúp bạn nhanh chóng "refresh" lại cơ thể dễ dàng.
Các độc tố có ảnh hưởng xấu đến cơ thể bao gồm cả độc tố bên trong và bên ngoài. Nội độc tố như: các gốc tự do, phân, cholesterol, chất béo axit uric, acia lactic, nước, thuốc và tắc nghẽn. Độc tố bên ngoài như: Ô nhiễm không khí, dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả, khí thải công nghiệp, hóa chất, chất bảo quản thực phẩm, mỹ phẩm quá nhiều kim loại nặng, đồ ăn vặt và các tác dụng phụ khác gây ra bởi nền văn minh hiện đại, vi sinh vật gây bệnh.
Lý do cơ thể cần giải độc
Nếu cholesterol quá cao, cơ thể khó bài tiết dẫn đến các bệnh như tăng huyết áp và xơ vữa động mạch. Phân là gốc rễ của các độc tố trong đường ruột của con người. Khi sức khỏe đường ruột không được lạc quan, các độc tố sẽ lưu giữ và xâm nhập trở lại vào cơ thể, làm giảm hệ thống miễn dịch, suy giảm năng lượng, hoặc thậm chí gây táo bón mãn tính. Kết quả là cơ thể lão hóa sớm trước tuổi. Hãy bắt đầu ngay từ bây giờ, trước thềm của năm mới hãy làm sạch cơ thể để bắt đầu không chỉ thời khắc mới cho cuộc sống mà cả thể trạng mới cho cơ thể.
5 loại thực phẩm dưới đây giúp bạn nhanh chóng "refresh" lại cơ thể một cách dễ dàng.
Gạo nâu - hữu hiệu cho đường ruột
Gạo nâu rất giàu vitamin B, E, có hiệu quả cải thiện khả năng miễn dịch cơ thể, thúc đẩy lưu thông máu, ổn định việc cung cấp năng lượng cho đường ruột. Hơn nữa, nó còn chứa lượng kali, magie, sắt, kẽm, mangan và các nguyên tố vi lượng khác và nhiều chất xơ có thể thúc đẩy sự gia tăng của vi khuẩn đường ruột, ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết. Vậy bạn còn chần chờ gì nữa mà không thưởng thức ngay một bát cơm rang vừng từ gạo nâu, không chỉ ngon miệng mà còn tốt cho cơ thể nữa đấy!
Tảo bẹ - nhu động "tăng tốc" cho đường ruột
Chuyên gia y tế Trung Quốc chỉ ra rằng tảo bẹ là thực phẩm có tính kiềm, giàu I-ốt có thể thúc đẩy sự trao đổi chất triglyceride máu, và ngăn chặn quá trình axit hóa của máu, giúp nhuận tràng, nhưng lại chứa ít calo, giàu chất xơ, có thể tăng tốc chuyển động đường ruột. Ngoài ra, tảo bẹ cũng chứa axit alginic, có thể làm giảm khả năng hấp thu đường ruột của stronti phóng xạ, và bài tiết qua sức khỏe đường ruột, trong khi đó nó cũng đóng vai trò quan trọng trong dự phòng bệnh bạch cầu.
Mộc nhĩ - làm sạch "một phần" đường ruột
Mộc nhĩ là một loại thực phẩm giúp rửa ruột tốt nhất cho mọi lứa tuổi. Trong thời gian dài đường ruột hấp thu các chất không lành mạnh như bụi và các tạp chất thì một dung nạp một lượng mộc nhĩ nhỏ cũng có tác dụng rửa ruột hiệu quả.
Đậu phụ - "năng lượng tích cực" cho đường ruột
Đậu phụ có tác dụng rất tốt cho nhu động ruột sinh lý, làm giảm sự khó chịu mỗi ngày. Ngoài ra, đậu phụ giàu chất xơ, với thành phần chính là glucomannan, có thể hình thành một màng bảo vệ trong thành ruột, rút ngắn thời gian cư trú của thực phẩm, giúp chất thải đường ruột sạch sẽ, có hiệu quả cho phép đường ruột hoạt động khỏe mạnh.
Lạc - Làm ẩm và tăng độ dai đường ruột
Cuộc khảo sát của Đại học Y tế công cộng cho thấy: Lạc có tác động mạnh mẽ đối với ruột. Điều này là do một chất đặc biệt trong dạ dày có tác dụng làm ẩm đường ruột rất tốt. Hơn nữa, phytic acid, phytosterol, và vật liệu đặc biệt khác sẽ làm tăng độ dai đường ruột, tăng khả năng chống lại sự xâm nhập bên ngoài.
Theo PNO
Sữa chua và sức khoẻ có thể bạn chưa biết Sữa chua hay yaourt thực chất là sữa bò tươi được cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (Lactobacillus bulgaricus và Streptococcus thermophilus) . Chúng chuyển dưỡng sữa thành lactic, tạo ra độ chua hấp dẫn. Nói chung các loại sữa chua đều được sản xuất từ sữa đã thanh trùng, do đó mọi quá trình vi...