Sửa “bill” chuyển tiền gấp 1.000 lần để chiếm đoạt tiền
Phúc hỏi mua hàng và chuyển tiền qua các ứng dụng chuyển tiền, sau đó chính sửa “bill” chuyển tiền để gửi lại cho bị hại xác nhận việc mình đã chuyển tiền thành công.
Tin nhắn của Phúc gửi cho nạn nhân đã nhận số tiền qua giao dịch mua bán hàng là 16.500.000 đồng nhưng thực tế bị hại chỉ nhận được 16.500 đồng…
Thời gian qua, việc mua bán, giao dịch qua mạng xã hội ngày càng được người dân ưa chuộng. Lợi dụng điều này, nhiều đối tượng thường chỉnh sửa các “bill” chuyển tiền để gửi chuyển cho bị hại, nhằm chiếm đoạt tài sản. Có nhiều người dân đã trở thành nạn nhân của bọn chúng…
Phạm Văn Phúc trước Cơ quan điều tra.
Qua đơn trình báo của bị hại về việc bị đối tượng lừa đảo bằng hình thức chuyển tiền, mặc dù tin nhắn của bị hại nhận là đã nhận được số tiền qua giao dịch mua bán hàng là 16.500.000 đồng nhưng thực tế bị hại chỉ nhận được 16.500 đồng.
Video đang HOT
Công an huyện Tiền Hải (tỉnh Thái Bình) đã xác lập chuyên án, đấu tranh làm rõ đối tượng. Chỉ sau một thời gian ngắn, bằng các biện pháp nghiệp vụ, đội Cảnh sát hình sự, Công an huyện Tiền Hải đã đấu tranh làm rõ đối tượng Phạm Văn Phúc (SN 1996), trú tại xã Khánh Hòa, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại Cơ quan điều tra, Phạm Văn Phúc khai nhận: Thông qua ứng dụng Facebook và công cụ tìm kiếm Google, Phúc nhắm vào những người có các cửa hàng điện tử, điện lạnh lớn, thường hay giao dịch mua bán qua mạng xã hội. Phúc đã hỏi mua hàng và chuyển tiền qua các ứng dụng chuyển tiền, sau đó chỉnh sửa “bill” chuyển tiền để gửi lại cho bị hại xác nhận việc mình đã chuyển tiền thành công.
Mở rộng điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Tiền Hải tiếp tục làm rõ trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2022 đến tháng 4/2023, Phúc đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của các bị hại ở các tỉnh Hải Phòng, Hưng Yên và một số tỉnh lân cận khác.
Được biết, Phạm Văn Phúc là đối tượng đã có 2 tiền án về tội trộm cắp tài sản và tàng trữ trái phép chất ma túy.
Nhận diện các dấu hiệu lừa đảo bằng công nghệ Deepfake để tránh "sập bẫy"
Thời gian gần đây, xuất hiện một thủ đoạn lừa đảo mới, hết sức tinh vi khiến không ít người dùng "sập bẫy".
Đó là đối tượng lợi dụng công nghệ Deepfake (công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo) để tạo ra các đoạn video với hình ảnh, khuôn mặt nhân vật giống hệt như hình ảnh của người dùng muốn giả mạo để yêu cầu "nạn nhân" chuyển tiền.
"Deepfake" - hiểm họa đến từ trí tuệ nhân tạo
Các chuyên gia của Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã đưa ra một số khuyến cáo giúp người dùng dễ "nhận diện" trong bối cảnh thủ đoạn lừa đảo này được dự báo sẽ "nở rộ" trong thời gian tới. Deepfake AI ban đầu vốn được sinh ra cho mục đích giải trí, giúp người dùng lồng khuôn mặt, giọng nói của mình vào các nhân vật yêu thích trên video mà vẫn đảm bảo hoạt động giống như được quay thực tế.
Thế nhưng hiện nay, ngoài mục đích giải trí như trên, các đối tượng tội phạm đã lợi dụng công nghệ này để tạo ra video giả mạo người khác, giúp chúng thực hiện các vụ lừa đảo hoặc lan truyền tin giả, tin thất thiệt trên mạng.
Người dùng cần cảnh giác với thủ đoạn sử dụng công nghệ Deepfake để lừa đảo. Ảnh minh hoạ
Theo các chuyên gia về an toàn thông tin, kẻ gian thường chiếm đoạt tài khoản Zalo, Facebook hoặc tạo tài khoản giống hệt người thân của nạn nhân, tiếp đó thu thập hình ảnh, giọng nói và dùng công nghệ Deepfake tạo ra video giả mạo. Sau đó, chúng sẽ dùng tài khoản giả hoặc các tài khoản mạng xã hội chiếm được để nhắn tin mượn tiền hoặc nhờ chuyển tiền hoặc thông báo người thân của nạn nhân gặp nguy hiểm cần tiền gấp...
Chiêu thức này tuy không quá mới nhưng đã trở nên tinh vi hơn khi kẻ gian đồng thời thực hiện cuộc gọi video mạo danh, phát video giả nhằm xác thực thông tin cho tài khoản giả, tăng độ tin cậy để thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo. Các video này có thể khiến người xem tin rằng họ đang nhìn thấy và nghe thấy người thật đang nói chuyện. Và trên thực tế đã có không ít người đã trở thành nạn nhân của thủ đoạn lừa đảo này.
Thông tin thêm về thủ đoạn lừa đảo này, ông Trần Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT cho biết: Thời gian gần đây, tại Việt Nam đang bùng nổ các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến Deepfake. Ngay sau khi nhận được thông tin phản ánh của người dân, các chuyên gia Cục An toàn thông tin đã thực hiện phân tích và đưa ra cảnh báo rộng rãi.
Theo chia sẻ của ông Hưng, Deepfake đang là một mối đe dọa đối với sự trung thực và tin cậy của video và hình ảnh. Nó có thể được sử dụng không chỉ để lừa đảo trực tuyến mà còn cho các mục đích khác như tấn công chính trị, tạo ra những tin tức giả mạo hoặc phá hoại danh tiếng của người khác... Để nhận diện cuộc gọi lừa đảo Deepfake, theo đại diện Cục An toàn thông tin, bằng mắt thường vẫn có thể có một số dấu hiệu nhận biết như thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây. Bên cạnh đó, khuôn mặt của người gọi thường thiếu tính cảm xúc và khá "trơ" khi nói hoặc tư thế của họ trông lúng túng, không tự nhiên, hướng đầu và cơ thể của họ trong video không nhất quán với nhau. Ngoài ra, có thể thấy màu da của nhân vật trong video bất thường, ánh sáng kỳ lạ và bóng đổ không đúng vị trí. Điều này có thể khiến video trông rất giả tạo và không tự nhiên; âm thanh sẽ không đồng nhất với hình ảnh, có nhiều tiếng ồn bị lạc vào clip hoặc clip không có âm thanh.
"Đáng chú ý, cuộc gọi lừa đảo Deepfake thường xảy ra tình huống mà tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi. Thường kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng, bảo là mất sóng, sóng yếu... Các yếu tố kỳ lạ như trên là báo hiệu đỏ của Deepfake. Người dân nên cảnh giác và tuyệt đối bình tĩnh để xác minh kỹ thông tin bằng cách gọi điện thoại trực tiếp (không gọi qua Zalo, Facebook hoặc các ứng dụng khác) trước khi quyết định chuyển tiền", ông Hưng cảnh báo.
Để ngăn chặn các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến sử dụng AI, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết, công nghệ thay đổi hàng ngày, cuộc chiến chống lại lừa đảo trực tuyến là trường kỳ. Chống lừa đảo trực tuyến không đơn giản về mặt công nghệ mà cần có giải pháp về mặt pháp lý. Không chỉ Việt Nam, chính phủ các nước, các doanh nghiệp công nghệ cùng phải chung tay để phát hiện, ngăn chặn.
"Trong lúc chúng ta chờ giải pháp kỹ thuật để ngăn chặn triệt để được các hình thức này thì rất cần các cơ quan truyền thông tuyên truyền rộng rãi tới người dân các dấu hiệu nhận biết, cảnh giác, nắm bắt kịp thời các thông tin và thủ đoạn để đề phòng các cuộc lừa đảo trực tuyến"- ông Hưng cho hay.
"Qua mặt" giám đốc, kế toán chiếm đoạt nhiều tỷ đồng Với vị trí kế toán phụ trách thuế, Hội lập bảng danh sách số tiền cần, đề nghị chuyển tiền từ tài khoản công ty đến tài khoản của Kho bạc Nhà nước quận Long Biên, kèm phiếu yêu cầu chuyển tiền và trình giám đốc duyệt. Tuy nhiên, trên phiếu yêu cầu chuyển tiền, Hội bỏ trống nội dung "bên nhận", "số...