Sự tự tin của Apple: Bất chấp thị trường suy thoái, doanh số iPhone sẽ không giảm năm nay
Mặc dù toàn bộ thị trường smartphone đang giảm tốc, nhưng Apple tin rằng doanh số bán iPhone sẽ không giảm vào năm 2022.
Apple đặt hàng sản xuất ít nhất 90 triệu chiếc iPhone 14 Điều gì giúp Việt Nam hấp dẫn các ông lớn Apple, Samsung, Foxconn…? Apple “chơi chiêu” ép người dùng phải mua các model iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max?
Mặc dù kỳ vọng về thị trường điện thoại thông minh toàn cầu đang giảm sút, Apple vẫn yêu cầu các nhà lắp ráp sản xuất 90 triệu chiếc iPhone 14 trong năm nay, bằng với con số của năm ngoái, theo những người quen thuộc với vấn đề chia sẻ. Công ty cũng dự kiến sẽ lắp ráp tổng cộng khoảng 220 triệu thiết bị cầm tay dòng iPhone vào năm 2022, gần bằng mức năm ngoái.
Dự báo này của Apple cho thấy công ty vẫn đang tự tin là họ có thể chịu được ảnh hưởng từ sự sụt giảm trong chi tiêu của người tiêu dùng trên toàn cầu cho điện thoại thông minh và các thiết bị khác.
Apple đang rất tự tin vào doanh số bán iPhone 14 tới đây
Thị trường điện thoại di động toàn cầu đã giảm 9% trong quý 2 năm nay và IDC, một công ty tư vấn và nghiên cứu thị trường CNTT nổi tiếng, đã dự đoán rằng doanh số bán điện thoại di động sẽ giảm 3,5% vào năm 2022.
Nhưng theo những người quen thuộc với vấn đề này cho biết, nhu cầu đối với các sản phẩm mới của Apple đã tăng lên trong bối cảnh nhu cầu về thiết bị Android ngày càng giảm sút. Bởi vì người tiêu dùng vẫn sẵn sàng trả tiền cho các sản phẩm cao cấp.
Hon Hai, nhà lắp ráp iPhone lớn nhất, tuần này cho biết doanh số các sản phẩm điện tử tiêu dùng thông minh của họ sẽ ít thay đổi vào năm 2022. Tuyên bố này cũng gợi ý về khả năng phục hồi nhu cầu của Apple.
Tuy nhiên, sự không chắc chắn về kinh tế và địa chính trị đã che khuất triển vọng cho năm 2022 và hơn thế nữa, khiến chính Apple cũng đã phải cam kết kiểm soát chặt chẽ chi tiêu. Các báo cáo truyền thông tháng trước đưa tin Apple sẽ giảm ngân sách chi tiêu và cả tuyển dụng vào năm 2023.
Theo tin tức thị trường, Apple sắp ra mắt 4 mẫu iPhone mới, đó là iPhone 14, iPhone 14 Max, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max. Sự khác biệt giữa phiên bản iPhone 14 tiêu chuẩn và phiên bản Pro sẽ rõ ràng hơn, với phiên bản Pro dự kiến sẽ bao gồm camera trước được cải tiến đáng kể, hệ thống camera sau mới (bao gồm cảm biến 48 triệu điểm ảnh), viền mỏng hơn, sử dụng chip A16 nhanh hơn, và phần cụm camera trước được thiết kế lại.
Video đang HOT
Nhà phân tích nổi tiếng của Apple Ming-Chi Kuo cũng chia sẻ trên Twitter mới đây rằng so với dòng iPhone 13, giá bán trung bình của dòng iPhone 14 dự kiến sẽ tăng khoảng 15%, từ 1.000 USD đến 1.050 USD, vì hai mẫu iPhone 14 Pro sẽ đắt hơn.
Cụm camera trước của iPhone 14 có thể sẽ được thiết kế lại
Sản lượng iPhone mới của Apple vẫn ổn định ở mức khoảng 75 triệu chiếc trong những năm gần đây. Vào năm 2021, Apple đã nâng mục tiêu lên 90 triệu chiếc với dự đoán nhu cầu mua sắm sẽ tăng khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát ở nhiều nơi nhờ việc tiêm phòng vắc-xin mở rộng. Công ty cũng đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận kỷ lục trong năm tài chính 2021.
Và những chiếc iPhone được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng trở lại của Apple trong năm nay. Doanh thu quý 3 của Apple cho cả iPhone và iPad đều đạt kết quả tốt hơn dự kiến, mặc dù các sản phẩm khác, bao gồm cả dòng máy tính Mac và các thiết bị đeo, đều không đạt được kỳ vọng. Mảng kinh doanh iPhone đã đóng góp gần một nửa doanh thu của Apple trong quý này.
Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Piper Sandler cũng đưa ra nhận định rằng có vẻ như trong tình hình môi trường vĩ mô hiện tại, hoạt động kinh doanh iPhone của Apple không chịu bất kỳ tác động đáng kể nào.
Còn giám đốc điều hành của Apple, Tim Cook, cho biết vào cuối tháng trước rằng công ty hy vọng tăng trưởng doanh thu sẽ tăng tốc và căng thẳng chuỗi cung ứng sẽ giảm bớt trong quý III, sẽ kết thúc vào tháng 9.
Reuters: Công nhân Samsung Việt Nam trước làn sóng sụt giảm nhu cầu hàng điện tử toàn cầu
Reuters: Công nhân Samsung Việt Nam trước làn sóng sụt giảm nhu cầu hàng điện tử toàn cầu
Samsung Electronics đang thực hiện cắt giảm hoạt động sản xuất điện thoại thông minh tại Việt Nam trong bối cảnh các nhà bán lẻ "vật lộn" với tình trạng hàng hóa tồn kho tăng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng toàn cầu suy giảm.
Các kho chứa tại Mỹ đang vận hành với công suất tối đa. Nhiều nhà bán lẻ lớn của quốc gia này như Best Buy và Target Corp gần đây liên tục cảnh báo về việc người tiêu dùng đang bắt đầu "thắt lưng buộc bụng" sau quãng thời gian bùng nổ chi tiêu ngay sau đại dịch Covid-19.
Và tác động của hiện tượng này có thể phần nào được cảm nhận tại Thái Nguyên, nơi Samsung đặt hai tổ hợp sản xuất lớn, đóng góp khoảng 50% nguồn cung điện thoại thông minh mang thương hiệu này trên toàn cầu. Samsung cho biết tổ hợp nhà máy tại Thái Nguyên có công suất khoảng 100 triệu điện thoại thông minh mỗi năm.
Tồn kho các mặt hàng điện tử tăng cao tại Mỹ. Ảnh: Refinitiv.
"Chúng tôi hiện làm việc chỉ ba ngày mỗi tuần trong khi nhiều dây chuyền khác cũng được điều chỉnh số ngày làm việc từ 6 xuống 4 ngày. Tất nhiên, chúng tôi cũng không cần phải làm việc ngoài giờ", Phạm Thị Thương, 28 tuổi, công nhân nhà máy Samsung Thái Nguyên, chia sẻ với Reuters.
"Hoạt động sản xuất trong năm ngoái bận rộn hơn nhiều, kể cả trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát nghiêm trọng nhất. Tình hình hiện tại khá ảm đạm", cô nói.
Reuters chưa thể đưa ra kết luận liệu Samsung có đang chuyển hoạt động sản xuất sang các nhà máy khác trong khu vực hay không. Ngoài Việt Nam, hãng này cũng đang sản xuất điện thoại thông minh tại Hàn Quốc và Ấn Độ.
Samsung chia sẻ với Reuters rằng công ty này không có ý định cắt giảm sản lượng điện thoại thông minh tại Việt Nam. Hãng này cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng nhu cầu điện thoại thông minh toàn cầu trong nửa cuối năm nay.
Họ dự báo doanh số điện thoại gập của hãng sẽ vượt qua dòng sản phẩm Galaxy Note trong quý III và quý IV. Dòng sản phẩm điện thoại gập mới nhất của hãng dự kiến ra mắt vào ngày 10/8 tới.
Tuy nhiên, phần lớn công nhân được Reuters phỏng vấn bên ngoài khuôn viên nhà máy đều nhận định tình hình sản xuất hiện tại không mang nhiều tín hiệu khả quan.
Thương và một số người bạn, đã có 5 năm làm việc tại Samsung, cho biết họ chưa từng chứng kiến giai đoạn cắt giảm sản xuất nào "sâu" như hiện tại.
"Tất nhiên, trong năm sẽ có mùa thấp điểm, thường rơi vào giai đoạn tháng 6 và tháng 7. Nhưng thấp điểm ở đây là khi công nhân không phải làm việc ngoài giờ chứ không phải là cắt giảm ngày công như thế này", Thương trả lời.
Cô được quản lý giải thích rằng số lượng hàng tồn kho đang tăng lên trong khi công ty không nhận về nhiều đơn hàng mới.
Công ty nghiên cứu Gartner dự báo doanh số điện thoại thông minh toàn cầu sụt giảm 6% trong năm nay do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu và doanh số tại thị trường Trung Quốc giảm mạnh.
'Thành phố Samsung'
Samsung là nhà đầu tư nước ngoài đồng thời là công ty có giá trị xuất khẩu lớn nhất Việt Nam với tổng cộng 6 nhà máy trên toàn quốc, trải dài từ các trung tâm công nghiệp phía Bắc như Bắc Ninh, Thái Nguyên cho tới TP HCM ở miền Nam, nơi doanh nghiệp này chủ yếu sản xuất tủ lạnh và máy giặt.
Công nhân vào ca làm việc tại nhà máy Samsung Thái Nguyên. Ảnh: Reuters.
Tập đoàn này rót khoảng 18 tỷ USD vào Việt Nam, đóng góp lớn vào tăng trưởng của Việt Nam trong suốt thời gian qua. Riêng Samsung chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nền kinh tế.
Gần 10 năm trước, công ty này đầu tư xây dựng tổ hợp Samsung Thái Nguyên, cách Hà Nội khoảng 65 km về phía Bắc, góp phần đưa địa phương trở thành một trong những trung tâm công nghiệp hàng đầu tại miền Bắc Việt Nam. Nhà máy sản xuất điện thoại di động của Xiaomi Corp cũng được đặt tại đây.
Chính sách đãi ngộ hấp dẫn của Samsung như cung cấp bữa ăn, chỗ ở miễn phí, giúp thu hút hàng chục nghìn lao động trẻ đến với địa phương này. Nhưng động thái cắt giảm sản xuất gần đây khiến không ít người trong số họ cảm thấy lo lắng.
"Thu nhập của tôi giảm còn một nửa trong tháng trước vì chỉ làm việc bốn ngày mỗi tuần", theo chị Nguyễn Thị Tươi, công nhân nhà máy Samsung Thái Nguyên.
Nhiều công nhân lo sợ công ty sẽ tiến hành sa thải lao động, nhưng chưa có bất cứ một thông báo chính thức nào được đưa ra.
"Tôi không cho rằng chuyện đó sẽ xảy ra. Công ty chỉ đang điều chỉnh lại kế hoạch sản xuất nhằm phù hợp tình hình thế giới ở thời điểm hiện tại", một trưởng nhóm sản xuất chia sẻ.
"Tôi hy vọng tình trạng hiện tại sẽ không kéo dài", cô nói.
Chân dung TSMC - Hãng bán dẫn hàng đầu thế giới, mắt xích quan trọng của nhiều lĩnh vực chủ chốt từ TV, điện thoại đến ô tô Thị phần sản xuất bán dẫn và chip của TSMC dẫn đầu toàn cầu trong nhiều năm, với con số luôn dao động từ 48 - 51%. Với rất nhiều thế mạnh - trong đó có sản xuất chip nhớ - Đài Loan (Trung Quốc) đóng một vai trò vô cùng chiến lược trong nền công nghiệp điện tử toàn cầu. Trong bối...