Sự trỗi dậy của Liên Minh Huyền Thoại Châu Á qua các giải đấu
Liên Minh Huyền Thoại (League of Legends) đã có sự trỗi dậy mạnh mẽ trong những năm gần đây về qui mô, số lượng lẫn giải thưởng.
Hệ thống giải OGN của Hàn Quốc
Kể từ những ngày hoàng kim trong lịch sử của Starcraft: Brood War, Hàn Quốc trở thành thánh địa của thể thao điện tử. Trước khi máy chủ Liên Minh Huyền Thoại tại Hàn Quốc được mở từ tháng 12 năm 2011 thì rất nhiều những game thủ tiên phong đã bứt ra khỏi đất nước mình và cọ sát với thế giới, như MakNoon, MadLife, Ryu và RapidStar đều đã chơi Liên Minh tại máy chủ Bắc Mỹ kể từ khi trò chơi dần được hình thành. Vô địch OnGameNet (OGN) là một trong những giải đấu uy tín và vinh dự nhất tại Hàn Quốc.
Video đang HOT
16 đội chia thành 4 nhóm để thi đấu chọn ra 2 nhóm giỏi nhất từ 4 đội theo hình thức thi đấu vòng tròn. 2 đội giỏi nhất từ 4 nhóm sẽ được thi đấu theo thể thức bo5 (best of 5) từ tứ kết đến chung kết. Các trận đấu có tỉ số hòa 2-2 sẽ tiến hành thi đấu chọn ẩn ở ván cuối cùng. Các đội không những được động viên giành vị trí đứng đầu mà 4 vị trí đầu bảng sẽ được cộng điểm Circus (400 cho vị trí thứ nhất, 200 cho vị trí thứ hai, 150 cho vị trí thứ ba, 100 cho vị trí thứ tư). Điểm Circus sẽ quyết định xem khả năng của đội nào đã thực sự sẵn sàng để đến với vòng chung kết thế giới.
Nếu như giải OGN vẫn chưa đủ để đánh giá chính xác thực lực của Liên Minh Huyền Thoại Hàn Quốc thì họ vẫn còn một giải đấu nữa là NiceGameTV LoL Battle (NLB). NLB cho phép 12 đội nữa tham gia thi tài để mang lại trận đấu đỉnh cao mà còn bổ sung thêm điểm Circus cho các đội nhưng ở mức thấp hơn. Đội vô địch sẽ được thưởng 100 điểm Circus và giữ chắc cho mình một ghế trong giải vô địch OGN mùa tiếp theo.
Hệ thống giải LPL của Tencent
Tại chung kết vô địch thế giới mùa 2, fan hâm mộ trên hế giới đã biết đến World Elite và Invictus Gaming. Tuy nhiên tại mùa 3, Trung Quốc đã có sự thay đổi với 2 đội tuyển mới trỗi dậy tham gia vào cộng đồng chuyên nghiệp. Hạt giống số 1 của Trung Quốc là đội Royal Club Huang Zu, mới được thành lập trên hợp đồng nhưng lại được sự dẫn dắt của 2 đấu thủ kì cựu dày dặn kinh nghiệm qua 2 mùa của Liên Minh Huyền Thoại: Wh1t3zZ và MikakoTabe. Hạt giống số 2 là đội OMG, không chỉ đạt chức vô địch trong mùa giải trong nước mà còn được công đồng xôn xao là đã từng giành được chiến thắng trước nhiều đội Hàn Quốc.
Giải đấu ra mắt của Trung Quốc, Tencent Pro League (LPL) khá giống với giải LCS hơn là OGN. Với 8 đội tham gia mỗi mùa để chọn ra 6 đội thành tích tốt nhất tiếp tục tham gia mùa sau và 2 đội giỏi nhất sẽ giành 2 suất trong giải thi đấu Chung kết Vô địch Thế giới. Nhưng giải LPL khốc liệt hơn LCS vì 2 đội có thành tích tồi nhất sẽ hoàn toàn bị loại. Thay vào đó thì 2 đội có thành tích tốt nhất tại giải Tencent Games Arena Grand Prix (TGA) sẽ được đưa lên tham gia mùa tiếp theo của LPL. 4 đội giỏi nhất lấy từ 2 mùa LPL trong năm sẽ thi đấu với nhau theo thể thức loại kép để tìm ra hai đội xứng đáng giành quyền đi thi đấu trên đấu trường Thế giới.
Hệ thống giải GPL của khu vực Garena
Ở những quốc gia của mình, Mineski và Gamania Bears được đánh giá là dưới cơ so với các đội còn lại trong vòng loại khu vực. Dù bị đánh bật bởi đội số 1 tại Philippines là Exile nhưng vì không thể đến được giải vô địch Đông Nam Á nên đội Mineski được đi thay. Như câu chuyện cổ tích về cô bé lọ lem, Mineski đã lấy chiếc vé vớt này để loại bỏ hạt giống của Đông Nam Á là Singapore Sentinels, khiến Singapore Sentinels phải nuối tiếc vì đây là lần thứ hai họ bị tuột mất chiếc vé đến với đấu trường thế giới.
Gamania Bears cũng mang đến một câu chuyện tương tự khi ở vòng loại Đài Loan họ đã bất ngờ hạ gục Taipei Snipers để giành lấy tấm vé góp mặt trong đêm chung kết. Cả Mineski và Gamania Bears đều giành được những cơ hội hiếm có để đại diện cho cả khu vực Đông Nam Á.
Theo VNE