Sự thực về thông tin ăn tôm với chanh gây chết người
Gần đây có tin đồn lan truyền trên mạng nói rằng ăn tôm kết hợp với vitamin C có trong cam, chanh tạo ra chất độc cực mạnh gây chết người.
Tin đồn lan nhanh
Nội dung được chia sẻ nói về trường hợp một phụ nữ ở Đài Loan đột tử với các triệu chứng chảy máu mũi và mắt sau khi ăn tôm và uống Vitamin C. Nguyên nhân bởi trong vỏ tôm chứa nhiều postassium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Khi uống cùng Vitamin C, Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203) là chất thường dùng để vẽ viền vàng các chén đĩa. Chất Arsenic độc này làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
Thông tin ăn tôm kết hợp với vitamin C trong chanh gây chết người đang gây xôn xao dư luận.
Người Việt Nam có thói quen ăn tôm chấm cùng muối chanh, nhất là người miền bắc rất hay ăn món tép rang mặn với vài giọt chanh. Trong khi tép còn nhiều vỏ hơn tôm. Do đó, thông tin này đã khiến nhiều người vô cùng bất ngờ và sợ hãi.
Tuy nhiên, thực chất đây chỉ là một tin đồn nhảm xuất hiện và lan truyền qua e-mail từ năm 2001. Sau này khi facebook phát triển, thông tin này lại được chia sẻ với mức độ chóng mặt. Thực tế chưa có trường hợp nào gây chết người chỉ vì ăn tôm, tép cùng với vitamin C.
Chuyên gia nói gì?
Video đang HOT
Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên cán bộ Viện công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định: “Vitamin C có trong rất nhiều loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Nếu ăn tôm cùng vitamin này gây chết người thì chắc hẳn người Việt Nam đã gặp nạn gần hết, thậm chí thế giới cũng vậy”.
Ông cho biết asen là một yếu tố tự nhiên và phân phối rộng rãi, tìm thấy trong đất và khoáng chất. Nó được tạo thành trong con người thông qua thực phẩm, nước hoặc không khí. Tuy nhiên, asen có trong thực phẩm đa phần dưới dạng hữu cơ ít có hại cho sức khỏe.
“Một lượng nhỏ asen có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe con người, nếu tiếp xúc cao hoàn toàn có thể gây tử vong. Tuy nhiên, vitamin C không hề có đặc tính cho phép nó biến đổi yếu tố độc hại thành asen” – PGS Thịnh khẳng định.
Một vị chuyên gia khác cũng đồng quan điểm khi khẳng định Vitamin C chắn chắn không đóng vai trò gì trong việc biến đổi As2O5 thành As2O3.
“Bản thân As2O5 và As2O3 tồn tại nhiều trong các nguồn nước, và chúng ta đều sử dụng nó hàng ngày. Cả As2O5 và As2O3 đều gây ngộ độc cho cơ thể nếu hấp thụ quá nhiều. Giả sử trong vỏ tôm có đủ lượng As2O5 để tạo ra lượng As2O3 gây độc tức thời cho người, thì người ăn vỏ tôm đã bị ngộ độc As2O5 rồi, không cần phải nhờ đến Vitamin C”, vị chuyên gia phân tích.
Theo các nhà khoa học, asen tồn tại trong các hợp chất hữu cơ và chuỗi thức ăn ít độc tính hơn thông qua quá trình Methyl hoá. Người ta tìm thấy asen trong một số loài cá và tảo (không nhắc đến tôm) tuy nhiên asen trong cá gần như là không độc hại.
Đặc biệt, chất tổng hợp của Kali (Potassium 5) với As2O5 như trong tin đồn, trong danh sách các chất có chứa asen trong tự nhiên, không có báo cáo nào về hợp chất này.
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, Đại học Y dược TP HCM) khi phát biểu với báo Gia đình & Xã hội cũng khẳng định: “Vỏ tôm không thể chứa lượng asen nhiều đến mức gây độc cho chính con tôm, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là tôm sống trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều asen (những nơi sản xuất hoá chất công nghiệp). Nhưng người ta cũng không thể ăn lượng vỏ tôm nhiều đến mức gây “chết thình lình” như vậy”.
Do đó, khẳng định sự nguy hại của việc ăn tôm cùng với Vitamin C gây chết người hoàn toàn thiếu căn cứ và mang tính chủ quan, gây hiểu lầm không đáng có cho người dân, các chuyên gia nhấn mạnh.
Theo Tùng Chi
Đời sống pháp luật
Ăn tôm không đúng cách có thể chết người?
Thông tin ăn tôm và uống Vitamin C cùng lúc gây chết người ở Đài Loan làm dân hoang mang.
Theo các nhà khoa học, quá trình hấp thụ và chuyển hóa thức ăn luôn có những tương tác rất phức tạp, vì vậy cần lựa chọn thực phẩm phù hợp sao cho chất này không cản trở sự hấp thu và chuyển hóa chất kia, phối kết hợp thức ăn hợp lý để cơ thể không vượt quá khả năng tự điều chỉnh.
Người phụ nữ Đài Loan chết đột ngột với dấu hiệu chảy máu mũi, miệng, tai và mắt do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Lý do được giải thích là vỏ tôm chứa thạch tín (asen), ăn chung với vitamin C đã xảy ra ngộ độc trầm trọng.
Các nhà khoa học cho rằng ăn tôm cả vỏ và uống kèm Vitamin C gây chết người chỉ là tin đồn giật gân.
Theo các nhà nghiên cứu ở đại học Chicago (Mỹ), vỏ mềm của tôm chứa nhiều postasium 5 tổng hợp với thạch tín Arsenic Oxide (As2O5). Những thực phẩm tươi này không độc đối với cơ thể con người, nhưng nếu ngay lúc đó uống Vitamin C thì phản ứng hoá học sẽ xảy ra: Arsenic Oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203 là chất thường dùng để vẽ viền vàng các loại bát đĩa). Chất Arsenic độc hại sẽ làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.
Nhưng thông tin trên đã làm nhiều người Việt Nam lo lắng, bởi mùa hè rất nhiều gia đình khoái khẩu với món cơm nóng ăn với tôm/ tép rang mặn vắt chanh (mà tép còn nhiều vỏ hơn cả tôm).
PGS.TS.DS Nguyễn Hữu Đức (khoa Dược, đại học Y dược TP Hồ Chí Minh) đã giải thích: Vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến độ gây độc cho chính con tôm, ngoại trừ trường hợp rất hiếm là tôm sống trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều thạch tín (như những nơi sản xuất hoá chất công nghiệp). Nhưng người ta cũng không thể ăn lượng vỏ tôm nhiều đến độ "chết thình lình với dấu hiệu chảy máu, mũi, mồm, tai và mắt" như thông tin giật gân mô tả.
Hơn nữa, nếu vitamin C theo thông tin trên mạng phản ứng hoá học với vỏ tôm vì là acid, thì có biết bao chất có tính acid khác trong thức ăn như chanh, khế, dấm... sao không phản ứng với vỏ tôm mà gây hại?
Tuy trường hợp ăn vỏ tôm uống cùng Vitamin C gây chết người ở trên là hy hữu, nhưng các nhà khoa học khuyến cáo: Tôm là thực phẩm ngon bổ, được nhiều người ưa chuộng, nhưng không nên uống vitamin C trước và sau khi ăn vì có thể gây tử vong.
Nếu ăn tôm/tép vắt chanh có ngon miệng thì cũng nên ăn vừa phải, tránh trường hợp đáng tiếc mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Theo Trà Giang
Gia đình và xã hội
Loạn dị bản truyện cổ tích từ tục tĩu đến kinh dị Truyện "Thỏ trắng và hổ xám" dạy trẻ em nói tục. "Sọ Dừa" in hình ảnh người mẹ trên tay mang sọ người... Những dị bản trên khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Truyện cổ tích, dân gian thường được biến tấu do hình thức truyền miệng. Tuy nhiên, khi được in thành sách, độc giả phát hiện hàng loạt dị bản không...