Sự thực đầy tủi hờn về số vàng mẹ chồng tặng con dâu ngày cưới ai nhìn cũng xuýt xoa
Trong ngày cưới, nhìn số vàng mà bà trao cho, tôi thực sự không tin vào mắt mình. Bởi mẹ chồng tôi từ trước tới nay nổi tiếng là người tính toán, keo kiệt.
Tôi vẫn nhớ như in ngày chúng tôi cưới, mẹ chồng niềm nở mang nào là dây chuyền, lắc tay, nhẫn vàng lên đeo cho 2 vợ chồng. Họ hàng thì lác mắt không ngờ mẹ chồng tôi có lắm của để dành tới vậy. Bạn bè đi đưa dâu thì ai cũng bảo tôi tốt phước được mẹ chồng hào phóng cho nhiều lại cưng chiều.
Tôi cũng mừng trong bụng, thoáng nghĩ mình về đây khởi đầu thế này coi như thuận lợi. Tôi còn tự nhủ sẽ cố gắng làm việc nhà thật chăm, đối đãi với bố mẹ chồng thật tốt để đền đáp những gì bà đã dành cho chúng tôi.
Thế mà tối đó, khi vợ chồng tôi đang kiểm phong bì thì bà đã lên gõ cửa phòng. Bước vào, bà chẳng rào trước đón sau mà nói thẳng: “Hạnh cho mẹ xin lại cây vàng mẹ vừa tặng hai đứa hôm nay. Tặng cho họ hàng, lối xóm đôi bên nhìn, chứ mẹ cũng đi vay cả. Còn mình cũng người một nhà rồi, sau này cái gì của bố mẹ chả là của hai đứa”.
Mẹ chồng thẳng thừng đòi số vàng đã trao cho tôi trong ngày cưới. Ảnh minh họa
Tôi điếng người trước đề nghị thẳng thừng của mẹ chồng, tôi nhìn sang chồng thì anh phớt lờ bảo: “Em lấy đưa cho mẹ đi”. Tôi cố kìm nén cảm xúc, lục lọi hết số vàng đem trả lại cho mẹ chồng. Nhận đủ số dây chuyền, lắc tay và nhẫn, bà lại nói tiếp: “Mà vàng bên nhà con cho chắc chưa cần dùng gì đâu nhỉ. Thế đưa mẹ giữ cho, rồi khi nào con cần mẹ lại đưa con”.
Tôi ngờ ngợ về ý định của mẹ chồng nên từ chối khéo. Tức thì, bà quay ngoắt ra nói: “Thôi không dám, vợ chồng anh chị tự giữ lấy đi”.
Mẹ chồng vừa đi khỏi, tôi rơm rớm nước mắt quay sang nhìn chồng: “ Sao anh không nói gì? Như thế này là sao chứ? Em định để số vàng này tiết kiệm thêm, sau này còn mua nhà ở riêng mà”.
Video đang HOT
Tưởng chồng đồng cảm, nào ngờ, anh nói một câu chẳng khác nào gáo nước lạnh dội vào người tôi: “Em cứ tính toán quá vậy. Trước giờ anh đi làm vẫn đưa tiền mẹ giữ thì có sao đâu. Chưa kể mẹ cũng vất vả lo toan, làm sao có nhiều vàng đeo cho em thế được, mẹ chẳng muốn người ta xì xèo bàn tán hôm cưới nên mới phải như vậy”.
Tôi chưa kịp nói câu tiếp theo thì anh quay đi, tỏ ý không muốn bàn cãi nữa. Lát sau, anh lên giường nằm ngủ, tôi vẫn ấm ức nghĩ tới chuyện trả vàng cho mẹ chồng mà bật khóc. Đêm tân hôn đối với tôi vốn là kỷ niệm chẳng bao giờ quên.
Phận làm dâu nhiều tủi hổ, nhất là khi chồng tôi lại nghe lời mẹ chồng và lúc nào cũng bênh vực mẹ. Mẹ anh ấy luôn đúng, còn tôi luôn sai, nhiều khi bà có thái độ, lời nói nhiếc móc tôi anh cũng dửng dưng cho qua.
Tối hôm vừa rồi, tôi đi làm về muộn, lúc đó cả nhà đã ngồi vào bàn ăn. Tôi đang tháo giày ở ngoài cửa vẫn nghe tiếng mẹ chồng nói to: “Tiền nó không đưa cho mày hả Hưng? Cái nhà này tiền phải quy về một mối, không thì từ mai mày bắt nó đóng tiền ăn, tiền ở đây cho mẹ”.
Chồng tôi ậm ừ: “Con sẽ nói chuyện lại”.
Những ngày sau này ở nhà chồng chẳng dễ dàng gì. Ảnh minh họa
Tôi nghe mà như chết lặng cả người. Thì ra bao lâu nay, họ vẫn chỉ nghĩ tôi là người ăn nhờ, ở đậu. Số tiền 5 triệu tôi gửi hàng tháng vẫn là chưa đủ, đồ tôi mua, cơm tôi nấu, nhà cửa tôi dọn dẹp nhưng tôi vẫn chỉ là người ngoài.
Đứng trước cửa nhà mà chân tôi chùng xuống. Thế mà hàng xóm, láng giềng rồi họ hàng cứ thấy tôi lại vỗ vai, khen tôi số đỏ lấy được chồng công ăn việc làm, nhà cửa đàng hoàng, rồi cả mẹ chồng hào phóng nữa.
Mỗi lần mọi người nói thế, tôi chỉ gượng cười, không lẽ lại đi vạch áo cho người xem lưng? Tôi thật sự bế tắc và mệt mỏi quá, cảm thấy mình như kẻ xa lạ trong ngôi nhà này vậy. Nhưng điều khiến tôi buồn nhất không phải là tiền bạc hay sự coi thường, mà là tính nhu nhược của người chồng chẳng bao giờ bênh vực vợ.
Theo Eva
Muốn được lòng mẹ chồng tương lai, hãy "nằm lòng" ngay những bí kíp này
Khi quyết định tiến tới hôn nhân cũng đồng nghĩa các cô gái sẽ phải đối mặt với thách thức "sống chung với mẹ chồng". Tuy nhiên, từ cổ chí kim, mối quan hệ giữa mẹ chồng - nàng dâu luôn là mối quan hệ...
ảnh minh họa
1. Trở thành bạn của mẹ chồng tương lai
Mẹ chồng - nàng dâu hoàn toàn có thể trở thành những người bạn tốt của nhau bởi mẹ chồng chính là người gần gũi, thân thuộc với bạn nhất từ những ngày đầu bạn chập chững về làm dâu. Kết bạn với mẹ chồng chính là phương án hoàn hảo nhất để "xoa dịu" mối quan hệ "cơm không lành, canh chẳng ngọt này" và cũng là con đường nhanh nhất để chiếm được tình cảm của người mẹ thứ hai này.
Bạn hãy cố gắng tìm đến những điểm chung giữa mình và mẹ chồng và nói về những câu chuyện về chủ đề mà cả hai cùng quan tâm. Những câu chuyện tưởng chừng bình thường đó sẽ là khởi đầu để thúc đẩy sự gần gũi và gắn kết bạn với mẹ chồng tương lai. Hoặc bạn cũng có thể xin lời khuyên, ý kiến của mẹ chồng tương lai khi gặp phải những trở ngại trong cuộc sống hàng ngày. Bởi mẹ chồng dẫu sao cũng là người phụ nữ từng trải nên chắc chắn bạn sẽ nhận được nhiều kinh nghiệm sống quý báu.
2. Coi mẹ chồng tương lai như mẹ ruột của mình
Điều này có vẻ nghe vô cùng sáo rỗng nhưng lại là tiền đề tốt để bạn có được một cuộc trò chuyện thật tự nhiên và thoải mái với mẹ chồng tương lai. Bạn hãy cố gắng mở lòng, chân thành và coi mẹ chồng giống như mẹ ruột của mình bởi có thể hôm nay bà là mẹ chồng tương lai của bạn nhưng ngày mai bà lại chính là chỗ dựa vững chắc nhất của bạn khi bạn làm dâu.
Những cặp mẹ con thân thiết sẽ coi nhau như những người bạn, thường xuyên quan tâm, cùng nhau những nỗi lo tủn mủn trong cuộc sống. Vì vậy, hãy cố gắng thường xuyên gọi điện hỏi thăm tới mẹ chồng tương lai vào các ngày đặc biệt là các ngày lễ quan trọng. Chắc chắn đến bà mẹ chồng khó tính nhất cũng thấy mủi lòng khi nhận được những lời hỏi thăm chân thành, sự quan tâm từ tận đáy lòng như thế.
3. Thể hiện tình cảm với mẹ chồng tương lai
Có câu "Yêu mà không nói ra thì ai mà biết được", chính bởi vậy, đừng ngần ngại mà dành tặng cho mẹ chồng những lời khen có cánh, hãy thể hiện cho mẹ chồng tương lai thấy được nhờ có sự hiện diện của bà mà cuộc sống của bạn trở nên tốt đẹp hơn.
Bạn có thể cảm ơn bà vì những lời khuyên của bà. Hoặc tặng bà những món quà thật ý nghĩa vào những ngày lễ đặc biệt như ngày sinh nhật, ngày của mẹ,.... Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm, săn sóc, hỏi han tình hình sức khỏe của mẹ chồng tương lai.
Khi bạn cho đi thì chắc chắn bạn sẽ nhận lại được một điều gì đó hơn thế. Chính vì vậy, hãy để cho mẹ chồng cảm nhận được tình cảm của bạn dành cho là xuất phát từ đáy lòng chứ không phải chỉ là tình cảm gượng ép.
4. Học hỏi mẹ chồng tương lai những điều mà bà là "chuyên gia"
Nếu mẹ chồng tương lai của bạn là người thích cho lời khuyên và thích dạy dỗ, thay vì tỏ ra ngán ngẩm, chán ghét, bạn hãy thử xin lời khuyên và học hỏi từ bà. Chẳng hạn, bạn hãy nhờ mẹ chồng tương lai dạy mình cách nấu những món ăn mà chồng mình yêu thích. Khi đó bạn vừa làm vui lòng mẹ chồng, vừa có thêm bí quyết để nắm giữ người chồng tương lai của mình.
Theo Thegioitre
Nếu sau này trở thành mẹ chồng, bị con dâu nói xấu em tính sao? Con dâu nào cũng có đôi lần nói xấu mẹ chồng, nhưng có khi nào tự hỏi: "Nếu sau này trở thành mẹ chồng, bị con dâu nói xấu có thấy khó chịu không?". Đau đầu vì mẹ và vợ Mẹ chồng và nàng dâu là chủ đề muôn thuở và được quan tâm nhiều trong mọi thời đại. Dường như con người...