Sự thực bất ngờ sau những “quái” chim lạ nhất trên đời
Những loài chim quái đản, kỳ lạ bậc nhất cùng hội tụ, là những dấu chấm hỏi lớn với các nhà nghiên cứu. Hãy cùng khám phá những bất ngờ từ những “quái” chim lạ lùng bậc nhất này nhé.
Là một loài thuộc họ gà phi nhưng Acryllium vulturinum lại có ánh mắt đỏ au như một kẻ ăn thịt máu lạnh. Sự đối lập hoàn toàn giữa cái đầu hói và nhỏ xíu với cơ thể được phủ lông dài sặc sỡ khiến chúng trở nên hết sức dị so với đồng loại.
Trong khi cùng họ ăn thịt xác thối thì kền kền râu lại ăn xương. Chúng có thể mang theo một khúc xương nặng hơn nửa trọng lượng cơ thể và nhẩn nha dùng mỏ “khai thác” tủy – món ăn chính trong khẩu phần ăn của loài chim quái đản này.
Với cơ thể dài tới 3m và sự phân bố màu sắc khá nhức mắt, cò mỏ thìa lông hồng thu hút mọi sự chú ý khi xuất hiện. Chiếc mỏ có hình dáng kỳ lạ này giúp chúng chọc sâu vào bùn để tìm các loài giáp xác, côn trùng và cá nhỏ.
Chim hói đầu cổ trắng (Picathartes gymnocephalus) sở hữu cái đầu hói nổi bật màu da cam và đôi chân dài màu xanh. Với ngoại hình này, chúng thực sự là một trong những sinh vật có cánh kỳ lạ của Trái đất.
Trong khi kích thước cơ thể chỉ khoảng từ 20-23cm thì hai chiếc lông vũ mọc trực tiếp từ cánh của loài cú muỗi đực lại có chiều dài tới 38cm. Mặc dù là vũ khí tán tỉnh của chúng nhưng “thiết kế” này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng bay.
Chim chiến đực có một túi thịt trước cổ che phủ cả ngực và cổ với màu đỏ chói rực rỡ. Vào mùa giao phối, đây sẽ là vũ khí để chúng cưa cẩm các nàng chim cái.
Cò mỏ giày rất xứng đáng với tên gọi của nó nhờ chiếc mỏ y như chiếc giày da và kích thước thuộc hàng “khổng lồ” nhờ chiều cao 1,4m và sải cánh rộng 2,5m. Nhờ đó, chúng trở thành một trong những kẻ ăn thịt đáng gờm trên vùng đất ngập nước và đầm lầy tiểu vùng Sahara châu Phi.
Hồng hoàng mũ cát (Rhinoplax vigil) có ngoại hình như một sinh vật của kỷ Jura. Cơ thể chúng dài tới hơn 1,2m, không kể đuôi cùng với một chiếc mỏ to khỏe để gom trái cây hoặc đục cây kiếm mồi.
Được tìm thấy trong các khu rừng, đầm lầy và rừng ngập mặn của Amazon và vùng đồng bằng Orinoco, những chú gà rừng Nam Mỹ (Opisthocomus hoazin) có hình dạng khá bất thường. Con non có kích thước tương đương với một con chim trĩ, có móng vuốt trên cánh và sẽ tiêu biến dần khi trưởng thành.
Tuy là vẹt nhưng Pesquet lại rất giống kền kền với một chiếc đầu hói. Hơn nữa, kích thước của chúng cũng thuộc loại ngoại cỡ với cân nặng gần 0,8kg và chiều dài hơn 45cm.
Các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ là nhà của đại gia đình chim ô đen (tên khoa học là Cephalopterus penduliger) với cuc thit rất dài bắt đầu từ dưới cuống hong và thả lơ lửng xuống dưới. Nếu đứng dưới đất chắc hẳn chúng sẽ phải kéo lê cục thịt kỳ lạ này.
Mời quý vị xem video: 10 loài chim kỳ quái không thuộc về Trái đất
Lưu Thoa/ư
Theo Kiến thức
Phát hiện loại rắn độc mới không cần mở miệng vẫn có thể tấn công con mồi
Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một chủng loại rắn Stiletto mới ở khu vực Tây Phi có khả năng tấn công từ hai bên khoang miệng và thậm chí còn có thể nhảy một quãng xa tương đương chiều dài cơ thể mình.
Mới đây, nhóm các nhà khoa học nghiên cứu thực địa rừng mưa nhiệt đới khu vực đông nam Guinea và tây bắc Liberia đã tìm thấy ba con rắn Stiletto, tuy nhiên loại rắn với chiếc răng nanh kì dị này trước đây khoa học chưa từng đề cập đến.
Loại rắn này được xác định thuộc họ Rắn lục. Với những chiếc răng nanh hướng ra từ hai bên miệng, chúng có thể dễ dàng sử dụng những chiếc ngòi nọc độc này để tấn công con mồi từ một góc hiếm mà không cần mở miệng.
Nhóm rắn này còn được gọi là rắn Mole ( mole vipers) hoặc rắn hang ( burrowing asps). Do có cấu tạo vật lý đặc biệt mà người ta không thể khống chế chúng bằng cách giữ chặt phía sau đầu như các loại rắn khác.
Trong khi phần lớn những con rắn hang không chứa nọc độc đủ để gây chết người, thì số còn lại cũng chứa nọc độc có thể gây hoại tử mô nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến mất ngón tay.
Các nhà khoa học đã quyết định đặt tên loài này là Atractaspis branchi hay rắn Branch's stiletto, nhằm tưởng nhớ và vinh danh giáo sư William Branch, nhà động vật học người Nam Phi đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu bò sát châu Phi.
Loài rắn này được tìm thấy bởi nhóm nghiên cứu do tiến sĩ Mark-Oliver Roedel dẫn đầu thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Berlin.
Các nhà khoa học cũng cho biết, rắn Branch's stiletto là một động vật đặc hữu chỉ xuất hiện tại các khu vực hoang sơ trong rừng mưa nhiệt đới và các rìa rừng rậm ở phía tây rừng Thượng Guinea - một nơi nổi tiếng với hệ động thực vật độc đáo và đa dạng.
Loại rắn Stiletto mới được phát hiện với cấu tạo phần đầu khác biệt
Con rắn Branch's stiletto đầu tiên được tìm thấy là vào ban đêm tại bờ dốc của một con sông nhỏ, trong một khu rừng nhiệt đới thường xanh đất thấp ở Liberia.
Khi đoàn nghiên cứu cố gắng tiếp cận và nhặt lên, con rắn đã giấu đầu của nó dưới những vòng cơ thể cuộn tròn, gần như uốn đầu nghiêng hẳn sang phải.
Từ góc độ đó, họ đã quan sát được một phần chiếc răng nanh nhô dài ra hai bên. Nhóm nghiên cứu cũng báo cáo thêm, con rắn có thể nhảy một đoạn xa gần bằng chiều dài toàn bộ cơ thể nó.
Hai con rắn còn lại được tìm thấy tại khu trang trại trồng chuối, sắn và cà phê ở phía đông nam Guinea, cách nhau khoảng 27 km.
Rừng Thượng Guinea nằm ở phía Tây của châu Phi
Các nhà nghiên cứu chia sẻ, 'Việc phát hiện thêm một loại rắn hang mới đặc hữu tại khu vực phía tây rừng Thượng Guinea cũng không có gì quá bất ngờ. Tuy nhiên, vẫn cần nghiên cứu sâu thêm về phạm vi hoạt động của loại rắn này, đồng thời thu thập thêm thông tin về nhu cầu sinh thái và các đặc tính sinh học khác của chúng'.
Tham khảo: INSIDER
Q.Giang
Theo Trí thức trẻ
Người Maya cổ đại có thể đã làm thay đổi khí hậu từ hàng ngàn năm trước Theo nghiên cứu mới nhất, người Maya cổ đại có thể đã bắt đầu có những ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu của Trái đất từ hàng ngàn năm trước thông qua canh tác nông nghiệp. "Những phát hiện này cho thấy hệ thống nông nghiệp của người Maya khá lớn và có tác động sâu rộng", tác giả nghiên cứu Timothy...