Sự thật về vụ khủng bố tàn khốc ở sân bay Pakistan
Vụ tấn công kinh hoàng ở sân bay Karachi lớn nhất Pakistan từ lúc nửa đêm ngày 8/6 đã khiến dư luận vô cùng bàng hoàng sửng sốt.
Theo CNN, đó là vụ tấn công tàn khốc nhất của lực lượng Taliban ở Pakistan nhằm vào bộ máy an ninh quốc gia nước này xét về mặt thương vong. Nó cũng là lời nhắc nhở về thách thức an ninh vô cùng to lớn từ các chi nhánh al-Qaeda trú ở vùng biên giới nhiều đồi núi giữa Pakisan-Afghanistan.
Cảnh sát Pakisatn trưng bày vũ khí và đạn dược mà những kẻ tấn công sân bay Karachi sử dụng. (Ảnh: AP)
Trong số 28 người chết có 10 là hung thủ, bị bắn hạ trong một cuộc đọ súng kéo dài nhiều giờ đồng hồ. Gần như tất cả các tay súng đều mặc áo gắn bom như bọn khủng bố tấn công liều chết. Theo giới chức quân sự Pakistan, hai tên trong nhóm tấn công đã kích hoạt “áo tự sát”.
CNN đánh giá, khi tiêu diệt được các hung thủ, lực lượng an ninh Pakistan đã gần như ngăn chặn được một vụ bắt cóc quy mô lớn. Các thông tin cho thấy, nhóm tấn công còn mang theo nhiều thực phẩm gồm quả chà là, đậu xanh và lựu đạn cầm tay, bom xăng, cho thấy chúng định hành động lâu dài.
Động cơ
Như thường lệ, nhóm TTP (Tehreek-i-Taliban Pakistan) đã đứng ra nhận trách nhiệm vụ tấn công.
“Đây là sự trả thù cho cái chết tử vì đạo của Hakimullah Mehsud” (Mehsud chết trong một vụ oanh kích bằng máy bay không người lái Mỹ tháng 11/2013), và là sự cảnh cáo trước chiến dịch quân sự mà chính phủ Pakistan sắp thực hiện nhằm vào “các bộ tộc vô tội” ở Waziristan, theo một thông điệp mà TTP gửi tới báo chí qua email.
Video đang HOT
Trong một thông điệp trước đó trên Facebook, TTP tuyên bố: “Nguyên nhân chính dẫn đến vụ tấn công sân bay Karachi là bởi nơi đây là trung tâm hậu cần hàng không lớn nhất, chuyên cung cấp thực phẩm cho cuộc chiến của Những kẻ xâm lược ở Afghanistan và Pakistan”, ám chỉ Cảng Karachi chuyên trung chuyển hàng hóa của Mỹ và NATO tới Afghanistan.
TTP từng đưa ra tuyên bố tương tự sau cuộc tập kích vào Sân bay quốc tế Bacha Khan ở Peshawar ngày 15/12/2012. Nhóm này cũng nhận đã tấn công căn cứ Hải quân Pakistan PNS Mehran gần Karachi hồi tháng 5/2011, tiếp đó là một căn cứ của Không lực Pakistan tại Kamra hồi tháng 8/2012.
Cả ba vụ này đã gây thiệt hại cho nhiều máy bay chiến đấu và do thám trên không. TTP coi đó là “sự trả thù”cho vụ Mỹ bí mật giết chết Osama bin Laden ở Abbottabad ngày 2/5/2011.
Có tay trong?
TTP và các chi nhánh nước ngoài được cho là đã nhận được sự giúp đỡ từ “kẻ thù bên trong”.
“Những cuộc tấn công phối hợp như vậy không thể thực hiện được mà không có thông tin từ bên trong”, CNN dẫn nhận định của Jalam Hussein, một cựu thiếu tướng Không lực Pakistan. “Chúng ta thực sự phải suy nghĩ nghiêm túc về việc thanh lọc những đối tượng như vậy khỏi bộ máy an ninh”.
Lỗ hổng an ninh ở Karachi?
Vụ tấn công sân bay Karachi cho thấy yếu điểm trong khả năng cảnh báo sớm của bộ máy an ninh Pakistan. Tuy các lực lượng trên thực địa vô hiệu hóa thành công nhóm tay súng trong vòng 5 giờ đồng hồ song dư luận đã đặt ra nhiều câu hỏi cho tình báo Pakistan.
Thực tế này cũng cho thấy một thách thức lớn mà chính phủ và toàn bộ các cơ quan an ninh Pakistan đang phải đối mặt.
Thanh Hảo
Theo_VietNamNet
Vì sao Washington quyết đổi 5 tù nhân Taliban lấy 1 lính Mỹ?
Thỏa thuận đổi 5 tù nhân Taliban lấy trung sĩ Bergdahl hiện đang hứng chịu chỉ trích gay gắt từ phe Cộng hòa. Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm Góc khẳng định việc thả nhóm thủ lĩnh Taliban này không gây nguy hiểm cho quân đội Mỹ.
Trung sĩ Bowe Bergdahl đã được Taliban trả tự do hôm 31/5 và đổi lại, Washington phải phóng thích 5 tù nhân đang bị giam tại nhà tù Vịnh Guantanamo. Nhiều nhà lập pháp hàng đầu của Đảng Cộng hòa và giới bình luận cho rằng, thật là sai lầm khi Mỹ đổi khủng bố lấy tự do cho trung sĩ Bowe Bergdahl.
Bowe Bergdahl bị Taliban cầm giữ suốt 5 năm.
Tuy nhiên, phía các quan chức quốc phòng Mỹ và giới phân tích lập luận rằng, thỏa thuận không gây tổn hại cho quân đội Mỹ. Họ lý giải:
Thứ nhất, Mỹ không chỉ rõ Taliban - tổ chức bắt giữ và giam cầm Bergdahl 5 năm qua - là một tổ chức khủng bố. Một phần điều này cho phép Chính phủ Mỹ thực hiện được những thỏa thuận như vậy khi cần thiết.
Thứ hai, chưa rõ giá trị của các thủ lĩnh Taliban bị Mỹ giam giữ 5 năm qua sẽ ở mức độ nào với một tổ chức mà vẫn còn rất lớn và không thiếu về lãnh đạo.
Và những thương lượng như vậy là bình thường với kẻ thù. Nhất là khi Mỹ đang khép lại cuộc chiến dài nhất trong lịch sử nước này, Chính phủ Afghanistan có thể bắt đầu tiến trình đối thoại hòa giải nghiêm túc với Taliban, đàm phán các điều khoản mà có thể bao gồm cả việc phóng thích các tù nhân Taliban ở trại giam Vịnh Guanatanamo.
Trong khi đó, các quan chức quốc phòng khẳng định nếu nhóm chiến binh Taliban này trở về chiến địa thì họ có thể bị lần theo và nhắm tới.
Tuy nhiên, những lập luận trên dường như không thuyết phục được một số nhà lập pháp đang tỏ ra lo ngại.
"Tôi nghĩ vấn đề lớn ở đây là những gì sẽ xảy ra với 5 cá nhân này", Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain của bang Arizona bình luận. "Nếu họ tái tham gia chiến đấu thì nó sẽ đặt tính mạng của người Mỹ vào nguy hiểm".
Nghị sĩ Buck McKeon thuộc đảng Cộng hòa ở California, Chủ tịch Ủy ban Các dịch vụ vũ trang Hạ viện Mỹ, thông báo, một cuộc điều trần về chủ đề này sẽ diễn ra vào thứ Tư tuần sau (11/6), mời Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đến trả lời chất vấn.
Các chiến dịch tâm lý của quân đội Mỹ nhiều khả năng sẽ làm những gì có thể để làm giảm giá trị của nhóm 5 tù nhân Taliban mà họ vừa trao đổi, hoặc bóng gió rằng nhóm này đã hợp tác.
Tuy nhiên, theo các quan chức quân sự cấp cao của Mỹ, điều quan trọng nhất là thỏa thuận trao đổi đã phát đi một tín hiệu tới binh lính Mỹ.
"Tất cả các binh sĩ Mỹ được điều tới Afghanistan sẽ trở về nhà - đó luôn là một ưu tiên cao độ", Tướng Raymond Odierno - một sĩ quan cấp cao của Lục quân Mỹ, nhấn mạnh trong một thông điệp ngày 4/6. "Chúng tôi sẽ không bao giờ bỏ một đồng đội nào lại phía sau".
Theo Vietnamnet
Ukraine: Điểm nóng đối đầu tàn khốc Nga-Mỹ Bốn bên đã có thỏa thuận 6 điểm về vấn đề Ukraine, nhưng trên thực tế, các bên vẫn mạnh ai nấy làm... Thỏa thuận 6 điểm mơ hồ.... Nguồn tin từ RT cho biết, ngày 17/4/2014, các bên liên quan tới khủng hoảng Ukraine bao gồm EU, Mỹ, Nga, chính phủ tạm quyền Ukraine đã có một đàm phán bốn bên tại...