Sự thật về tin đồn trẻ bú nằm dễ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, nhất là khi thời tiết giao mùa. Có tin đồn rằng trẻ bú nằm dễ bị viêm tai giữa. Liệu sự thật có đúng như vậy?
Bệnh viêm tai giữa là gì?
Viêm tai là một trong những bệnh phổ biến ở trẻ dưới 3 tuổi, đặc biệt là vào những tháng mùa đông.
Viêm tai giữa là tình trạng viêm toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm (nằm ở sau màng nhĩ). Bệnh thường tạo ra dịch trong hòm nhĩ, dịch này có thể nhiễm trùng hoặc vô trùng. Viêm tai giữa là một trong những bệnh thường gặp nhất, đứng hàng thứ hai sau viêm nhiễm đường hô hấp trên cấp ở trẻ em và có khả năng xảy ra đối với người lớn.
Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa
Vấn đề thường bắt đầu ở ống Eustachian tube, nối tai giữa với phần sau mũi và họng. Đây là nơi trung chuyển vi khuẩn từ mũi và họng tới tai giữa mỗi khi ngáp hay nuốt.
Bình thường ống này khô hoàn toàn. Chỉ khi cảm lạnh, dị ứng, viêm xoang thì các chất lỏng sẽ xâm nhập gây tắc nghẽn. Lúc này, bất kỳ vi khuẩn hay vi rút nào sống trong chất dịch ấm áp này cũng sẽ phát triển nhanh, mạnh và gây áp lực cho màng nhĩ, gây phồng và viêm, ảnh hưởng đến thính lực. Lúc này sốt – phản ứng tự vệ của cơ thể, sẽ xuất hiện.
Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa
Khi bị viêm tai giữa trẻ thường có biểu hiện đặc trưng sau :
-Sốt có thể lên tới hơn 39 độ C
-Dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
Video đang HOT
-Trằn trọc, khó ngủ và hay quấy khóc
-Chán ăn, ăn không ngon miệng
-Nôn ói hoặc tiêu chảy
-Chảy mủ, dịch từ ống tai ngoài
-Kém phản ứng với âm thanh
-Triệu chứng đau tai, đau đầu hoặc giảm thính lực tạm thời thường xảy ra ở trẻ lớn
Trẻ bú nằm có dễ viêm tai giữa không?
Các mẹ có thể nghe ai đó nói rằng nếu nằm cho con bú sẽ gây viêm tai giữa. Tuy nhiên các nghiên cứu cho thấy điều này không đúng hoàn toàn.
Dù cho con bú ở tư thế nào thì việc cho trẻ bú sữa mẹ sẽ giúp làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng tai. Mặt khác, trong sữa mẹ có kháng thể, giúp ức chế sự hình thành của vi khuẩn. Khi trẻ bú sữa mẹ thì sữa không bị ứ đọng trong miệng bé nên khó có thể chảy ngược lên tai gây viêm tai giữa
Khi viêm họng, không nên tự ý dùng kháng sinh
Thời tiết hiện đang trong thời kỳ giao mùa, là thời điểm các bệnh lý đường hô hấp tăng cao ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó, viêm họng là căn bệnh rất phổ biến.
Hầu hết các trường hợp, bệnh nhân đều tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống, trong tình trạng không quá nghiêm trọng.
Đây có phải là phương pháp điều trị đúng đối với một căn bệnh có thể tự khỏi, và cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng?
Viêm họng nhiều thể và cách sử dụng kháng sinh khác nhau
Viêm họng là một dạng viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp trên, thuộc vùng hầu họng. Bệnh có nhiều thể khác nhau như viêm họng thể cấp, thể mạn, viêm họng hạt, viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn, do bạch hầu..., nhưng đều đặc trưng bởi triệu chứng phổ biến là đau họng, đặc biệt là khi nuốt.
Ngoài ra, còn có thể kèm theo nóng rát, ngứa họng, sốt, đau đầu, ù tai, sưng hạch, sổ mũi, ho, đờm đặc và khàn giọng. Viêm họng có thể tự khỏi sau khoảng vài ngày, nếu người bệnh có sức đề kháng tốt, tùy vào nguyên nhân gây bệnh; hoặc tiến triển nặng hơn, xảy ra các biến chứng viêm amidan, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản...
Viêm họng được gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, phổ biến là do nhiễm trùng (vi khuẩn, virus hay rất hiếm là vi nấm), số ít không do nhiễm trùng (do các dị ứng nguyên, dị ứng thời tiết, bệnh trào ngược dạ dày, hóa chất, khói thuốc lá, các chất ô nhiễm trong không khí...).
Trong đó, viêm họng do nhiễm virus, vi khuẩn có thể diễn biến ở thể cấp, lây nhiễm cho người khác, nhất là với các đối tượng như trẻ nhỏ, người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch. Viêm họng cũng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác mà phổ biến là cảm cúm.
Điều trị viêm họng phụ thuộc vào căn nguyên gây bệnh, dùng thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng trong trường hợp viêm họng do nhiễm vi khuẩn. Thế nhưng, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, virus là thủ phạm trong khoảng 80% trường hợp viêm họng ở cả người lớn và trẻ em. Vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, để có phác đồ điều trị thích hợp.
Tự ý sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng là không đúng trong đa số trường hợp, vì kháng sinh chỉ tiêu diệt được vi khuẩn nhạy cảm với nó và hoàn toàn không có tác động trên virus.
Thói quen khi bị viêm họng là sử dụng kháng sinh, hay việc nhà thuốc cho kháng sinh vào liều thuốc khi người bệnh khai có triệu chứng đau họng là thực trạng lạm dụng kháng sinh phổ biến. Điều này không những không mang lại hiệu quả điều trị, mà còn gây nên tình trạng đề kháng kháng sinh cùng với các tác dụng không mong muốn của thuốc như tiêu chảy, gây bất lợi cho người bệnh.
Ngay cả khi viêm họng đúng là do nhiễm khuẩn, cần thực hiện các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ để định danh loại vi khuẩn, cũng như loại kháng sinh, mà vi khuẩn đó nhạy cảm (theo kháng sinh đồ), để lựa chọn loại kháng sinh tối ưu nhất, sử dụng đủ liều, thì mới đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguy hiểm của việc tự ý dùng kháng sinh
Kháng sinh là những hợp chất có tác dụng tiêu diệt hoặc ức chế đối tượng vi sinh vật gây bệnh là vi khuẩn. Chỉ nên sử dụng khi bác sĩ xác định viêm họng có sự nhiễm khuẩn.
Sử dụng kháng sinh hiệu quả là một vấn đề không đơn giản, ngay cả với bác sĩ. Tự tiện sử dụng kháng sinh có thể gây ra các hậu quả khôn lường, đặc biệt với trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất, vì các lý do sau:
- Đề kháng kháng sinh: Đây là vấn đề được quan tâm hàng đầu của các chuyên gia y tế trên toàn thế giới, vì tình trạng đề kháng ngày càng nghiêm trọng do dùng kháng sinh bừa bãi. Tức là kháng sinh dần trở nên không có tác dụng đối với loại vi khuẩn nhất định mà trước đây nó có khả năng tiêu diệt. Đã có những chủng vi khuẩn hô hấp đề kháng hầu hết các loại kháng sinh.
- Trì hoãn " thời gian vàng" điều trị bằng kháng sinh phù hợp: Viêm họng do nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus beta nhóm A) thường xảy ra ở trẻ em nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như viêm cầu thận cấp, sốt thấp khớp, viêm màng trong tim...
- Sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng liều, không đủ liều làm bệnh diễn tiến nặng hơn: Mỗi loại kháng sinh phải dùng đủ liều trong ngày, đủ thời gian để đảm bảo vi khuẩn không còn khả năng gây bệnh. Khi vừa thấy triệu chứng thuyên giảm, nhiều người dừng sử dụng thuốc khi vi khuẩn chưa bị tiêu diệt, tạo điều kiện vi khuẩn thích ứng thuốc, phát triển mạnh mẽ trở lại và khó tiêu diệt hơn.
- Tác dụng không mong muốn của kháng sinh: Trước hết là đối với hệ tiêu hóa, kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn, gây tiêu chảy, làm bệnh nhân suy kiệt. Đối với những trường hợp viêm họng mạn tính, bệnh nhân tự ý sử dụng kháng sinh kéo dài sẽ gây độc trên gan, thận, hệ tim mạch... Các nhóm kháng sinh như tetracycline, chloramphenicol, quinolone là những kháng sinh chống chỉ định. Được sử dụng rất cẩn trọng ở đối tượng trẻ em, tùy thuộc vào độ tuổi, cân nặng; vì những độc tính trên hệ tạo máu, xương, sụn... của trẻ.
Viêm họng đối với các nguyên nhân không phải do nhiễm khuẩn, kể cả do virus, thì chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng (dùng thuốc hạ sốt, thuốc kháng viêm, tan đờm, thuốc ho, thuốc kháng histamine...). Nâng cao sức đề kháng và tăng cường giữ vệ sinh, sát khuẩn tại chỗ vùng hầu họng để tránh bội nhiễm.
Bệnh nhân viêm họng cần phải làm gì?
Bệnh nhân nên đến bệnh viện nếu đau họng kéo dài nhiều ngày và có các dấu hiệu sau: sốt cao liên tục 39-40 độ, khó thở, cứng cổ, sưng đau vùng cổ và có hạch cứng dưới hàm; có máu trong nước bọt và đờm, có vệt trắng trong họng, phát ban.
Tuy nhiên, viêm họng nếu không phải do nhiễm liên cầu khuẩn thì thường không quá nguy hiểm. Bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau để giảm tình trạng bệnh, nếu bệnh nhẹ:
- Giữ ấm cơ thể và tắm nước ấm.
- Súc miệng và súc họng (giữ cho dung dịch nước muối xuống sâu trong cổ họng nhất mà không nuốt) bằng nước muối sinh lý thường xuyên, cách khoảng 1-2 giờ.
- Dùng hỗn hợp nước trà, mật ong, nước chanh, gừng, có tác dụng giảm ho và giữ sạch họng. Tăng cường đề kháng bằng cách dùng nước hoa quả. Uống đủ nước, không uống đá lạnh.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây nhiễm.
- Không hút thuốc lá, hạn chế tối đa các gia vị cay, nồng; rượu bia, chất kích thích.
Phòng bệnh viêm tai giữa tái phát Bé 5 tháng tuổi, một tuần nay quấy khóc, bỏ bú, tai chảy mủ vàng, có mùi. Trước đó bé từng bị viêm tai giữa. Bệnh này có tái đi tái lại? Mức độ nguy hiểm của bệnh này ra sao, cách phòng tránh để bé không bị tái đi tái lại là gì, thưa bác sĩ? (Thảo Ly) Ảnh minh họa Trả...