Sự thật về thuốc “cải tử hoàn sinh”
Hiện nay, trong tủ thuốc của nhiều gia đình, đặc biệt là những gia đình có người cao tuổi, luôn có sẵn loại thuốc “An cung ngưu hoàng hoàn” (ACNHH), thứ được coi là “thần dược” giúp phòng ngừa và điều trị cho những người bị tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, sau khi uống loại thuốc này, nhiều trường hợp không những không thuyên giảm mà còn nguy hiểm đến tính mạng …
Nỗi lo được báo trước
Chị Hoàng Thanh Tú, ở phường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội kể lại, mẹ chị bị đột quỵ cách đây hơn 2 tháng. Nghe bạn bè mách thuốc ACNHH của Trung Quốc có thể giúp chữa khỏi bệnh, chị Tú đã mua về cho mẹ mình dùng. Tuy nhiên, sau khi uống thuốc, bệnh tình của mẹ chị vẫn không thuyên giảm. Khi đưa bà đến bệnh viện khám, chị Tú được bác sĩ khuyến cáo không được cho bệnh nhân tiếp tục dùng loại thuốc này vì đây không phải là loại thuốc đặc trị đối với những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Hơn nữa, mẹ chị Tú lại có tiền sử bệnh tim mạch nên uống ACNHH sẽ khiến bệnh càng nặng hơn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. “Tôi đã phải bỏ ra 3 triệu đồng để mua thuốc ACNHH về cho mẹ điều trị bệnh. Dù tiếc tiền nhưng bác sĩ đã nói vậy chắc tôi đành phải bỏ đi…”.
Cũng giống như chị Tú, nghe một người bạn quảng cáo thuốc ACNHH có thể “cứu người” nên chị Hồng Hạnh, ở phường Ngọc Lâm, quận Long Biên đã mua liền một lúc 3 hộp. Chị Hạnh cho biết, bố mẹ chị năm nay đã ngoài 60 tuổi. Nghe nói đây là thuốc đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị bệnh tai biến rất hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh, uống ACNHH đã tỉnh và hồi phục nên chị đã mua để dự phòng. Tuy nhiên, theo lời kể của chị Hạnh, cách đây 2 tuần, bố chị đột ngột tai biến, liệt nửa người, không nói được. Người nhà đã lấy một viên ACNHH cho ông uống. Nhưng ngay sau đó, chị Hạnh đã phải đưa bố đến bệnh viện cấp cứu vì ông bỗng nhiên khó thở và liên tục nôn mửa. Tại đây các bác sĩ đã phát hiện ra viên thuốc này đã bị tắc lại trong cổ họng bệnh nhân, khiến bệnh nhân khó thở, suy hô hấp và phải thở máy liên tục nhiều ngày sau đó.
Với nhiều người dân, an cung ngưu hoàng hoàn được coi như thuốc quý trong nhà
Hiện loại thuốc ACNHH ngoại nhập có mặt trên thị trường Việt Nam có giá 1-2 triệu đồng/ hộp, dạng viên, bên ngoài được bao bọc bằng sáp, mỗi hộp gồm 2 viên. Theo như quảng cáo thì chỉ cần uống hết một hộp thuốc này là người bệnh có thể phòng ngừa được tai biến, trường hợp bệnh nhân có triệu chứng tai biến uống ngay tức thì sẽ hồi phục trở lại nhanh chóng. Thậm chí, trên một số trang web, thông tin về loại thuốc này được rao bán và quảng cáo một cách phóng đại về sự thần kỳ của nó. Điều này khiến nhiều người đổ xô đi tìm mua, đó cũng là lý do trên thị trường hiện xuất hiện khá nhiều thuốc ACNHH trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Video đang HOT
Tiền mất, tật mang
Ông Nguyễn Trung Anh, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa cho hay: “Không biết công dụng của loại thuốc này tốt đến mức nào mà hiện có rất nhiều người tìm mua thuốc ANCHH và coi nó như thuốc “ cải tử hoàn sinh”. Điều đáng nói là loại thuốc này có hướng dẫn sử dụng là tiếng nước ngoài nên người dùng không rõ thực hư thế nào”.
Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não Việt Nam, hiện nay thuốc ACNHH chưa được đề cập trong các khuyến cáo điều trị đột quỵ của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm (FDA) của Hoa Kỳ và châu Âu. Các thuốc có trong khuyến cáo (được phép dùng) đều dựa trên những nguyên tắc “y học bằng chứng”, phải trải qua những quy trình nghiên cứu một cách nghiêm ngặt trước khi áp dụng điều trị cho bệnh nhân như thử nghiệm trên động vật, trên những người tình nguyện và nghiên cứu trên nhiều quốc gia. Kết quả nghiên cứu phải được công bố tại các hội nghị khoa học quốc tế có uy tín, đăng trên các tạp chí chuyên ngành.
Trong quá trình điều trị cho một số bệnh nhân, bác sỹ Trần Thị Thu Hà, bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân không nên dùng thuốc này để phòng ngừa tai biến. Để phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả, điều cần nhất là kiểm soát chứng béo phì, đưa cân nặng trở về mức trung bình, kiểm soát tốt huyết áp, điều trị bệnh đái tháo đường (nếu có). Thực tế thuốc này đều có nguồn gốc từ các bài thuốc của Trung Quốc, được nhiều nước sử dụng và đặt tên thương mại khác nhau để bán. Thời gian qua, thuốc ACNHH được người dân sử dụng chủ yếu qua “truyền khẩu”.
Do được coi là “thần dược” trong điều trị bệnh đột quỵ nên hiện nay thuốc ACNHH trôi nổi trên thị trường rất nhiều, thậm chí có cả hàng giả, hàng nhái. Nếu uống phải những loại thuốc này, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng, thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, để đảm bảo trong việc điều trị bệnh, bệnh nhân nên đến các bệnh viện có uy tín để được các bác sĩ thăm khám, kiểm tra tìm rõ nguyên nhân, không nên dùng thuốc theo kiểu “truyền miệng”, tránh tiền mất, tật mang.
Theo 24h
Đu đủ "tắm" thuốc Trung Quốc chín nhanh không ngờ
Đu đủ sau khi thu hoạch, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt.
Phù phép
Trang Hà Nội báo Lao Động ngày 17.11 đã thông tin: "Chuối tiêu hồng "tắm" thuốc Trung Quốc hoa mắt người tiêu dùng", ngay sau đó, phóng viên đã phát hiện thêm một loại quả mới cũng được "tắm táp", khiến quả chín nhanh như "phù phép".
Theo tìm hiểu, loại thuốc có khả năng "phù phép" kỳ diệu này có giá bán 5.000 đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì của hộp thuốc chỉ ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không hề ghi... ngày sản xuất. Trên bao bì cũng như trên ống thuốc chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ vì lãi cao.
Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, quy trình này được thực hiện một cách khéo léo, bởi nếu nhỏ không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Do quá trình chín nhanh (1 ngày sau khi dùng hóa chất) nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán băng dính lên trên kín mít rồi chở đi tiêu thụ.
Các nhà vườn cũng thường sử dụng loại hóa chất này khi gặp mưa bão mà đu đủ chưa đến ngày thu hoạch vẫn còn non để không bị lỗ, nhất là vào các dịp ngày rằm, mùng một.
Tại khu gầm cầu Long Biên, những thùng đu đủ rấm bằng thuốc
Trung Quốc xếp ngổn ngang.
Lãi "khủng"
Anh Lê Văn Sơn (Tân Châu, tỉnh Hưng Yên - nhà vườn và chuyên buôn đu đủ cung cấp cho Hà Nội) cho biết: "Đu đủ dùng thuốc rấm thì cho quả to, mỡ màng, chín vàng đều, bóng đẹp và vẫn còn cứng, người mua chỉ thích loại này nên bán chạy. Còn loại chín cây thì mã xấu, nẫu, thâm đen, nên ế ẩm. Nắm được tâm lý đó, cứ 29 âm lịch rấm là sáng sớm mùng một có hàng đẹp chở đi Hà Nội bán". "Đu đủ hiện nay bày bán có tên là đu đủ gấc, để có được những quả to, đẹp như thế thì trước đấy cũng phải phun nhiều lần các loại thuốc kích thích" - anh Sơn cho biết thêm.
Hóa chất Trung Quốc có khả năng "phù phép" kỳ diệu.
Theo những chủ buôn, nhà vườn và người dân ở Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) thì khi chấm thuốc cho đu đủ phải đeo găng tay caosu, đeo kính, bịt khẩu trang cẩn thận bởi nếu để thuốc dính vào tay sẽ gây ngứa, thậm chí bị nấm. Đu đủ chín do dùng hóa chất khi ăn nhạt thếch, vẫn còn mùi thuốc chứ không ngọt như đu đủ thường. Còn việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ hay không thì chưa có đánh giá.
Dùng hóa chất Trung Quốc, đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Có mặt tại khu gầm cầu Long Biên (cách cổng chợ đầu mối rau - củ - quả Long Biên 30m) là nơi chuyên bán mặt hàng đu đủ (từ 4h đến 8h sáng), nhóm phóng viên ghi nhận hàng chục xe tải chở đu đủ đỗ sát nhau, dưới mỗi xe là dân buôn vây quanh chờ lấy hàng. Qua tìm hiểu thì đu đủ của các chủ xe đều dùng hóa chất của Trung Quốc để rấm chín nên quả nào cũng chín vàng đều, bóng mỡ màng và không bị giập nát.
Chị Nguyễn Thị Thành (người chuyên kinh doanh đu đủ và chuối tại phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm) tiết lộ: "Giá đu đủ xanh bán tại vườn thời điểm này là 2.000-3.000 đồng/kg, nhưng sau khi "phù phép" được bán với giá 15.000 -20.000đ/kg. Đúng là "lãi khủng".
Theo laodong
Thuốc đông y rởm: Luật hình sự chưa đủ Theo nhiều bác sĩ, việc phân biệt thuốc Đông y thật giả là một bài toán khó và những loại thuốc càng đắt, càng dễ làm giả. Cơ quan chức năng "bó tay"? Mới đây, Bộ Y tế đã tiến hành kiểm nghiệm về chất lượng thuốc Đông y ở chính các cơ sở khám chữa bệnh của Nhà nước. Thông tin khiến...