Sự thật về quan niệm dầu ăn tốt hơn mỡ lợn
Với quan niệm ăn nhiều mỡ sẽ dễ mắc bệnh nên dầu ăn trở thành nguyên liệu chính để chế biến các món xào, rán. Nhưng có thật sự là dầu ăn tốt hơn mỡ?
Cuộc sống hiện đại, con người ngày càng phải đối mặt với nhiều nguy cơ gây bệnh tật. Với quan niệm ăn nhiều mỡ sẽ dễ mắc bệnh gan nhiễm mỡ, béo phì, xơ vữa động mạch… vì vậy, dầu trở thành nguyên liệu chính để chế biến các món xào, rán. Nhưng có thật sự là dầu ăn tốt hơn mỡ?
Thực tế, dùng dầu ăn tốt hơn dùng mỡ cũng chỉ đúng chứ chưa đủ, vì còn phụ thuộc vào độ tuổi. Vì mỡ tham gia tạo nên màng tế bào thần kinh, tham gia vào một số men chuyển hóa trong cơ thể và đặc biệt là nội tiết tố sinh dục, tuyến thượng thận… nên trẻ đang tuổi lớn và người ở tuổi trung niên nên ăn thịt, cá có thêm chút mỡ.
Người cao tuổi, người có rối loạn chuyển hóa, bệnh tim mạch, xơ vữa động mạch thì phải kiêng ăn mỡ để giúp cơ thể giảm các axit béo no (làm tăng cholesterol). Lượng chất béo có trong thịt nạc, cá nạc, cơm… cũng đã gần đủ cho cơ thể, vì vậy người cao tuổi buộc phải ăn kiêng mỡ tuyệt đối theo yêu cầu của bác sĩ, chỉ cần ăn cơm với các món thịt, cá luộc, hấp và rau xào với ít dầu là đủ.
Video đang HOT
Dùng dầu ăn đúng cách mới có lợi cho sức khỏe.
Nhiều người cho rằng ăn dầu ăn thì sẽ không bị béo phì nên thường xuyên ăn nhiều các món ăn xào, rán. Tuy nhiên, một gam chất béo cung cấp cho cơ thể 9 calo. Như vậy, dầu, mỡ hay các loại hạt có dầu, bơ, phô mai, váng sữa… đều cung cấp năng lượng như nhau. Thực tế, ăn nhiều món xào rán bằng dầu ăn vẫn gây tăng cân, béo phì, bị bệnh tim mạch, gan nhiễm mỡ như ăn mỡ. Cơ thể mỗi người cần một lượng chất béo khoảng 30% tổng số năng lượng, bao gồm cả các chất béo không nhìn thấy nhưng vẫn hiện diện trong các thực phẩm: gạo nếp, thịt nạc…
Dầu thực vật có nhiều loại, có loại chứa ít, nhưng có loại chứa nhiều axit béo no, vì thế lời khuyên dùng dầu thực vật thay thế mỡ đúng nhưng chưa đủ. Axit béo không no có lợi cho cơ thể, khi chọn mua dầu ăn nên chọn loại này. Hiện nay có không ít nhà sản xuất trộn nhiều loại dầu ăn lại với nhau. Để nhận biết chỉ cần cho dầu ăn vào ngăn mát tủ lạnh, nếu dầu đông đặc tức là chứa nhiều axit béo no, loại dầu này nên dùng để xào, rán. Dầu ăn giữ nguyên trạng thái khi để trong tủ lạnh (dầu ô liu, dầu canola…) nên dùng trong các món ăn tươi (rau xà lách trộn, trái cây trộn, cho vào bát cháo sau khi nấu xong) để giữ được đầy đủ thành phần của các axit béo chưa no.
Khi dùng dầu ăn, cần dùng đúng mới có lợi cho sức khỏe, axit béo không no dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Vì thế, không dùng dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần (các loại bánh cháo quẩy, bánh tiêu, bánh quai vạc, mì gói màu vàng đậm thường chiên trong dầu tái sử dụng nhiều lần) vì vừa không tốt cho sức khỏe, vừa có nguy cơ gây bệnh ung thư.
Do dầu ăn phân hủy không tốt ở nhiệt độ cao nên với những món xào thì dùng mỡ phi hành cho thơm rồi cho rau củ vào xào chín tới, nêm gia vị, tắt bếp rồi mới trộn thêm một chút dầu cho để tạo sự hấp dẫn cho món ăn.
Theo Trí Thức Trẻ
Râu ngô giúp hạ mỡ máu
Ngô hay còn gọi là ngọc mễ, thuộc 5 loại ngũ cốc cung cấp dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Trong hạt ngô chứa nhiều protein, lipid, đường cùng các loại vitamin và khoáng chất. Protein có trong ngô 30%, globulin và albumin thông thường có hàm lượng tương đối cao.
Râu ngô cũng là vị thuốc mà Đông y cho rằng có vị ngọt nhạt, tác dụng lợi tiểu, hạ huyết áp rất tốt. Trên lâm sàng, người ta sử dụng râu ngô để chữa viêm thận không những hiệu quả rõ rệt mà còn làm giảm hoặc tiêu albumin trong nước tiểu. Ngoài ra, ngô còn có tác dụng cầm máu, kiện tỳ, cầm tiêu chảy, lợi mật, đồng thời còn làm giảm cholesterol trong máu, làm mềm thành động mạch.
Nhờ vậy mà ngô được coi là thức ăn giúp phục hồi sức khỏe lý tưởng cho những người bị phù nề, xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh gan nhiễm mỡ, chứng béo phì ở người già và trung niên.
Dưới đây là cách trị bệnh từ ngô tiêu biểu nhất:
Trị chứng tăng mỡ máu, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành: dùng bột ngô 30 - 60g, cho nước vừa lượng, quấy đều thành bột loãng, đem nấu chín, cho thêm dầu vừng (dầu mè), hành, gừng, tra muối vừa miệng đem ăn. Mỗi ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 2 - 3 tháng là một liệu trình.
Chữa phù nề và tiểu tiện kém do viêm thận mạn: ngô 30g, râu ngô 15g, cho nước vào sắc lấy nước uống thay trà trong ngày. Cần sử dụng trong vài tháng liền.
Theo Suckhoevadoisong
Phòng bệnh gan nhiễm mỡ bắt đầu từ chế độ ăn Bệnh gan nhiễm mỡ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em nhưng hay gặp nhất ở tuổi trung niên quá cân hay béo phì, và những người bị bệnh đái tháo đường, những người có nồng độ cholesterol và triglycerid cao. Nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ là do uống nhiều rượu dẫn đến rối loạn chức năng...