Sự thật về phương pháp chụp CT ‘quét’ toàn thân sàng lọc ung thư
Hiện nay nhiều bệnh viện tư nhân, phòng khám tư nhân quảng cáo chụp CT toàn thân có thể phát hiện sớm ung thư. Các chuyên gia ung bướu lại đưa ra lo ngại về phương pháp sàng lọc ung thư này.
Hại nhiều hơn lợi
Tại 1 bệnh viện tư ở Hà Nội, trên website quảng cáo chụp CT toàn thân là cách sàng lọc sớm ung thư với tỷ lệ phát hiện sớm nhiều bệnh.
Kỹ thuật này có thể phát hiện sớm các bệnh lý như ung thư, các khối u trong cơ thể như ung thư vú, ung thư phổi, tuyến giáp hoặc các bệnh về não,… mà không cần xâm lấn, không gây đau đớn.
Máy chụp CT scan sẽ “băm” nhỏ hình ảnh toàn bộ cơ thể người bệnh để kiểm tra với tần suất 256 dãy thậm chí 600 dãy để phát hiện được các bất thường của cơ thể qua màn hình máy tính.
Không chỉ sử dụng CT đa dãy mà chụp PET/CT bao gồm sử dụng máy móc hiện đại kết hợp tia X và tiêm chất phóng xạ để phát hiện những bất thường của cơ thể sớm đưa ra các quyết định sàng lọc ung thư.
Sau khi chụp CT hoặc PET/CT xong bác sĩ sẽ có hình ảnh thu được thông qua màn hình máy tính chuyên dụng. Thông qua hình ảnh được hiển thị để phát hiện và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Ảnh có tính chất minh họa
Nhiều người cứ nghĩ việc kiểm tra toàn thân sẽ giúp họ ăn ngon ngủ yên, một liều thuốc an thần. TS BS Nguyễn Triệu Vũ – Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện Thủ Đức, TP.HCM cho biết ông gặp rất nhiều người đến khoe rằng mỗi năm họ đều tranh thủ đi “quét” toàn bộ cơ thể 1 lần để xem có bị ung thư hay không. TS Vũ cho rằng quan điểm này hoàn toàn sai lầm.
TS Vũ cho biết giống như tất cả các xét nghiệm khác, CT scan cũng có nhiều điểm yếu, dương tính giả (không bệnh thành có bệnh), âm tính giả (có bệnh mà không phát hiện được).
Cùng quan điểm, bác sĩ Dương Tấn Khánh – giảng viên trường Đại học Y dược Huế, hiện đang học bác sĩ nội trú tại Texas, Hoa Kỳ cho biết quan điểm chụp CT scan sàng lọc ung thư hoàn toàn sai lầm.
Video đang HOT
Bác sĩ Khánh cho biết hiện nay người ta chỉ khuyến cáo sử dụng CT scan trong sàng lọc ung thư phổi ở những người có tiền sử hút thuốc, người trên 50 tuổi. Ngoài ra, CT scan không được dùng trong sàng lọc ung thư. Hiệu quả sàng lọc của nó thấp và còn có nguy cơ gây ra nhiễm bức xạ tia X – là yếu tố gây ung thư máu, ung thư tuyến giáp.
Bác sĩ Khánh cho biết trong môi trường tự nhiên vẫn có bức xạ nhưng ở mức độ nhỏ.
Nếu bạn chụp Xquang ngực sẽ bằng 2,4 ngày bức xạ nền (tương đương với nền bức xạ nền tự nhiên trên trái đất).
CT scan sọ não – mức độ nhiễm xạ khoảng 100 lần Xquang ngực tương đương 8 tháng phơi nhiễm bức xạ nền tự nhiên.
CT ổ bụng – tương đương với 400 lần Xquang ngực tương đương với 2,7 năm bức xạ nền.
CT mạch máu – bức xạ tương đương với 4 năm phơi nhiễm bức xạ nền tự nhiên.
Chính vì điều này, các hiệp hội y khoa chưa ủng hộ dùng CT scan toàn thân cho người bình thường khỏe mạnh. Tầm soát nên hướng vào nhóm đối tượng và vị trí cụ thể.
Những bệnh ung thư nào cần sàng lọc
Theo hướng dẫn của Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, 5 bệnh ung thư phổ biến có thể sàng lọc:
Thứ nhất, ung thư vu, hiệp hội ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo phu nư trên 40 tuôi co sưc khoe tôt nên đi chup X-quang tuyên vu (mammography) môi năm môt lân. Phu nư tư 20 – 40 tuôi nên đi kham vu đinh ky 3 năm môt lân tai cơ sơ y tê chuyên khoa. Phu nư trên 40 tuôi nên đi kham vu đinh ky môi năm môt lân tai cơ sơ y tê chuyên khoa.
Bên canh đo phu nư co thê tư kham vu tư sau 20 tuôi.
Môt sô phu nư co yêu tô nguy cơ cao hoăc tiên sư gia đinh ung thư vu nên đươc sang loc sơm hơn.
Thứ hai, ung thư đai trưc trang sàng lọc bằng cách nội soi đai trang sigma ông mêm môi 5 năm hoăc nôi soi đai trang môi 10 năm hoăc chup đai trang can quang kep môi 5 năm hoăc chup CT đai trang (nôi soi đai trang ao) môi 5 năm.
Xet nghiêm mau tiêm ân trong phân (Fecal Occult Blood Test – FOBT) hoăc xet nghiêm hoa miên dich phân (Fecal Immunochemical Test) môi năm môt lân hoăc xet nghiêm DNA trong phân (Stool DNA test).
Nêu môt trong cac xet nghiêm trên dương tinh thi cân tiên hanh nôi soi đai trang.
Môt sô ngươi co tiên sư gia đinh co nguy cơ cao bi polyp hoăc ung thư đai trưc trang nên đươc sang loc thương xuyên hơn.
Thứ ba, ung thư cô tư cung việc sang loc nên đươc băt đâu ơ phu nư 21 tuôi, không nên tiên hanh ơ phu nư
Thứ tư, ung thư phôi những người có nguy cơ cao bi ung thư phôi: tuôi tư 55 – 74, co tiên sư hut thuôc môi năm trên 30 bao, đang hut thuôc hoăc đa bo thuôc đươc
Thứ năm, ung thư tiên liêt tuyên, nam giơi sau 50 tuôi nên sang loc phat hiên ung thư tiên liêt tuyên bao gôm đinh lương PSA va thăm kham tiên liêt tuyên qua trưc trang.
Những ai cần tầm soát ung thư?
Đánh vào tâm lý lo sợ bệnh ung thư, hàng loạt các gói quảng cáo tầm soát ung thư được ra đời, đưa ra nhiều thông tin khác nhau về sàng lọc ung thư.
TS BS Nguyễn Triệu Vũ - Trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Quận Thủ Đức cho biết ông gặp rất nhiều người mang tới cho bác sĩ chỉ tờ kết quả xét nghiệm máu và đã lo lắng mất ăn mất ngủ vì chỉ số chỉ điểm ung thư bỗng nhiên cao chót vót.
Ví dụ như trường hợp của Nguyễn M.T. 33 tuổi, TP.HCM đến tìm bác sĩ Vũ với tâm trạng lo lắng vì xét nghiệm CA - 125 của bệnh nhân cao bất thường. Kết quả xét nghiệm sàng lọc ung thư của một cơ sở y tế cho rằng bệnh nhân có nguy cơ ung thư.
Vì sợ ung thư buồng trứng, bệnh nhân đã đi nhiều bệnh viện kiểm tra và vẫn lo lắng, cứ 2, 3 tháng lại đi kiểm tra và lúc nào cũng sợ CA tăng cao. Cuối cùng, thủ phạm được xác định khiến CA - 125 tăng cao là do bệnh nhân bị viêm âm đạo.
Có bệnh nhân đi siêu âm vú có u và cũng lo lắng mất ăn mất ngủ vì sợ ung thư vú nằng nặc đòi chụp nhũ ảnh. Dù bác sĩ tư vấn kiểu gì cũng đòi chụp trong khi đó khám đó chỉ là nhân xơ bình thường.
Hiện nay có nhiều xét nghiệm sàng lọc ung thư. Ví dụ như xét nghiệm CEA thường được quảng cáo nhằm phát hiện sớm ung thư đại trực tràng, TS Vũ cho rằng chất này cũng tăng trong nhiều bệnh lý khác như ung thư phổi, bao tử, viêm phổi, viêm ruột...đối với ung thư đại trực tràng khi bệnh phát triển mới có trên 1 số người và nếu ai cũng đi xét nghiệm CEA chỉ thêm lo lắng, tốn kém.
TS Vũ cho biết người dân quá sợ ung thư vì thế các gói sàng lọc ung thư xuất hiện ngày càng nhiều.
Những ai cần tầm soát ung thư? (Ảnh minh họa)
Ai nên sàng lọc?
BSCK II Nguyễn Văn Tiến - Trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM cho biết một số xét nghiệm tầm soát có thể chỉ được đề xuất cho những người có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư.
Bất cứ điều gì làm tăng nguy cơ ung thư được gọi là yếu tố nguy cơ ung thư. Có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư; và không có yếu tố nguy cơ không có nghĩa là bạn sẽ không bị ung thư.
Tuy nhiên, một số xét nghiệm tầm soát chỉ được sử dụng cho những người đã có các yếu tố nguy cơ đối với một số loại ung thư nhất định. Những người có nguy cơ mắc ung thư cao hơn những người khác là như: Người có tiền sử gia đình có người bị ung thư; hoặc có một số đột biến gen (thay đổi) có liên quan đến ung thư (trong ung thư vú, ung thư buồng trứng nếu chị em, mẹ dì có bệnh này thì tầm soát sớm và nhiều hơn).
Đối với những người này, bác sĩ Tiến cho biết họ cần được kiểm tra thường xuyên hơn hoặc bắt đầu ở độ tuổi sớm hơn những người khác. Các xét nghiệm tầm soát được thực hiện trên những người không có triệu chứng lâm sàng của bệnh.
Môi loai ung thư khac nhau se co nhưng phương tiên tâm soat khac nhau. Bơi vi, đô tuôi thương găp cua môi loai ung thư la rât khac nhau nên thơi điêm băt đâu tâm soat cung se thay đôi tuy vao loai ung thư muôn tâm soat.
BS Tiến nhấn mạnh không phai tât ca moi ngươi đêu cân đươc tâm soat đê tim nhưng bênh ly ung thư giông nhau. Va không phai moi ngươi đêu phai băt đâu tâm soat ơ cung môt đô tuôi. Vi du, nhưng ngươi co tiên căn gia đinh co ngươi măc môt sô loai ung thư thi cân đươc băt đâu tâm soat loai ung thư đo ơ đô tuôi sơm hơn so vơi nhưng ngươi khac. Môi ngươi cung co khoang thơi gian giưa cac lân tâm soat khac nhau.
Khi đi tầm soát nên đến các cơ sở chuyên khoa ung bướu và có thể tư vấn bác sĩ một số câu hỏi như: Tôi nên tâm soat loai ung thư gi? Co nhưng phương tiên nao co thê đươc dung đê tâm soat? Tôi nên băt đâu tâm soat luc bao nhiêu tuôi? Bao lâu thi tôi nên tâm soat 1 lân?
Khi ban co kêt qua tâm soat bât thương thi bac si se thưc hiên cac xet nghiêm khac chuyên sâu hơn đê xac đinh xem ban đang găp phai vân đê gi. Do đo, ban không cân phai qua lo lăng khi co kêt qua bât thương cho đên khi ban đươc bac si chuyên nganh tư vân cu thê.
4 kinh nghiệm "nằm lòng" của bệnh nhân ở Hải Phòng 75 tuổi chiến thắng ung thư trực tràng Là một nữ bệnh nhân ung thư cao tuổi (75 tuổi) nhưng bà Phạm Lũng Hà - Hải Phòng vẫn khoẻ mạnh. Bà tự tin với sức khoẻ của mình sau 3 năm điều trị ung thư trực tràng. Bà Phạm Lũng Hà 75 tuổi, hiện đang sống tại thành phố Hải Phòng. Bà đã trải qua 3 năm chiến đấu với bệnh...