Sự thật về nước máy ở Hà Nội luộc thịt không chín
Người dân sử dụng nước của Nhà máy nước sạch ở xã Xuân Dương ( huyện Thanh Oai, Hà Nội) để luộc thịt, nhưng khi luộc xong thịt vẫn còn nguyên màu hồng.
Điểm “bất thường” này khiến cho người dân vô cùng hoang mang lo lắng, dư luận đặt ra câu hỏi liệu rằng nguồn “nước sạch” ở đây có được đảm bảo?.
Được đầu tư xây dựng với số vốn gần 10,2 tỷ đồng theo chương trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, nhà máy nước sạch ở xã Xuân Dương ( Thanh Oai, Hà Nội) lại đang “dở sống dở chết”. Nguồn nước từ nhà máy này được người dân phản ánh là quá bẩn so với quy định. Bằng chứng là một miếng thịt lợn sau khi luộc vẫn còn nguyên màu hồng.
Nhà máy nước sạch nằm đối diện với UBND xã Xuân Dương
Những bức xúc của người dân cần lời giải đáp?
Gần đây, người dân thôn Trường Xuân, xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội rất hoang mang về việc nguồn nước của Nhà máy nước sạch của xã Xuân Dương đóng trên địa bàn xã quá bẩn so với quy định.
Cụ thể, vào khoảng cuối năm 2013, Nhà máy nước sạch ở xã Xuân Dương đi vào hoạt động nhằm cung cấp nước sạch cho toàn xã. Tuy nhiên, gần đây một số hộ dân khi dùng “nước sạch” của nhà máy để luộc thịt thì thấy miếng thịt ở bên ngoài vẫn còn nguyên màu hồng nên không ai dám ăn.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Quang (xã Xuân Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội) cho biết: “Mới đây, gia đình tôi có mua miếng thịt lợn về để luộc, nhưng sau khi luộc rất kỹ thì thấy miếng thịt lợn vẫn có màu hồng và không chín. Sau đó gia đình tôi đã quyết định không sử dụng nước mua ở nhà máy nước xã Xuân Dương nữa”.
Ngoài ra ông Quang còn cho biết thêm, nhiều gia đình ở trong xã cũng gặp phải hiện tượng luộc thịt lợn mãi không chín mà vẫn có màu hồng giống như nhà ông Quang.
Dùng “nước sạch” của nhà máy để luộc thịt thì thấy miếng thịt có màu hồng!
Một người dân trong thôn hài hước nói: “Hai bãi tha ma “khuyến mại” thêm một bãi rác…”. Ý nói rằng trong các giếng nước của nhà máy nước sạch lắp đặt thì có hai giếng hút nước đặt gần nghĩa trang, còn một giếng được đặt gần khu vực bãi rác của làng. Nên người dân lo sợ các chất bẩn ngấm xuống mạch nước ngầm dưới lòng đất, nguồn nước không được đảm bảo. Theo ghi nhận của chúng tôi tại khu vực có một bể hút nước của nhà máy chỉ cách nghĩa trang khoảng 50m và một bể hút nước khác được đặt rất gần khu vực bãi rác. Như vậy, mối lo lắng của người dân xã Xuân Dương là có cơ sở.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, người dân còn bức xúc việc thời điểm ban đầu khi lắp ống dẫn nước và đồng hồ đo nước mỗi nhà phải bỏ ra là 1.500.000 đồng. Thời gian sau đó, mỗi hộ gia đình có nhu cầu lắp nước sạch thì phải mất chi phí gần 2 triệu đồng. Và, giá nước sạch là 5.500 đồng/m3 nước cao hơn so với giá nước sạch ở khu vực thành phố?.
Ông Nguyễn Văn Tiến, Trưởng thôn Trường Xuân cho biết, ông có nghe người dân nói luộc thịt dùng nước sạch của nhà máy thì thịt nó đỏ, sự việc trên cũng được báo về công ty để cho người xuống kiểm tra, thi thoảng có nhà sử dụng nước sạch cũng bức xúc việc này.
“Người dân ở đây mỗi nhà có một cái bể nước mưa ăn nó quen rồi. Do kinh tế của người dân vẫn còn khó khăn nên tiết kiệm được bao nhiêu thì cứ tiết kiệm. Mỗi nhà có thêm một cái giếng khoan, khoan sâu khoảng 70 – 100m thì nước dùng cũng không có vấn đề gì. Chỉ những nhà không có nước mưa mới dùng đến nước sạch của nhà máy. Nhà nào có nhu cầu thì lắp chứ bây giờ người dân vẫn chưa dùng đến nước của nhà máy….”, Trưởng thôn Nguyễn Văn Tiến cho biết thêm.
Chính quyền địa phương lên tiếng?
Ngày 28/7, trao đổi với phóng viên, ông Phùng Tiến Dũng, văn phòng UBND xã Xuân Dương cho biết: Nhà máy nước sạch ở xã Xuân Dương được đầu tư xây dựng với số vốn gần 10,2 tỷ đồng theo chương trình của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Nhưng vẫn chưa đủ kinh phí, nhà thầu là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Vietcom. Về cơ bản xã có khoảng 60% hộ dân sử dụng nước sạch.
“Khi được hỏi về việc nguồn nước từ nhà máy này được người dân phản ánh là quá bẩn so với quy định và có nhiều hoài nghi về chất lượng xử lý nguồn nước. Bằng chứng là một miếng thịt lợn sau khi luộc vẫn còn nguyên màu hồng. Ông Phùng Tiến Dũng phân trần: “Chúng tôi chưa nhận được phản ánh của người dân gửi đến UBND xã. Tôi có nghe thông tin của người dân về việc thịt lợn sau khi luộc còn nguyên màu hồng. Nếu có trường hợp đó xảy ra, xã sẽ cùng với các cơ quan chức năng xem xét sự việc và có trách nhiệm cụ thể…”.
Một khu vực giếng khoan của nhà máy gần với nghĩa trang
Còn việc phí lắp đặt đồng hồ đo nước thời điểm sau cao hơn trước, ông Dũng lý giải: Chúng tôi xem xét có nhiều loại đồng hồ đo nước. Đắt hơn so với trước là do đường ống dẫn vào nhà dài hơn so với quy định thì phải chịu thêm tiền. Chi phí lắp đặt đồng hồ đo nước thời điểm lúc đầu tiên là 1.500.000 đồng, trả sau 6 tháng, nếu mà trả sau thì vênh nhau một chút chứ không đến mức giá 2 triệu đồng.
Ông Dũng cho biết thêm: “Nhà nào cũng có bể chứa nước mưa khoảng 10 – 15m3 nước. Nước mưa là nguồn nước truyền thống của người dân sử dụng lâu năm. Nếu công ty bán nước sạch với giá cả không hợp lý thì người dân sẽ không dùng”.
Về thông tin có ý kiến của người dân cho rằng khu vực các giếng khoan gần với nghĩa trang và bãi rác nên có thể nguồn nước ở các giếng này không đảm bảo vệ sinh? Ông Dũng cho biết: “Giếng khoan của nhà máy được khoan từ 2 – 3 tháng mới xong, khoan sâu qua tầng đất, đá nên sạch hơn nhiều so với các giếng khoan của người dân. “Nếu thực sự nguồn nước này không đảm bảo an toàn thì người dân có thể lấy mẫu nước để UBND xã phối hợp với Công ty cổ phần đầu tư xây dựng VietCom mang đi kiểm tra…”, ông Dũng cho biết thêm.
Theo Pháp Luật Việt Nam
Mong mỏi của người đàn bà mang tội giết chồng
Vung kéo sát hại chồng bằng những nhát chí tử vì những đau khổ dồn nén, sau song sắt trại giam, người đàn bà bất hạnh đó chỉ mong nhận được sự thứ tha từ gia đình nhà chồng.
Quá khứ tăm tối
Đôi gò má sạm đen đầy khắc khổ, gặp phóng viên, bà Đỗ Thị Minh (SN 1963), mang án giết chồng, đang thụ án tại Trại giam số 5, Thanh Hóa khóc như mưa.
Sát hại chồng sau những năm tháng làm vợ đầy tủi cực, người đàn bà bất hạnh này đã nhiều lần viết thư xin lỗi bố chồng, xin lỗi gia đình nhà chồng, nhưng chưa một lần nhận được hồi âm. Điều này khiến bà Minh càng thêm day dứt bởi tội lỗi mà mình đã gây ra.
Có với nhau 2 mặt con, đã bước sang tuổi trung niên, nhưng hồi đó, vợ chồng ông Nguyễn Trung Hòa (55 tuổi) và bà Đỗ Thị Minh (50 tuổi, trú quán huyện Thanh Oai, Hà Nội) vẫn nhiều lần làm náo loạn hàng xóm bởi những trận cãi vã.
Phạm nhân Đỗ Thị Minh.
Kinh tế khó khăn đè nặng lên đôi vai người vợ khi ông chồng tối ngày chỉ biết đến men say. Cũng bởi vậy mà cuộc hôn nhân của ông Hòa, bà Minh trở nên ngột ngạt. Mâu thuẫn, cãi vã xảy ra như cơm bữa khi ông Hòa cứ say là lại về nhà đánh chửi vợ con.
Bi kịch xảy ra vào sáng ngày 29/7/2012. Hôm đó, bà Minh đi chợ bán chuối, đến 12 giờ cùng ngày mới về đến nhà.
Vừa thấy bóng vợ, ông Hòa đã buông lời chửi bới, đuổi vợ đi. Vốn đã quá quen với cảnh này nên bà Minh cố nín nhịn. Bà bỏ cơm, trải chiếu ra nền nhà ngủ.
Đến khoảng 15 giờ cùng ngày, ông Hòa tiếp tục chửi bới vợ, khiến bà Minh phải lánh sang nhà cô ruột ở gần đó.
Khoảng 20 phút sau, nghe thấy có tiếng đập phá đồ đạc ở nhà mình, bà Minh tất tả chạy về. Cảnh tượng trước mắt bà lúc đó là người chồng trong cơn điên loạn đang cầm búa đinh đập phá cây phơi quần áo ở ngoài sân, làm quần áo rơi hết xuống đất.
Nhẫn nhịn nhặt đồ lên, bà Minh cố van xin chồng không đập phá nữa. Vậy nhưng ông Hòa không chịu dừng tay.
Rồi ông ta vào nhà, lấy chiếc đèn dầu trên bàn thờ đem ra sân, đổ dầu vào đống quần áo và châm lửa đốt. Bao nhiêu vậy chưa đủ, người chồng vũ phu còn lao vào đánh đập vợ. Bị chồng đánh, bà Minh chỉ biết ôm bụng kêu khóc.
Và khi những nín nhịn đã đến tận cùng, đột nhiên, bà Minh chạy xuống nhà ngang, vớ chiếc kéo, vung lên đâm chồng nhiều nhát vào ngực.
Khi chồng bỏ chạy ra cổng, bà Minh vẫn tiếp tục cầm kéo đuổi theo chồng. Thấy ông Hòa ngã gục, miệng vẫn không ngừng chửi bới vợ bằng những lời lẽ khó nghe, bà Minh lao đến đâm thêm nhiều nhát vào người chồng.
Thấy chồng gục bên vũng máu, bà Minh sực tỉnh, dừng tay, nhưng tất cả đã quá muộn. Bà thất thểu cầm kéo đi về nhà, vứt hung khí vào đống quần áo mà chồng đốt đang cháy ở sân, rồi đến cơ quan công an đầu thú.
Về phần ông Hòa, dù được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, bị thủng gan, mất máu cấp nên đã tử vong.
Mong mỏi được tha thứ
Ngày bị đưa ra xét xử tội 'Giết người', đôi mắt bà sưng mọng vì khóc. Thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình, người đàn bà bất hạnh nức nở xin các con tha thứ cho tội lỗi mà mình đã gây ra.
Bà trình bày rằng: Dù chồng hay say rượu, chửi bới đánh đập mình, nhưng thực lòng bà muốn được sống cùng chồng đến hết đời. Nhưng vì những phút không kìm chế được bản thân sau những nín nhịn, dồn nén, bà đã làm điều dại dột.
Với nhận định, bị hại cũng có lỗi một phần, HĐXX đã tuyên phạt bà Minh mức án 7 năm tù giam.
Hơn một năm thụ án tại Trại giam số 5, Thanh Hóa là ngần ấy thời gian bà Minh phải sống trong dằn vặt, hối hận. Bà đã viết rất nhiều thư gửi về nhà để xin lỗi bố chồng, xin lỗi gia đình nhà chồng mà chưa một lần nhận được hồi âm.
Trong nước mắt, bà Minh nói: "Tôi khổ tâm lắm khi gia đình nhà chồng không tha thứ. Thực tâm tôi không muốn làm như vậy. Tôi chỉ mong được gia đình nhà chồng, được các con tha thứ cho lỗi lầm của mình. Bây giờ gia đình nhà chồng bỏ rơi khiến tôi không muốn sống".
Niềm an ủi duy nhất trong lúc này đối với bà Minh là con bà không hề giận mẹ. Mỗi lần đến thăm mẹ, các con bà đều động viên mẹ yên tâm cải tạo tốt để sớm được trở về với gia đình. Cải tạo được gần 2 năm, bà Tâm đếm ngược từng ngày đến lúc được xét giảm án.
Theo Dantri
Vụ xe ôm bị cắt cổ: Điềm báo về cái chết đau đớn? Ít người biết được rằng, trước khi xảy ra vụ giết người cướp xe máy, nạn nhân dường như đã linh cảm được điều chẳng lành. Vụ thảm án kinh hoàng Theo thông tin ban đầu, nạn nhân của vụ án mạng giết người cướp xe máy xảy ra vào chiều ngày 18/1 vừa qua là anh Nông Văn Cường, sinh năm 1959,...