Sự thật về hiệu quả của ứng dụng Task Killer trên Android
Có khá nhiều người sử dụng hệ điều hành Android cho rằng Task Killer là một ứng dụng quan trọng. Bằng cách đóng các ứng dụng chạy nền, bạn có thể tăng hiệu suất của máy và làm tăng thời lượng sử dụng pin. Tuy nhiên trong thực tế, các ứng dụng Task Killer có thể làm giảm hiệu suất của thiết bị và thời lượng sử dụng pin. Vậy sự thật về ứng dụng này như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Android không quản lý các ứng dụng như Windows
Trong Windows, nhiều ứng dụng đang chạy cùng một lúc, có thể đang chạy trong chế độ cửa sổ hoặc chạy trên khay hệ thống có thể làm giảm hiệu suất của máy tính. Do đó việc tắt bớt các ứng dụng không sử dụng đến có thể cải thiện tốc độ của hệ thống trong Windows.
Tuy nhiên Android có một cơ chế hoạt động và quản lý các ứng dụng hoàn toàn khác. Trong khi Windows có thể dễ dàng tắt hoàn toàn một ứng dụng nào đó, thì Android lại không có một cách rõ ràng để có thể đóng một ứng dụng, điều này là do thiết kế của hệ điều hành chứ không phải một rắc rối. Khi bạn thoát khỏi một ứng dụng để trở về màn hình chính hoặc sử dụng một ứng dụng khác, ứng dụng cũ vẫn chạy trên chế độ nền. Tuy nhiên, ứng dụng nền không được cung cấp nguồn tài nguyên từ CPU hoặc mạng để hoạt động, trừ một số ứng dụng đặc biệt như phần mềm nghe nhạc hay các trương chình đang thực hiện tải tập tin về.
Khi bạn thoát ra khỏi ứng dụng cũ, Android sẽ tạm dừng ứng dụng đó (unpauses), và khi bạn quay lại với ứng dụng đó hệ thống sẽ nhanh chóng khởi chạy từ trong bộ nhớ RAM đã được lưu lại khi bạn thoát khỏi ứng dụng. Điều này khiến cho việc chuyển đổi giữa các ứng dụng trên Android được thực hiện một cách nhanh chóng và đảm bảo chức năng đa nhiệm hoạt động tốt nhất.
Tại sao Task Killer không hiệu quả?
Những người ủng hộ Task Killer luôn cho rằng, việc lưu trữ các ứng dụng unpauses trong bộ nhớ RAM của Android khiến hệ điều hành này sử dụng rất nhiều RAM của thiết bị và làm đầy bộ nhớ RAM khiến hiệu suất hệ thống giảm sút. Tuy nhiên đây không phải là một vấn đề rắc rối, bởi RAM trống là vô ích. Bộ nhớ RAM luôn đầy không làm giảm hiệu suất của hệ thống, vì nếu cần thêm bộ nhớ RAM, hệ thống sẽ tự động loại bỏ bộ nhớ của các ứng dụng không sử dụng đến. Việc này là hoàn toàn tự động và không cần đến các ứng dụng Task Killer.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên việc luôn lưu lại bộ nhớ của các ứng dụng nền khiến việc chuyển qua lại giữa các ứng dụng một cách nhanh chóng. Do đó, việc sử dụng Task Killer không những không hiệu quả mà còn làm giảm hiệu suất của hệ thống. Khi các ứng dụng nền bị loại bỏ từ bộ nhớ RAM bởi Task Killer, việc khởi chạy ứng dụng đó sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng thời làm tiêu hao pin nhiều hơn do phải khởi chạy từ bộ nhớ lưu trữ của thiết bị.
Bên cạnh đó một số ứng dụng sẽ tự khởi động lại sau khi bạn đã loại bỏ bởi Task Killer, và bạn không thể loại bỏ hoàn toàn chúng. Việc các ứng dụng này khởi động lại sẽ làm tiêu hao nguồn tài nguyên CPU và đương nhiên là cả năng lượng pin, chính điều này sẽ làm giảm hiệu suất của hệ thống.
Ngoài ra Task Killer còn có thể xóa các ứng dụng quan trọng mà bạn đang để ở chế độ ẩn, ví dụ như các ứng dụng báo thức hay các ứng dụng lịch và nhắc việc.
Task Killer vẫn hiệu quả trong một số trường hợp
Có thể sau khi đọc xong phần trên của bài viết, nhiều bạn đã vội xóa bỏ các ứng dụng Task Killer khỏi thiết bị của mình. Tuy nhiên trong các trường hợp đặc biệt, ứng dụng Task Killer vẫn thực sự hiệu quả trong việc tăng hiệu năng hệ thống và thời lượng sử dụng pin. Đó là khi bạn đang có một ứng dụng nền vẫn đang sử dụng nguồn tài nguyên từ CPU và mạng.
Tuy nhiên khi sử dụng Task Killer trong những trường hợp này, sẽ giống như dùng một khẩu súng lục giết một tên cướp trên chiếc máy bay, tiêu diệt được tên cướp những cả chiếc máy bay cũng gặp tai nạn. Do đó bạn nên xác định rõ các ứng dụng nền đang sử dụng nguồn tài nguyên CPU, bằng cách sử dụng ứng dụng Watchdog Task Manager sau đó loại bỏ ứng dụng đó. Nếu ứng dụng đó vẫn tự động khởi động lại, tốt nhất bạn nên xóa và tìm một ứng dụng thích hợp để thay thế.
Tạm kết
Các nhà phát triển phần mềm và cả Google cũng thừa nhận rằng họ rất ghét các ứng dụng Task Killer, nó cũng có thể gây một số lỗi cho các ứng dụng của họ, và cho rằng những rắc rối mà ứng dụng này đem lại nhiều hơn những gì nó giải quyết được. Việc loại bỏ các ứng dụng chạy nền và làm trống bộ nhớ RAM không làm tăng hiệu suất và thời gian sử dụng pin trên Android, do đó bạn nên gỡ bỏ các ứng dụng Task Killer.
Theo Genk
Ngăn chặn thông báo quảng cáo trên Android
Một số ứng dụng trên Android được phép sử dụng thông báo trên thanh trạng thái để hiển thị các quảng cáo, điều này thực sự làm nhiều người sử dụng cảm thấy phiền nhiễu, vì những quảng cáo họ không bao giờ động đến những vẫn phải duyệt và loại bỏ chúng trong phần thông báo. Tuy nhiên bạn có thể dễ dàng tìm ra các ứng dụng gây phiền nhiễu này và ngăn chặn các thông báo quảng cáo từ chúng.
Xác định ứng dụng quảng cáo
Để ngăn chặn các quảng cáo này, trước hết bạn sẽ phải xác định các quảng cáo do ứng dụng nào tạo ra. Thông thường bạn có thể xem các biểu tượng ứng dụng bên cạnh dòng thông báo quảng cáo, tương ứng với ứng dụng nào trên máy của bạn. Tuy nhiên không phải lúc nào việc tìm ứng dụng qua biểu tượng cũng hiệu quả, do đó bạn sẽ cần các ứng dụng trợ giúp.
- AirPush Detector: là một ứng dụng đơn giản giúp bạn phát hiện các ứng dụng sử dụng thông báo thanh trạng thái để hiển thị quảng cáo, bao gồm mạng quảng cáo AirPush và một số mạng tương tự.
- Lookout Ad Network Detector: có thể quét điện thoại của bạn và phát hiện các ứng dụng sử dụng quảng cáo trong các mạng thông thường và phân loại chúng.
- Addons Detector: là một ứng dụng hoạt động hiệu quả, mỗi lần thông báo quảng cáo xuất hiện, ứng dụng sẽ tự động tìm và cho bạn biết ứng dụng nào đã hiển thị quảng cáo đó.
Ngăn chặn các quảng cáo
Sau khi đã xác định được ứng dụng nào đã sử dụng thông báo trên thanh trạng thái để hiển thị thông báo, bạn có thể ngăn chặn chúng không xuất hiện quảng cáo nữa.
Android 4.1
Đối với hệ điều hành Android 4.1, Google đã thêm vào tính năng ngăn chặn các quảng cáo từ bất kỳ ứng dụng nào trên máy. Bạn có thể vào Settings> Apps, trong danh sách các ứng dụng hãy chọn ứng dụng bạn cần ngăn chặn và bỏ chọn tính năng Show notifications. Ứng dụng đó sẽ không thể hiển thị thông báo trên thanh trạng thái của bạn nữa.
Android 4.0 trở xuống
Các phiên bản Android từ 4.0 trở xuống không có tính năng vô hiệu hóa Show notifications của ứng dụng trong Settings. Tuy nhiên bạn vẫn có thể ngăn chặn các quảng cáo này từ các trang mạng quảng cáo phổ biến. Các mạng quảng cáo phổ biến thường có tính năng Opt-out để ngừng nhận các quảng cáo từ trang mạng đó, tuy rằng tính năng này không phải dễ tìm.
Ví dụ nếu bạn thường xuyên nhận được quảng cáo từ mạng Airpush, bạn có thể truy cập vào trang Opt-out của mạng này bằng đường link http://www.airpush.com/optout, sau đó lựa chọn tải về ứng dụng Opt-out ngăn chặn quảng cáo. Tuy nhiên có rất nhiều mạng quảng cáo khác nhau, Airpush không phải là duy nhất, nhưng bạn chỉ cần biết tên của mạng quảng cáo đó bằng các ứng dụng đã nêu ở trên, sau đó truy cập và tìm đến tính năng Opt-out trong trang mạng đó.
Bên cạnh đó bạn có thể gỡ bỏ các ứng dụng hiển thị quảng cáo, và tìm kiếm một ứng dụng thay thế hiệu quả hơn. Các thủ thuật nêu trên chỉ có thể ngăn chặn các thông báo quảng cáo trên thanh trạng thái, mà không thể ngăn chặn các quảng cáo pop-up, do đó bạn sẽ phải sử dụng các ứng dụng ngăn chặn pop-up khác.
Chúc các bạn thành công !
Theo genk
6 điểm quan trọng thường "bỏ sót" khi lựa chọn laptop Khi lựa chọn một chiếc laptop, người dùng thường tìm kiếm thông tin về thương hiệu, thiết kế, công nghệ, tính năng và cấu hình. Phần cứng của máy luôn được người sử dụng xem xét đến đầu tiên nhưng sự thiếu đầy đủ trong việc ghi chi tiết cấu hình của một số đơn vị bán hàng có thể khiến người tiêu...