Sự thật về hầm mộ loài người từng “hoán đổi” với chúng ta
Loài người cổ Homo naledi biến mất khỏi địa cầu và để lại một bí ẩn gây sốc trong hệ thống hang động Rising Star.
Một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Paleoanthropology đã đi tìm sự thật về thứ từng gây chấn động giới khoa học khi được khai quật vào năm ngoái: Một hang động được bố trí giống như hầm mộ, đã hơn 300.000 năm tuổi và thuộc về một loài người khác.
Cụ thể hơn, thứ mà các nhà cổ nhân loại học mô tả là “quả bom” ở hệ thống hang động Rising Star ở Nam Phi là một loạt hài cốt người Homo naledi.
Các đoàn thám hiểm làm việc tại Rising Star và một số mảnh hài cốt loài người cổ Homo Naledi được thu thập từ hệ thống hang động này – Ảnh: eLife/National Geographic
Các mảnh hài cốt ở Rising Star không nằm trên mặt đất hay mắc kẹt ngẫu nhiên trong trầm tích.
Thay vào đó, các hóa thạch này tạo thành các bộ hài cốt gần như nguyên vẹn, nằm “bình yên” gọn gàng trong lòng đất một cách khá trật tự.
Nói cách khác, có vẻ như họ đang chôn cất. Một nghiên cứu nổi tiếng do TS Lee Berger của Đại học Witwatersrand (Nam Phi) dẫn đầu đã ủng hộ giả thuyết này.
Nếu đúng như vậy, đó là một phát hiện chấn động.
Video đang HOT
Đứng ở giao điểm tiến hóa giữa con người và loài vượn lớn, Homo naledi không được cho là có khả năng thực hiện các hành động đòi hỏi nhận thức phức tạp như vậy.
Trước đây, người ta cho rằng phong tục mai táng là “đặc quyền” của loài người tinh khôn Homo sapiens, tức loài chúng ta. Hoặc ít nhất chỉ có loài “anh em” gần gũi nhất là người Neanderthals biết làm điều đó vào vài chục ngàn năm trước. Vì vậy, cả niên đại và cách thức của “hầm mộ” Homo naledi đều gây sốc.
Tuy vậy, giờ đây một nhóm nghiên cứu khác dẫn đầu bởi TS Kimberly Foecke của Đại học George Mason (Mỹ) đã tìm ra kẽ hở. Họ giải thích rằng nhóm của TS Berger đã phân tích các mẫu đất trong hang động, nghiên cứu thành phần hóa học và kích thước hạt của đất với lý do rằng nếu hài cốt trong hang được chôn cất một cách có chủ đích thì đất ở phía trên – là đất được con người xúc và lấp vào mộ – sẽ khác với đất bên dưới
Tuy vậy, mô tả của bài báo về quá trình này không chứa các chi tiết quan trọng trong phân tích đất, khiến phương pháp thu thập dữ liệu trở nên không rõ ràng.
Quan trọng hơn, nhóm nghiên cứu của TS Foecke đã thực hiện phân tích thành phần hóa học của đất khu vực này cụ thể hơn.
Họ không nhận thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào giữa đất trên các thi thể và đất trong phần còn lại của hang động.
Điều đó không có nghĩa là Homo naledi có thể không chôn người chết. Không có đủ bằng chứng cho điều đó.
Có khả năng cao là các thi thể đã bị thiên nhiên vùi lập một cách tự nhiên qua hàng trăm ngàn năm.
Điều này cũng phù hợp với các tranh cãi được đưa ra sau khi bản preprint của nghiên cứu do TS Berger và các cộng sự được đăng tải trực tuyến.
Nghiên cứu này cũng đã không vượt qua được quá trình bình duyệt và chưa được xuất bản chính thức trên tạp chí khoa học, một phần vì các ý kiến trái chiều đó.
Nhưng có lẽ chúng ta vẫn phải hy vọng tìm thấy thêm nhiều bằng chứng về Homo naledi để hiểu rõ hơn về loài người bí ẩn này.
Homo naledi tuyệt chủng 300.0000 năm trước, trùng với thời kỳ mà Homo sapiens chúng ta ra đời. Họ khác loài nhưng cùng chi Homo (chi Người) với chúng ta.
Tuy vậy, loài người cổ này được mô tả với vẻ ngoài “hoang dã” hơn nhiều so với nhiều loài người cổ khác, mang dáng dấp của một vượn nhân hình hơn là con người thực thụ.
Phát hiện gây sốc về nghi thức chôn cất của một loài người cổ đã tuyệt chủng
Nghiên cứu gây tranh cãi cho thấy Homo naledi, một họ hàng đã tuyệt chủng của loài người với kích thước não chỉ bằng 1/3 so với chúng ta, đã biết chôn cất và có thể đã thực hiện nghi lễ tưởng niệm những người đã khuất.
Mô phỏng và hóa thạch của Homo naledi
Theo một nghiên cứu mới, Homo naledi - họ hàng đã tuyệt chủng của loài người chúng ta, có bộ não chỉ bằng một phần ba kích thước của người hiện đại. Thế nhưng, họ biết chôn cất những người đã chết và đục khắc lên những vách hang động cách đây khoảng 300.000 năm. Nghiên cứu mới này đang lật ngược những lý thuyết lâu nay cho rằng chỉ có người hiện đại chúng ta và người Neanderthal mới đủ thông minh để có thể thực hiện các hoạt động phức tạp này.
Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng chưa đủ bằng chứng để kết luận H. naledi đã chôn cất hoặc tưởng niệm người chết. Chẳng hạn, Sheela Athreya, một nhà nhân chủng học tại Đại học Texas A&M, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết: "Tôi có thể thấy họ đang kết nối các dữ liệu đứt đoạn này ở đâu và tôi nghĩ rằng nó đáng được chú ý, nhưng lẽ ra nghiên cứu này nên được thực hiện với nhiều lưu ý hơn".
Các nhà khảo cổ học lần đầu tiên phát hiện ra hài cốt của H. naledi trong hệ thống Hang động Rising Star ở Nam Phi vào năm 2013. Kể từ đó, hơn 1.500 mảnh xương của nhiều cá thể đã được tìm thấy trên khắp hệ thống hang động dài 4 km. Giải phẫu của H. naledi nổi tiếng do phần còn lại của chúng được bảo quản khá tốt; phân tích khảo cổ cho thấy chúng là những sinh vật đi bằng hai chân, cao khoảng 1,5 mét và nặng 45 kg, chúng có bàn tay khéo léo và bộ não nhỏ nhưng cấu trúc phức tạp, những đặc điểm đã dẫn đến tranh luận sôi nổi về độ tinh tế trong hành vi của chúng. Trong một nghiên cứu năm 2017 được công bố trên tạp chí eLife, nhóm nghiên cứu Rising Star cho rằng H. naledi đã có chủ ý khi chôn cất đồng loại trong hệ thống hang động.
Trong một cuộc họp báo vào ngày 1.6 vừa qua, nhà cổ sinh vật học Lee Berger, chủ nhiệm nhóm nghiên cứu Rising Star và các đồng nghiệp đã củng cố tuyên bố đó bằng ba nghiên cứu mới. Các tuyên bố sau đó được công bố trên trang bioRxiv ngày 5.6, đã đưa ra bằng chứng quan trọng nhất về việc cho đến nay H. naledi đã chủ ý chôn cất đồng loại và tạo ra những hình khắc có ý nghĩa trên tảng đá phía trên nơi chôn cất. Nhưng những phát hiện vẫn chưa được công nhận rộng rãi.
Nghiên cứu mới mô tả hai hố nông, hình bầu dục trên sàn của một hang nhỏ chứa hài cốt phù hợp với việc chôn cất các thi thể. Xương thịt thi thể được bao phủ trong trầm tích và sau đó bị phân hủy. Lễ chôn cất thậm chí có thể gồm cả việc cúng bái người đã khuất khi tìm thấy một đồ chế tác bằng đá có tiếp xúc gần với xương bàn tay và cổ tay.
Trong cuộc họp báo, Berger cho biết: "chúng tôi cảm thấy rằng họ đã đáp ứng được nghi thức về việc chôn cất con người hoặc chôn cất người cổ đại". Nếu được chấp nhận, cách giải thích của các nhà nghiên cứu sẽ đẩy lùi bằng chứng sớm nhất về việc chôn cất có chủ ý 100.000 năm. Kỷ lục thực hiện nghi thức chôn cất sớm nhất của người tinh khôn là 200.000 năm trước.
Các nhà nghiên cứu đề xuất rằng việc phát hiện ra các hình khắc trừu tượng trên các vách tường đá của hệ thống Hang động Rising Star cũng báo hiệu rằng H. naledi có hành vi phức tạp. Những đường kẻ, hình dạng và ký hiệu giống như "hashtag" này dường như được tạo ra trên các bề mặt được chuẩn bị đặc biệt do H. naledi tạo ra. Có thể họ đã chà nhám đá trước khi khắc nó bằng một công cụ cũng bằng đá. Độ sâu, bố cục và thứ tự cho thấy rằng các đường nét được tạo ra có chủ đích hơn là được hình thành một cách tự nhiên.
Berger cho biết: "Có những ngôi mộ của H. naledi ngay bên dưới những hình khắc, điều này cho thấy đây là một không gian văn hóa của H. naledi. Họ đã thay đổi mạnh mẽ không gian này trên hàng km hệ thống hang động dưới lòng đất".
Trong một nghiên cứu khác, Agustín Fuentes, một nhà nhân chủng học tại Đại học Princeton và các đồng nghiệp khám phá lý do H. naledi sử dụng hệ thống hang động. Nhóm của Fuentes viết: "Việc chôn cất một số thi thể được chia sẻ và lên kế hoạch trong hệ thống Rising Star cũng như các bản khắc là bằng chứng cho thấy các cá thể này có chung niềm tin hoặc ý tưởng xung quanh cái chết và có thể họ đã tưởng niệm người chết, điều mà người đương đại ta gọi là chia sẻ đau buồn".
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khác không hoàn toàn bị thuyết phục bởi những diễn giải mới. Athreya nói: "Con người có thể đã khắc dấu trên đá. Mấy hình khắc đó không đủ để đóng góp vào cuộc tranh luận về sự tồn tại tư duy trừu tượng thời đó".
Dù não nhỏ bằng 1/3 não người hiện đại, song giải phẫu cho thấy não khá giống với người hiện đại, do đó, mức độ phức tạp tư duy của họ rất có thể ngang bằng người hiện đại. Khám phá về loài người não nhỏ sống cùng thời với các loài người não lớn đã khiến giới khoa học phải thay đổi quan niệm truyền thống rằng bộ não lớn đem lại lợi thế tiến hóa cao, và các đặc điểm trộn lẫn của chủng người mới này đã chỉ ra rằng chi Homo cũng rất đa dạng về mặt giải phẫu.
Giải phẫu học chỉ ra rằng H. naledi có khả năng di chuyển đường dài với sải chân và dáng đi giống người, song còn có thể di chuyển trên tán cây điêu luyện hơn các Homo khác. Ngoài ra xương của họ thích nghi tốt hơn cho hành vi leo trèo và sống trên cây hơn là chạy bền. Giải phẫu nha khoa cho thấy họ tiêu thụ thức ăn cứng phủ bởi nhiều hạt sạn như bụi hoặc đất.
Khai quật mộ cổ, 'sốc' khi hài cốt là người khác loài Hai ngôi mộ cổ được phát hiện trong hang động Rising Star ở Nam Phi hoàn toàn lật ngược bức tranh mà chúng ta vẫn mô tả về loài người tuyệt chủng đầy bí ẩn Homo naledi. Theo Live Science, giả thuyết rằng Homo naledi biết chôn cất người chết từng được đặt ra trong một nghiên cứu công bố năm 2017 và...