Sự thật về dùng lá bàng non chữa viêm phụ khoa: Chuyên gia cảnh báo cẩn trọng với bài thuốc truyền miệng
Lá bàng non được nhiều chị em chia sẻ về công dụng chữa viêm phụ khoa, có người nói rằng mình đặt thuốc cả năm không khỏi nhưng xông nước lá bàng thì tình trạng viêm giảm hẳn.
Bí quyết với lá bàng
Chị Nguyễn Thị Hà – 33 tuổi, trú tại thành phố Thái Bình chia sẻ, chị thường xuyên bị viêm âm đạo. Chị Hà đã đi khám 3,4 lần ở các bệnh viện có chuyên khoa phụ sản nhưng không khỏi.
Gần đây, chị Hà vô tình thấy người ta chia sẻ cách trị viêm phụ khoa bằng lá bàng non trên facebook nên chị Hà đã thử. Chị đi tìm lá bàng về nấu lên từ 20 – 30 phút và dùng để ngâm phần phụ.
Lần đầu tiên, chị Hà ngâm xong, thấy có rất nhiều khí hư như bã đậu xổ ra ngoài. Chị ngâm rửa trong 1 tuần. Đã 2 tháng trôi qua, chị Hà không thấy hiện tượng ngứa ngáy trở lại. Nếu trước kia chị đặt thuốc trị âm đạo chỉ được 1 tháng lại thấy hiện tượng ngứa ngáy vùng kín.
Cách làm nước lá bàng để trị viêm phụ khoa
Trên mạng facebook, nhiều người cũng chia sẻ cách xông nước lá bàng non trị viêm phụ khoa. Sau 3-5 ngày thực hiện, bệnh viêm nhiễm sẽ khỏi, nếu bệnh nhẹ có hiệu quả ngay ngày đầu tiên.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp dùng bị biến chứng. Ví dụ như chị Đỗ Thị Trang – Mê Linh, Hà Nội than thở chị cũng thử dùng nước lá bàng non để rửa khi bị viêm vùng kín. Tuy nhiên, thay vì khỏi bệnh chị Trang bị đau rát.
Chị Trang kể, khi đi tiểu chị bị buốt ngược vào trong bụng. Chị đi khám bác sĩ cho biết do viêm phần phụ chạy vào viêm đường tiết niệu. Nguyên nhân có phải do chị dùng lá bàng xông hay không thì cũng không rõ, nhưng bác sĩ tư vấn nên dùng kháng sinh để trị viêm dứt điểm.
Video đang HOT
Lá bàng có tác dụng gì?
Theo lương y Vũ Quốc Trung – Hội đông y huyện Văn Giang, Hưng Yên, trong Đông y, lá bàng là dược liệu quen thuộc có mặt trong rất nhiều bài thuốc chữa bệnh của y học cổ truyền. Ví dụ như chàm, viêm họng, ngứa da.
Trong lá bàng có chứa flavinoid, phytosterol, saponin và tannin. Những chất này có tác dụng như: sát khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn, hỗ trợ cải thiện tình trạng viêm phụ khoa ở phụ nữ. Tuy nhiên, chỉ sử dụng lá bàng trong hỗ trợ như lá trầu không, còn lại thì không thay thế thuốc.
Lương y Vũ Quốc Trung
Còn TS Phạm Việt Hoàng – nguyên Phó giám đốc BV Tuệ Tĩnh Hà Nội – cho biết, lá bàng quen thuộc với hầu hết người dân ở nhiều nơi. Hiện nay, nhiều người sử dụng lá bàng khô để điều trị các bệnh trong chăn nuôi như nuôi cá cảnh, trị lở mồm long móng cho gia súc.
Theo y học cổ truyền, lá bàng có vị chua, ngọt, chát, chứa nhiều dầu. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về con đường quy kinh của loại lá cây này nhưng từ lâu đã được dùng để chữa bệnh ngoài da.
Lá bàng sau khi thu hái về sẽ phơi khô rồi bảo quản trong túi bóng, để nơi khô ráo thoáng mát.
TS Hoàng cũng cho biết, trong cuốn Những cây thuốc và Vị thuốc Việt Nam của cố GS. TS Đỗ Tất Lợi, ông có tổng hợp cách dùng lá bàng chữa một số bệnh thường gặp như chữa mụn nhọt và các vết thương mưng mủ, viêm loét, chữa bệnh nhiệt miệng, sâu răng, viêm lợi, viêm phụ khoa, viêm lộ tuyến, vết thương bỏng xăng có mủ, viêm họng.
GS Đỗ Tất Lợicũng hướng dẫn dùng lá bàng cho vào nồi đun sôi khoảng 20 – 30 rồi chấm vào vết thương, ở răng miệng thì súc miệng, viêm phần phụ có thể xông.
Tuy nhiên, TS Hoàng cho rằng viêm phụ khoa có nhiều nguyên nhân và trước tiên phải đến các bệnh viện chuyên khoa kiểm tra và điều trị do từng tác nhân gây ra. Nếu do nấm điều trị các thuốc kháng nấm, do viêm nhiễm thì dùng các thuốc kháng viêm. Việc sử dụng nước lá bàng chỉ nên coi là giải pháp hỗ trợ vệ sinh chứ không thể thay thế được thuốc.
Viêm phụ khoa không điều trị kịp thời có có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng dẫn tới vô sinh. Vì vậy, vị bác sĩ này nhấn mạnh chị em cẩn trọng và không dùng bài thuốc truyền miệng của mọi người dùng chung cho mình.
Ngoài ra, trong lúc ngâm có thể do chị em vệ sinh hậu môn không sạch sẽ nên vi khuẩn có hại đi ngược từ đường hậu môn xâm nhập vào âm đạo gây ra viêm nhiễm nặng hơn.
10 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của lá húng chanh
Lá húng chanh mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như chữa ho, giảm viêm họng, giảm sốt, giảm căng thẳng...
Chữa ho, giảm viêm họng cho bà bầu, trẻ nhỏ: Hoạt chất bên trong lá húng chanh tương tự một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng sát khuẩn tốt, loại bỏ chất nhầy, đờm và các tác nhân gây viêm nhiễm vòm họng.
Giảm sốt: Giã nát một ít lá húng chanh cùng với một ít muối, sau đó trộn với một ít nước sôi để nguội và vắt lấy nước uống sẽ giúp giảm sốt và tăng nhanh quá trình phục hồi.
Giảm căng thẳng: Một số hợp chất hữu cơ và khoáng chất có trong cây húng chanh có tác dụng an thần nhẹ giúp giảm cảm giác lo lắng, bồn chồn.
Giúp đẹp da: Cây húng chanh có thể trị lành các vết côn trùng cắn và một số bệnh da liễu như bệnh chàm, vẩy nến...
Chống ung thư: Thân cây húng chanh rất giàu chất chống oxy hóa và có khả năng làm sạch các gốc tự do giúp ức chế sự tăng sinh của các tế bào ung thư.
Cải thiện chức năng thận: Cây húng chanh giúp đào thải các độc tố bằng cách kích thích đi tiểu, giữ cho thận hoạt động trơn tru.
Giảm viêm khớp: Hàm lượng axit béo omega-6 có trong lá cây húng chanh có thể giúp giảm chứng viêm khớp và ngăn ngừa loãng xương.
Cải thiện thị lực: Loại cây này có chứa một lượng vitamin A nhất định, giúp giảm căng thẳng oxy hóa trong mắt và ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
Giảm đau bụng kinh ở nữ giới: Lá cây húng chanh có chứa thành phần hóa học hữu ích giúp giảm cơn đau bụng kinh ở phụ nữ một cách hiệu quả./.
Thuốc xịt họng, dễ dùng nhưng những ai nên tránh tuyệt đối? Sau một vài lần dùng thuốc xịt họng vì tiện lợi, hiệu quả nhanh, không ít người lạm dụng, để hậu quả tăng nặng. Thời tiết giao mùa khiến nhiều người khó chịu khi mắc các bệnh lý đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, phế quản... Đa số người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự...