Sự thật về căn bệnh khiến trẻ bỗng dưng nứt hộp sọ từ trước ra sau
Theo những lời đồn truyền miệng, trẻ bỗng dưng bỏ bú, li bì, không ăn và sờ đầu thấy lõm thóp được bố mẹ các bé gọi là mở khoá đầu.
Xôn xao chuyện bé sơ sinh bị mở khoá đầu
Anh Nguyễn Văn Ngọc, trú tại Cẩm Phả, Quảng Ninh tự hào vì đã hai lần chữa mở khoá đầu cho con thành công bằng cách đắp ngải nướng nóng lên đầu của bé. Nhờ thế mà anh nghĩ mình đã cứu được con mình khỏi hai lần mở khoá đầu.
Anh Ngọc kể khi sinh ra được 1 ngày, con trai anh không bú, bé ngủ suốt. Vợ anh sốt ruột hỏi những người xung quanh tại sao con ít bú thì được một người phụ nữ khác chạy sang sờ đầu và hét lên “mở khoá đầu rồi”. Anh Ngọc quê Nam Định ra Quảng Ninh làm công nhân. Nghe từ mở khoá đầu cả hai vợ chồng anh đều lạ lẫm và lo lắng.
Nghe những người tại phòng bệnh nói đó là bệnh lý đầu con nứt ra dọc hộp sọ từ trước về sau nếu không biết bé mở khoá đầu mà chữa kịp thời thì hộp sọ nứt đến gáy là trẻ sẽ tử vong. Anh Ngọc tức tốc đưa bé về một nhà thày lang nổi tiếng chữa mở khoá đầu ở thành phố Cẩm Phả nhờ ông đốt ngải cứu con. Nhờ đó, bé khoẻ mạnh.
Nhiều người thấy đầu trẻ nứt ra và nghĩ đó là mở khoá đầu
Đến lần thứ hai khi bé được 2 tháng, bé cũng bỏ bú, sốt, li bì và anh Ngọc sờ đầu con thấy “vết nứt” như ngón tay út nên nghĩ bé lại mở khoá đầu và anh đã tự mình đốt ngải khô và đắp cho bé để trị nứt khoá đầu.
Qua hai lần đó, anh Ngọc kể mình cũng được rất nhiều bạn bè cùng làm công nhân nói về việc trẻ sơ sinh khu vực Quảng Ninh và Bắc Giang bị mở khoá đầu. Sau đó sợ con mở khoá đầu lần nữa, anh Ngọc vội vàng cho con về quê đến khi bé được 1 tuổi mới ra ngoài này sống với anh tiếp.
Video đang HOT
Chị Bùi Thị Hường, trú tại Mông Dương, Quảng Ninh có ba con bị mở khoá đầu cả ba và cả ba bé đều được 1 thầy lang gần nhà đốt ngải để chữa mở khoá đầu.
Chị Hường cũng không rõ vì sao bị mở khoá đầu nhưng chị cho biết nếu thấy bé bỏ bú, li bì là mọi người trong nhà xúm xít vào sờ lên đầu bé thấy rõ hộp sọ của bé bị nứt ra nên gọi người về nhà chữa. Để chữa mở khoá đầu phải chữa mẹo chứ không phải đưa đến bệnh viện.
Theo đó, lá ngải phải phơi khô và đốt lên, hơ vào các huyệt trên cơ thể em bé, từ đó tác động vào dây thần kinh làm đứa trẻ tỉnh dậy và hộp sọ dần khép lại.
Chỉ là cách nghĩ của dân gian
Trên thực tế, căn bệnh “ mở khóa đầu” đã từng khiến dư luận xôn xao tại một số tỉnh như Quảng Ninh, Bắc Giang… Khi thấy trẻ có hiện tượng ngủ li bì, trên đầu xuất hiện rãnh, nhiều người dân lại tìm đến thầy lang để đốt ngải.
Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết vừa tiếp nhận bệnh nhi V.M.H. 6 tháng tuổi rơi vào nguy kịch do gia đình mời thầy lang về chữa bệnh “mở khóa đầu”.
Theo gia đình của bé thấy con bỏ bú, li bì và sờ lên thóp đầu thấy có đường khớp mở rộng… giống hộp sọ bị nứt ra. Nghi ngờ bé bị “mở khóa đầu” và mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp cho bé.
Đến khi tình trạng bệnh nặng hơn, gia đình mới cho bé nhập viện điều trị. Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao 39C, lơ mơ, thóp phồng, có dấu hiệu cổ cứng.
Một trẻ cấp cứu vì viêm não sau khi mở khoá đầu
Qua khám sàng lọc và hội chẩn chuyên khoa, các bác sĩ chẩn đoán bé V.M.H bị sốc nhiễm khuẩn; viêm não – màng não. Hiện bé đang được thở máy, dùng kháng sinh, thuốc vận mạch, an thần, hạ sốt. Bệnh nhi được tiên lượng nặng, thời gian điều trị kéo dài.
Nói về căn bệnh mở khoá đầu chỉ xuất hiện ở khu vực Quảng Ninh và Bắc Giang, ông Nguyễn Quốc Hùng – Giám đốc Bệnh viện Sản – Nhi Quảng Ninh cho biết nghe tới mở khoá đầu trong dân gian nói nhiều còn các bác sĩ tại đây chưa gặp ca bệnh nào có những triệu chứng “nứt đầu” như mô tả của bố mẹ các bé.
Bác sĩ Hùng cho biết đó chỉ là cách gọi của dân gian, trong Tây y không có căn bệnh nào được gọi là “mở khóa đầu” và cũng rất khó để hộp sọ của bé có thể mở ra được như người dân nghĩ.
Hiện tượng trẻ có những rãnh sâu trên hộp sọ, đó là hiện tượng xảy ra ở trẻ khi xương sọ chưa phát triển hoàn thiện. Nói cách khác, đó là các đường khớp của xương sọ tạo thành rãnh, ở nhiều trẻ nhỏ, rãnh này chưa mất đi nên cha mẹ bé ngộ nhận đó là hiện tượng “nứt” hộp sọ.
Còn khi trẻ có các biểu hiện như trẻ bỏ bú, ngủ triền miên không phải là một căn bệnh mà dấu hiệu của các bệnh lý khác nhau như viêm phổi, viêm màng não, chấn thương sọ não, xuất huyết não… dẫn đến trẻ có biểu hiện rối loạn về tri giác.
Cha mẹ bé không đưa con đi thăm khám mà chỉ đốt ngải, đắp thuốc sẽ nguy hiểm, bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt. Việc đắp lá có thể khiến da trẻ bị dị ứng, viêm nhiễm… thậm chí, trẻ có thể bị xuất huyết não, giãn thành mạch.
Theo soha.vn
Con nguy kịch vì bố mẹ nhờ thầy lang đắp lá ngải
Gia đình cho rằng con bị "mở khóa đầu" nên mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp. Khi tình trạng bệnh của bé nặng hơn, gia đình mới cho con nhập viện điều trị.
Bác sĩ Phí Xuân Thi, khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhi V.M. H. (6 tháng tuổi, Hạ Long, Quảng Ninh) bị viêm não - màng não trong tình trạng nặng.
Trước đó, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt, nôn, quấy khóc, bỏ bú được gia đình cho nhập viện kiểm tra. Kết quả khám lúc vào viện cho thấy trẻ lơ mơ, sốt cao 39 độ C, thóp phồng, có dấu hiệu cổ cứng, vạch màng não.
Gia đình cho biết trước đó ở nhà bé có biểu hiện bỏ bú, sốt, ngủ li bì, sờ thóp thấy có đường khớp mở rộng. Gia đình cho rằng bé bị "mở khoá đầu" nên mời thầy lang về đốt ngải, đắp thóp cho bé. Đến khi tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, gia đình mới cho bé nhập viện điều trị.
Bệnh nhi đang được bác sĩ thăm khám . Ảnh: BSCC.
Tại bệnh viện, qua khám sàng lọc và hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chẩn đoán bé bị Sốc nhiễm khuẩn/viêm não - màng não, tiên lượng nặng, tiến triển chậm.
Hiện tại, bệnh nhi được điều trị thở máy, kháng sinh, vận mạch, an thần, hạ sốt, tiên lượng nặng, tiến triển chậm, thời gian điều trị kéo dài.
Theo bác sĩ Thi, "mở khóa đầu" từ lâu đã được người dân dùng để chỉ một căn bệnh ở trẻ sơ sinh. Những đứa trẻ mới sinh được vài ngày, bỗng nhiên bỏ bú, khóc dai dẳng hoặc ngủ li bì, phần hộp sọ chỗ thóp có vết lõm sâu, giống như bị tách ra. Mọi người thường chữa theo cách dân gian như đốt ngải, đắp thuốc vào thóp. Việc làm này rất nguy hiểm bởi trẻ sơ sinh còn rất non nớt, nếu điều trị không đúng cách rất dễ dẫn đến xuất huyết não, giãn thành mạch, nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cao.
Trẻ sơ sinh có các biểu hiện trên có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau, như viêm não, viêm màng não, nhiễm khuẩn sơ sinh, rối loạn tiêu hóa. Để xác định nguyên nhân các gia đình cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán, điều trị sớm; tránh việc sau khi chữa bằng kinh nghiệm dân gian không khỏi mới đưa đi bệnh viện thì đã muộn. Hơn nữa, người dân nên thay đổi cách nhìn nhận sai lầm về căn bệnh "mở khóa đầu" và cách chăm sóc trẻ sơ sinh, đảm bảo cho trẻ được chăm sóc, chữa trị một cách khoa học, hiệu quả.
Theo Zing
Bé gái 16 ngày tuổi mang khối u hiếm gặp Khối u trung thất ở trẻ nhỏ thường chỉ được phát hiện khi đã to khiến bé khó thở, suy hô hấp, tử vong. Bác sĩ phẫu thuật cắt khối u bệnh nhi. Ảnh: Bệnh viện cung cấp. Ngày 19/5, bé gái được gia đình đưa đến Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh. Bé bệnh ngày thứ hai, bỏ bú, vàng da, khó...