Sự thật về bức tranh cô gái cắm mặt vào điện thoại năm 1850 gây xôn xao: Có hay không giả thiết xuyên không?
Món đồ trên tay cô gái gây ra nhiều tranh cãi trên các diễn đàn mạng.
Những điều bí ẩn như khả năng xuyên không của con người vẫn là đề tài thu hút sự quan tâm của giới khoa học và dư luận. Đơn cử như tác phẩm tranh vẽ mang tên “The expected one” (tạm dịch: Điều được mong đợi) hồi năm 1850 của họa sĩ người Áo Ferdinand Georg Waldmller, cũng từng được dân mạng bàn tán sôi nổi về việc nữ chính có thật sự cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh hay không.
Chi tiết thú vị này được Peter Russell và 1 người bạn của anh phát hiện trong lúc dạo quanh Neue Pinakothek, bảo tàng trưng bày những tác phẩm nghệ thuật của thế kỷ 18 và 19 tại thành phố Munich (Đức). Trong đó, cô gái chỉ chăm chú nhìn vào món đồ trên tay mà không hề để tâm đến mọi chuyện xung quanh, bao gồm cả chàng trai cầm trên tay bông hoa trên tay chuẩn bị chờ thời cơ chạy đến tặng người đẹp.
Đáng nói hơn, món đồ cô gái đang cầm kia có hình dạng hệt như chiếc điện thoại thông minh và việc cô cắm đầu vào thiết bị điện tử ấy chính là thực trạng khá phổ biến ở xã hội hiện đại. Theo thông tin thì bức tranh ra đời vào khoảng năm 1850, thời điểm điện thoại thậm chí còn chưa xuất hiện trong trí tưởng tượng của mọi người, chẳng lẽ họa sĩ Ferdinand đã xuyên không mà trở về quá khứ để hoàn thành tác phẩm của mình?
Trái lại với tất cả suy diễn của mọi người, chẳng hề có chuyện con người xuyên không gì cả và món đồ trên tay cô gái kia là đơn giản là cuốn sách kinh thánh. Đối với con người sống vào thời 1850 hay 1860 đều có thể dễ dàng đoán ra được sự thật này.
Không ít dân mạng hài hước đùa rằng cô gái đang tập trung lướt Facebook hoặc các ứng dụng hẹn hò.
“ Điều khiến tôi ấn tượng nhất là sự phát triển của công nghệ đã làm thay đổi cách nhìn của chúng ta về tất cả sự việc, bao gồm cả ngữ cảnh của các tác phẩm nghệ thuật. Ngày nay, mọi người không còn quá xa lạ với hình ảnh người trẻ suốt ngày cắm mặt vào các thiết bị điện tử trên đường” - Russell nói.
Đây không phải là lần đầu tiên mọi người bị ám ảnh với giả thiết xuyên không. Một tác phẩm khác của họa sĩ Umberto Romano cho ra đời vào năm 1937 cũng bị phát hiện chi tiết kỳ lạ, rằng 1 trong những thổ dân trong đó cầm trên tay món đồ tân thời trông như chiếc điện thoại di động. Do “cha đẻ” của bức tranh này qua đời vào năm 1982 nên mọi người sẽ chẳng bao giờ có được lời giải thích về vật dụng không hợp thời này.
Theo tri thức trẻ
10 thành phố hàng đầu để tìm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường
Một bước ngoặt quan trọng của sinh viên sau khi tốt nghiệp là tìm việc làm. Không chỉ quan tâm đến vị trí công việc, các sinh viên ngày nay còn chú ý đến các yếu tố khác như văn hóa tổ chức, mức lương xứng đáng và địa điểm làm việc.
Bằng việc phân tích dữ liệu công của hàng trăm thành phố, chuyên trang trực tuyến nổi tiếng HousingAnywhere đã đưa ra Top 100 thành phố để tìm việc làm và xếp hạng các thành phố theo sáu yếu tố: số lượng công việc có sẵn, mức lương, chi phí sinh hoạt, điểm khởi nghiệp, chất lượng cuộc sống và tinh thần cởi mở.
Munich được xếp số 1 trong danh sách các thành phố nên tìm kiếm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường.
Theo đó, thành phố Munich (Đức) có tổng điểm cao nhất. Thủ phủ xứ Bavaria này là nơi dành cho chất lượng cuộc sống và tinh thần cởi mở, đây là chiến thắng liên tiếp của Munich trong các hạng mục này sau khi Tạp chí lối sống đô thị Monocle gọi đây là thành phố đáng sống nhất thế giới năm ngoái.
Munich cũng là thành phố đứng đầu về "Điểm khởi nghiệp - Startup Score". Công nghệ sinh học, bảo hiểm và Internet vạn vật là những lĩnh vực quan trọng cho các công ty khởi nghiệp ở đây, vì vậy sinh viên mới ra trường có thể quan tâm đến những cơ hội trong lĩnh vực này.
Thành phố San Francisco (Mỹ) xếp thứ hai, nhờ mức lương trung bình cao của lực lượng lao động tại đây (cao nhất trong số tất cả các thành phố được phân tích) và số lượng việc làm cao. Tuy nhiên, dù đây là thành phố với triển vọng nghề nghiệp đầy hứa hẹn trong lĩnh vực công nghệ, những sinh viên mới ra trường vẫn nên lưu ý rằng chi phí thuê nhà và chi phí sinh hoạt tại thành phố này nằm trong nhóm đắt đỏ nhất cả nước.
Zurich (Thụy Sĩ) lọt vào top 3. Cuộc sống cân bằng dường như là chìa khóa ở đây, mở ra một thành phố châu Âu đạt điểm gần như tuyệt đối về mức lương và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, Zurich cũng nổi tiếng là đắt đỏ với điểm công việc khá thấp.
Moscow (Nga) có số lượng việc làm nhiều nhất, nhưng Aarhus (Đan Mạch) có chất lượng cuộc sống tốt nhất.
10 thành phố hàng đầu để tìm việc làm năm 2019 dành cho sinh viên mới ra trường
Không có gì ngạc nhiên khi Aarhus, Đan Mạch, giành được số điểm hoàn hảo cho chất lượng cuộc sống. Thành phố lớn thứ hai của Đan Mạch tự hào có những công trình nghệ thuật và kiến trúc đáng kinh ngạc, tỷ lệ tội phạm đặc biệt thấp và môi trường tốt cho người nước ngoài.
Các trục đường và những con phố chính đã được quy hoạch thành các không gian công cộng và công viên mới, trong các khu thành thị quy mô lớn để người dân có thể trải nghiệm cuộc sống đô thị tiến bộ.
Trong khi đó, chi phí sinh hoạt thấp nhất là hai thành phố ở Ấn Độ, lần lượt là Mangalore và Hyderabad, tiếp đến là Monterrey (Mexico). Với những người có kế hoạch muốn chu du, sinh sống ở một nước khác cùng mức chi phí hạn hẹp thì đây là những thành phố phù hợp.
Thái Hằng
Theo SIN/Dân trí
Séc bắt giữ hai người tình nghi có liên hệ với nghi can phá hoại đường sắt ở Đức Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Bộ trưởng Nội vụ Áo Herbert Kickl ngày 28/3 cho biết cảnh sát Séc đã bắt giữ hai người được cho là có liên hệ với nghi can quốc tịch Iraq vừa bị lực lượng an ninh Áo bắt giữ hôm 27/3 với cáo buộc thực hiện các vụ tấn công khủng bố nhằm vào các...