Sự thật rùng mình trong 3 ‘cấm địa’ bí ẩn nhất Tử Cấm Thành
Bên trong Tử Cấm Thành ở Trung Quốc có 3 nơi được xem là ‘cấm địa’ đối với du khách. Những nơi này từng xảy ra nhiều chuyện rùng rợn, bí ẩn.
Tử Cấm Thành là nơi ở của 24 hoàng đế nhà Minh và nhà Thanh dưới thời phong kiến. Đây là một trong những cung điện hoàng gia được bảo tồn nguyên vẹn nhất thế giới.
Bên trong Tử Cấm Thành lưu giữ nhiều bí mật thu hút sự quan tâm của công chúng. Trong số này, khi tìm hiểu về cung điện tráng lệ, xa hoa nổi tiếng của Trung Quốc này, nhiều người tò mò về 3 nơi được xem là “cấm địa”.
Địa điểm đầu tiên là Diên Hi cung. Được xây dựng vào năm 1420, nơi này ban đầu được gọi là cung Trường Thọ. Tên Diên Hi cung được đổi vào năm 1535.
Trải qua nhiều triều đại của các bậc đế vương, Diên Hi cung là nơi sinh sống của không ít phi tần bị thất sủng. Thậm chí, nơi đây còn là lãnh cung – nơi các phi tần phạm tội bị nhốt vào để sám hối, ăn năn suốt phần đời còn lại.
Thêm nữa, Diên Hi cung là nơi xảy ra vài trận hỏa hoạn lớn nhỏ. Theo đó, cung này bị hư hại và xuống cấp theo thời gian. Xuất phát từ những điều này, không có phi tần nào muốn vào ở Diên Hi cung.
Video đang HOT
Một “cấm địa” rùng rợn khác ở trong Tử Cấm Thành là Khôn Ninh Cung. Đây là nơi ở của các hoàng hậu thời nhà Minh. Thế nhưng, phần lớn các hoàng hậu sống ở cung điện này đều không có kết thúc tốt đẹp.
Hầu hết các hoàng hậu có kết cục bi kịch như bị bệnh tật dẫn đến chết trẻ, bị nhà vua phế bỏ, thậm chí có bà hoàng tự sát tại đây.
Lâu ngày, Khôn Ninh Cung bị đồn là nơi có âm khí nặng và là nơi xảy ra nhiều chuyện ma quái khó giải. Vì vậy, đến thời nhà Thanh, cung điện này không còn là nơi ở của hoàng hậu. Thay vào đó, Khôn Ninh Cung trở thành nơi chuyên thực hiện các lễ cúng tế quan trọng.
“Cấm địa” thứ ba trong Tử Cấm Thành là giếng Trân Phi. Giếng nước này là nơi sủng phi của vua Quang Tự chết thảm. Theo các ghi chép, trong số các phi tần, Trân Phi được hoàng đế Quang Tự vô cùng yêu thương, chiều chuộng.
Trân Phi không chỉ thông minh, xinh đẹp mà còn thẳng thắn, bộc trực. Thậm chí, sủng phi của vua Quang Tự nhiều lần đối đầu với Từ Hy Thái hậu. Do được nhà vua che chở nên Từ Hy Thái hậu không thể trừng trị Trân Phi.
Thế nhưng, vào năm 1900, liên quân 8 nước đánh vào Bắc Kinh nên vua Quang Tự cùng Từ Hy Thái hậu nhanh chóng rời hoàng cung. Trong tình thế hỗn loạn, nhà vua không kịp đưa Trân Phi theo cùng.
Nhân cơ hội đó, Từ Hy Thái hậu sai người đẩy Trân Phi xuống giếng khiến mỹ nhân này chết đuối. Một năm sau, thi hài Trân Phi mới được đưa lên mai táng. Từ đó, giếng nước này được đặt tên là giếng Trân Phi. Dân gian lưu truyền những câu chuyện rùng rợn về việc nghe thấy tiếng phụ nữ khóc khi đi qua giếng này vào ban đêm.
Không phải Tử Cấm Thành, nơi này mới là địa điểm mà vua chúa nhà Thanh trốn nóng vào mùa hè
Vì không chịu được cái nóng khắt nghiệt của Bắc Kinh mà các Hoàng đế vào thời nhà Thanh đã cho xây một Ngự Viên với quy mô rất hoành tráng.
Sự kiện: Khám phá du lịch Trung Quốc
Trước khi sống trong Tử Cấm Thành, quý tộc nhà Thanh thường sống ở nơi rất lạnh giá, nên họ rất sợ thời tiết nắng nóng vào mùa hè. Họ cũng không bao giờ chiến đấu vào thời điểm này.
Có một câu nói nổi tiếng của Hoàng Thái Cực (Hoàng đế sáng lập của triều đại nhà Thanh): "Tháng 6 oi ức dùng quạt còn chưa đủ mát, mặc áp giáp sao đánh trận nổi". Điều này ngầm ám chỉ dù có chuyện gì xảy ra thì vào mùa hè cũng không chiến đấu. Các quý tộc Mãn Thanh phải đối mặt với một thử thách về khí hậu khắc nghiệt.
Bắc Kinh là nơi có khí hậu ôn đới gió mùa, mùa xuân và mùa thu thường rất ngắn ngủi, nhưng mùa hè và mùa đông lại kéo dài rất lâu.
Vào thời nhà Thanh, mùa hè ở Bắc Kinh nóng như thế nào?
Trong sử sách ghi lại, tháng 6 năm 1678, nắng nóng bất thường khiến cho nhiều người chết vì say nắng, họ nằm la liệt trên mặt đất. Vì lý do này, Hoàng đế và các quan đại thần đã họp bàn để đưa ra các giải pháp đối phó với nỗi khổ của người dân. Họ phân phát các loại thuốc chống sốc nhiệt và phát đá viên ở mọi nẻo đường.
Như chúng ta đã biết Tử Cấm Thành được bao bọc chặt chẽ bởi một vòng tường thành, các tòa nhà cao lớn trong thành ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc lưu thông không khí khiến khí nóng khó tản ra ngoài và khí lạnh len lỏi vào. Nhìn chung lúc đó, Tử Cấm Thành rất nóng, nhiệt độ cao hơn nhiều so với những nơi khác ở Bắc Kinh.
Các Hoàng đế sống trong Tử Cấm Thành không sợ cái lạnh khắc nghiệt ở Bắc Kinh, nhưng than phiền về cái nóng như thiêu như đốt của mùa hè.
Vào tháng 7 năm 1650, Nhiếp chính vương không chịu nổi cái nóng của Bắc Kinh nên đã đề xuất bắt chước triều đại nhà Tấn, Liêu, Nguyên xây dựng một thành phố nhỏ bên ngoài biên giới để trốn nóng vào mùa hè. Sau đó, Viên Minh Viên (ban đầu được gọi là Ngự Viên, là một tổ hợp các cung điện và vườn nằm cách Tử Cấm Thành 8km về phía tây bắc) được xây dựng với diện tích là 200.000m2, có hơn 150 danh lam thắng cảnh khác nhau bên trong. Đặc biệt nơi này còn có thêm hồ nước rất lớn, có hàng cây xanh rợp bóng, thực sự là nơi tuyệt vời để trốn nóng vào mùa hè.
Trong quá trình xây dựng Ngự Viên, Hoàng đế nhà Thanh không thể chờ đợi lâu nên đã chuyển đến ở trước thời hạn. Từ năm 1707 đến năm 1722, Hoàng đế Khang Hy đã 5 lần đến Ngự Viên. Trong chuyến viếng thăm cuối cùng của mình, còn có thêm Hoàng đế Ung Chính và Càn Long. 3 thế hệ Hoàng đế đã gặp nhau tại đây tạo nên một cuộc gặp gỡ lịch sử.
Vào ngày 20 tháng 12 năm 1722, Hoàng đế Khang Hy qua đời vì bệnh tại Vườn Trường Xuân, nơi tách biệt với Ngự Viên.
Sau Hoàng đế Khang Hy, các Hoàng đế của triều đại nhà Thanh sử dụng Ngự Viên như một khu nghỉ mát mùa hè, thường ở lại trong nửa năm, thậm chí dành thời gian ở đây lâu hơn ở trong Tử Cấm Thành.
Hoàng đế Ung Chính đã ở trong Ngự Viên trong thời gian dài nhất là 247 ngày, nhưng lâu nhất phải kể đến Hoàng đế Đạo Quang 354 ngày.
Sau đó, Hoàng đế Ung Chính còn cho xây dựng thêm 2 sảnh lớn để tiện cho việc triều chính tại đây. Ngự Viên trở thành nơi tổ chức các cuộc họp của triều đình và các lễ kỷ niệm lớn. Để làm cho cuộc sống của các thành viên trong hoàng gia thoải mái hơn, Ngự Viên được cho xây dựng thêm một thắng cảnh mới là Tongyuan. Tongyuan là một nơi mà có cả rạp hát và con phố mua sắm với nhiều cửa hàng. Các Hoàng đế sẽ ở lại đây ăn uống, vui chơi, gần gũi với thiên nhiên.
Bảy thành phố đặc biệt- Nơi phụ nữ đã thay đổi thế giới Mặc dù ở nhiều nơi, những đóng góp của phụ nữ vẫn chưa được chú ý. Nhưng ở một số nơi khác, những người phụ nữ nổi tiếng đã để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trên các thành phố riêng của họ và trên thế giới. Đền tưởng niệm Hatshepsut ở Luxor. Hatshepsut ở Luxor, Ai Cập Nhiều thế kỷ...