Sự thật rùng mình ở hành tinh sống được cực gần Trái Đất
Siêu trái đất Barnard b từng là tin vui lớn đối với giới khoa học bởi khả năng sống được khá rõ ràng. Nhưng một nghiên cứu mới đã tìm ra vị thần chết đeo đuổi hành tinh này.
Ngôi sao Barnard cách Trái Đất 6 năm ánh sáng là một trong những ngôi sao đầu tiên được giới thiên văn nghi ngờ là trung tâm của một “hệ mặt trời” khác. Năm 2018, các nhà khoa học vui mừng xác định được Barnard b, hành tinh quay quanh sao Barnad, sau hơn 1 thế kỷ tìm kiếm.
Barnard b tuy nằm ngoài “đường tuyết” của sao mẹ, nơi ánh sáng từ Barnard chỉ đủ cung cấp cho nó nhiệt độ – 170 độ C, nhưng được chứng minh là sở hữu khí quyển cực dày đủ tạo ra hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ chuyển thành thân thiện với sự sống và giữa được các đại dương lỏng.
Cảnh quan nơi siêu trái đất Barnard b – Ảnh đồ họa từ ESO
Video đang HOT
Nhưng nghiên cứu mới dẫn đầu bởi tiến sĩ Kevin France, một nhà thiên văn học tại Đại học Colorado ở Boulder (Mỹ) cho thấy ngôi sao Barnard lại là một vị thần chết đáng sợ đối với hành tinh của nó.
Ngôi sao lùn đỏ loại M3,5 này đang hoạt động tích cực hơn mong đợi. Các hình ảnh thu thập bởi Đài quan sát tia X Chandra của NASA và Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA ( Cơ quan Vũ trụ châu Âu) cho thấy ngôi sao này dành đến 25% cuộc đời để phóng ra các bức xạ từ tính đáng sợ. Bức xạ này đủ bào mòn bầu khí quyển của mọi hành tinh quay quanh nó “từ trong trứng nước”.
Điều này có nghĩa Barnard b không thể sở hữu một bầu khí quyển dày như chúng ta mong đợi, mà là một “địa ngục băng” trần trụi.
Sao Barnard màu cam và hành tinh “địa ngục băng” đang quay quanh nó – Ảnh: NASA/CXC/M. WEIS
Tin vui duy nhất là điều này có thể không kéo dài mãi. Bầu khí quyển của hành tinh đáng thương có thể tái tạo khi ngôi sao mẹ già đi và ít hoạt động hơn. Vì vậy có thể nói phát hiện mới làm giảm cơ hội có sự sống của Barnard B chứ chưa tước bỏ hoàn toàn. Tuy nhiên loài người sẽ phải đợi một thời gian rất lâu – đó là nếu chúng ta chưa tuyệt chủng trước khi siêu trái đất Barnard b trở nên sống được.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy những ngôi sao lớn hơn nhưng hiền lành hơn, giống Mặt Trời, mới là mục tiêu các thiết bị săn tìm sự sống ngoài hành tinh nên hướng tới.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astronomical Journal.
"Hệ mặt trời" khác có tới 2 hành tinh sống được giống Trái Đất?
Một hệ sao cách chúng ta chỉ 120 năm ánh sáng sở hữu 2 hành tinh dạng siêu Trái Đất và tiểu Hải Vương Tinh, đều có khả năng là thế giới đại dương như hành tinh của chúng ta.
Trung tâm của hệ sao là TOI-1266, một sao lùn đỏ nhỏ và lạnh hơn mặt trời rất nhiều. Nó có 2 "con" là 2 hành tinh khổng lồ. Một hành tinh kích thước gấp 2,5 lần Trái Đất, được xếp loại "tiểu Hải Vương Tinh", mang tên TOI-1266b; hành tinh còn lại TOI-1266c gấp 1,5 lần thế giới của chúng ta, được coi là "siêu Trái Đất".
Ảnh đồ họa mô tả hệ sao mới được phát hiện - Ảnh: GOBAL SCIENCE
2 hành tinh nay quay rất gần sao mẹ, 1 năm ở TOI-1266b chỉ bằng 11 ngày ở Trái Đất, với TOI-1266c là 19 ngày. Tuy nhiên điều này lại tương thích đáng ngạc nhiên với sự nhỏ bé và mát dịu của sao mẹ, khiến 2 hành tinh khổng lồ này lọt đúng vào "vùng Goldilocks", tức khu vực có thể sống được của hệ sao.
Trong vùng Goldilocks, các hành tinh có thể nhận được nhiệt lượng từ sao mẹ vừa đủ để sở hữu nước ở trạng thái lỏng, từ đó hình thành các đại dương - điều kiện tiên quyết để nuôi dưỡng sự sống. Ví dụ, hệ Mặt Trời của chúng ta có 3 hành tinh thuộc vùng Goldilocks là Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa. Rất tiếc các sự kiện không may trong quá trình tiến hóa hành tinh đã khiến Sao Kim và Sao Hỏa không còn là thế giới đại dương như thuở sơ khai.
2 hành tinh mới phát hiện cũng có thành phần tương tự Sao Kim, Trái Đất và Sao Hỏa: chủ yếu là đá và kim loại. Mật độ và nhiệt độ bề mặt chúng cũng tương tự nhau.
Một trong các tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Yilen Gómez Maqueo Chew từ Viện Thiên văn Circuito Exterior, Đại học Quốc gia tự trị Mexico cho rằng việc nghiên cứu 2 hành tinh kích thước rất khác nhau nhưng lại có các điều kiện tương đồng bất ngờ là cơ hội tuyệt vời để hiểu thêm cách các thế giới sống được hình thành trong vũ trụ.
Công trình được thực hiện nhờ những quan sát qua kính viễn vọng SAINT-EX đặt tại Mexico và vừa đăng tải trên Astronomy & Astrophysics.
Bất ngờ với vật thể "hộ mệnh" 4,5 tỉ tuổi giúp Trái Đất có sự sống Trái Đất có thể đã là một hành tinh chết, khí quyển bị bào mòn và không sống được nếu không có một thiên thể dốc cạn năng lượng để bảo vệ vào 4 tỉ năm trước. Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Jim Green, Giám đốc bộ phận Khoa học hành tinh của NASA, khẳng định mặt trăng - vệ tinh...