Sự thật khủng khiếp ở vựa rau an toàn cung ứng cho Hà Nội
Trưng biển hiệu rau an toàn nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại Tăng trưởng kích thích thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân tươi.
Trưng biển hiệu “rau an toàn” nhưng sử dụng hàng loạt thuốc BVTV gồm các loại: Tăng trưởng, kích thích, thuốc trừ sâu và đặc biệt là sử dụng cả phân tươi…
Cách trung tâm Hà Nội khoảng 30 phút đi bằng xe máy xuôi theo Quốc lộ 1A cũ, khu trồng rau an toàn của HTX nông nghiệp Phú Xuân nằm trên địa bàn xã Khai Thái – huyện Phú Xuyên – Hà Nội.
Hàng ngày HTX này cung cấp hàng tấn rau cho các chợ đầu mối ở Thủ đô chứa đựng “sự thật khủng khiếp” mà chỉ đến tận nơi tìm hiểu, tiếp xúc với chủ những ruộng rau này chúng tôi mới hay biết.
Sự thật khủng khiếp khu trồng rau an toàn xã Khai Thái, Phú Xuyên, Hà Nội – (Ảnh: Nhất Nam).
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều vô kể
Tìm đến khu trồng rau rau an toàn của HTX nông nghiệp Phú Xuân trong một buổi chiều đầu tháng 4, cánh đồng rau 30ha (theo lời Chủ tịch xã cung cấp) màu xanh mướt xen thấp thoáng là những lều lán bằng tre nứa và bạt.
Từ đầu đường, chiếc biển sắt với khung chữ “HTX Phú Xuân – khu sản xuất rau an toàn” cùng nhiều biển hiệu dạng khuyên sản xuất rau an toàn hiện ra trước mắt.
Những biển hiệu như: “Để sản xuất rau an toàn nông dân chúng ta hãy thực hiện 3 không: Không sử dụng phân tươi – Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm, thuốc ngoài danh mục – Không vất bỏ bao bì bừa bãi” và “Vì sức khỏe cộng đồng, mỗi người dân hãy là một giám sát viên trong sản xuất rau an toàn” được cắm dựng từ đầu đường đến bờ ruộng. Thế nhưng, sự thật lại hoàn toàn ngược lại.
Hàng loạt biển hiệu khuyên sản xuất rau an toàn cắm trên đường – (Ảnh: Nhất Nam).
Bước xuống xe, chúng tôi ngay lập tức phải bịt mũi vì mùi thuốc sâu nồng nặc, phía xa xa là vài nông dân đang bịt khẩu trang, đeo bình phun lên những luống rau xanh mướt.
Một phụ nữ đang đeo bình thấy sự xuất hiện của chúng tôi vội vàng đem bình đi cất giấu. Một vài người khác ngồi cạnh lều hò hét ra hiệu cho những người phía xa đang đeo bình phun vào rau dừng lại.
Tiến gần phía lều lán được dựng phía gần bờ ở mỗi đầu ruộng rau, dễ nhận thấy mỗi bờ ruộng đều có 1 bao tải dứa, hoặc thùng nhựa màu xanh với dòng chữ thùng chứa vỏ thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).
Video đang HOT
Kiểm tra các thùng này, PV bất ngờ khi bên trong là hàng loạt bao bì thuốc BVTV với đủ các loại kích thích tăng trưởng, thuốc trị bệnh cho đến thuốc trừ sâu như:”Thần dược siêu tăng trưởng HVP Ga3, thuốc kích thích, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trị đạo ôn vàng lá… có cả thuốc trừ sâu hiệu Khủng lửa, trừ tất cả các loại sâu kháng thuốc và rất nhiều loại khác…”
Không những thế, trên bờ ruộng và dưới mương nước, những vỏ bao bì này cũng xuất hiện bừa bãi, thậm chí vương cả vào đống rau vừa đưa từ ruộng lên.
Bên cạnh đó, những đống phân gà vịt, thậm chí là phân tươi nặng mùi chất cao ngút ngay chân luống rau xanh mướt đến giai đoạn thu hoạch.
Biển hiệu khu sản xuất rau an toàn được dựng ở khu vực – (Ảnh: Đức Thịnh).
Phun thuốc “siêu tăng trưởng” 3 ngày sau thu hoạch
Phải rất vất vả PV mới tiếp cận được một phụ nữ trung niên đang thu hoạch rau cần dưới ruộng.
Người phụ nữ tiết lộ với PV rằng, việc phun thuốc nhà nào trồng rau ở đây cũng áp dụng. Trong đó có loại phổ biến nhất là thuốc chống sương, chống cháy lá và các loại thuốc kích thích như “thần dược siêu tăng trưởng” HVP- Ga3.
Nói về các loại thuốc kích thích chủ ruộng rau còn tiết lộ khi phun vào cây lớn rất nhanh. Hơn thế nữa người này còn cho hay phun thuốc chỉ sau 3 ngày là thu hoạch.
“Thuốc a3 (Thần dược siêu tăng trưởng HVP GA3 – PV) từ người trồng cần, rau muốn, rau cải, xu xu ai mà chả phun. Phun xong 3 ngày sau thu hoạch, phun cái đó nó lớn nhanh lắm”- người nông dân nói và còn nhấn mạnh rằng các rau này họ vẫn sử dụng trong bữa ăn gia đình.
Mang những điều mắt thấy tai nghe hỏi chủ vườn rau, người phụ nữ cho hay, đợt này người ta còn phun ít bởi đang cuối vụ để rau già lấy giống. “Lúc đầu vụ mới phun nhiều” lời người phụ nữ.
Hỏi về nguồn gốc các loại thuốc BVTV do ai cung cấp, người phụ nữ cho hay:”Chúng tôi tự đi mua ở các cửa hàng. Đầy rẫy”.
Và đây là sự thật – (Ảnh: Nhất Nam).
Hàng tá các loại thuốc bảo vệ thực vật tìm thấy trong các bao tải và các thùng chứa đầu bờ ruộng – (Ảnh: Nhất Nam).
Cũng theo người này, gia đình bà canh tác 2 xào rau chủ yếu là rau cần, thu hoạch mỗi xào thu hoạch trong một năm được khoảng 40 triệu đồng.
“Khu rau này cứ chiều và sáng sớm lại có xe tải về thu mua. Họ mua về bán cho các chợ đầu mối trong Hà Nội và Hà Đông. Chúng tôi không phải mang đi bán”người phụ nữ vừa thu hoạch rau vừa nói với PV.
Hỏi về biển hiệu rau an toàn ghi “3 không”, sao bà con nông dân vẫn phun thuốc BVTV, vẫn sử dụng phân tươi. Người phụ nữ này nói rằng phân trần rằng: “Hồi đầu mùa thì phun thôi, còn giờ chúng tôi ít phun”.
Biết nhưng bất lực vì không có chuyên môn
Việc bà con phun thuốc BVTV cho rau cũng được ông Nguyễn Viết Thắng – Chủ tịch UBND xã Khai Thái xã xác nhận với PV. Ông này cho rằng do không phải chuyên môn nên xã biết cũng không làm gì được.
“Cứ mỗi khi đang nắng gặp mưa là phải phun, trời có sương cũng phải phun… nếu không thì không được thu” – lời của ông Chủ tịch UBND xã Khai Thái.
Chủ tịch UBND xã Khai Thái thừa nhận việc người trồng rau phun thuốc BVTV – (Ảnh: Nhất Nam).
Vị Chủ tịch xã thông tin: “Khu sản xuất rau an toàn này là của thôn Khai Thái (trùng địa danh với xã) rộng khoảng 30ha có từ mấy chục năm trước. Ở đây chủ yếu là canh tác rau cần và rau muống”.
Theo ông này, thu nhập về trồng rau bình quân mỗi tháng cho bà con nông dân khoảng 7,5 triệu đồng/tháng.
“Đặc biệt vào dịp tết thì thu nhập không có gì sánh bằng. Chỉ 2 ôm rau cần to là có giá 1 triệu đồng. Có lúc còn không có mà bán, thậm chí đã có chuyện tiểu thương đánh cãi nhau chỉ vì tranh mua rau” – ông Thắng nói.
Chủ tịch UBND xã Khai Thái cũng cho hay, khoảng tháng 5 tới khu vực này (khu trồng rau) sẽ được quy hoạch và gắn mác rau an toàn.
Theo_Kiến Thức
Vốn ngoại chảy vào thực phẩm sạch
Trong bối cảnh người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quan ngại với các loại thực phẩm kém an toàn, nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại coi đây là cơ hội đầu tư, kinh doanh đầy tiềm năng trong sản xuất các loại thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Techna (Pháp) đang đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp nông dân Việt Nam cải thiện chất lượng chăn nuôi.
Vừa qua, 13 doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Canada đã sang Việt Nam để tìm hiểu sâu hơn các cơ hội giao thương với các đối tác Việt Nam. "Xuất khẩu thịt lợn Canada sang Việt Nam năm 2015 đã tăng 230% đầy ấn tượng, khẳng định tiềm năng to lớn của thị trường Việt Nam đối với các sản phẩm thịt lợn của Canada và cũng minh chứng cho việc người tiêu dùng Việt Nam đặt niềm tin vào chất lượng và sự an toàn của sản phẩm này", Đại sứ Canada tại Việt Nam, ngài David Devine, phát biểu.
"Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh - sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam - nơi có rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất thực phẩm" - Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp David Lennarz.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, ông David Lennarz, Phó chủ tịch Tập đoàn Registrar Corp (Hoa Kỳ, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp tuân thủ các quy định của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ - USFDA) cho biết, rất nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam thông qua các dự án sản xuất thực phẩm sạch.
"Nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ đang có xu hướng chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc - nơi chi phí sản xuất và lao động đang tăng mạnh - sang các thị trường phía Nam, trong đó có Việt Nam - nơi có rất nhiều tiềm năng trong việc sản xuất thực phẩm", ông Lennarz nói.
Trên thực tế, Registrar Corp đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2005, hiện đã hợp tác với khoảng 400 doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp này cũng đang hợp tác với các doanh nghiệp Hoa Kỳ để sản xuất các loại sản phẩm thực phẩm chất lượng cao tại Việt Nam, được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Trong một diễn biến tương tự, theo một số nguồn tin, dù thất bại trong việc mua lại 14% cổ phần chiến lược tại Công ty Vissan của Việt Nam, nhưng Công ty CJ Cheil Jedang (Hàn Quốc) cho biết, công ty này dự kiến sẽ đầu tư thêm 500 triệu USD vào Việt Nam thông qua đầu tư trực tiếp, hoặc mua lại một số công ty thực phẩm tại Việt Nam.
Việc đầu tư thêm sẽ nâng tổng số vốn đầu tư của công ty này lên 900 triệu USD, với mục tiêu biến Việt Nam là trung tâm sản xuất lớn thứ hai (sau Trung Quốc) tại nước ngoài của CJ Cheil Jedang. Hiện nay, CJ Cheil Jedang đã có một trang trại, 4 nhà máy chế biến và một điểm bán lẻ tại Việt Nam.
Ngoài ra, Tập đoàn Techna (Pháp) - chuyên sản xuất và cung cấp các loại chất dinh dưỡng cho vật nuôi và cây trồng - cũng đang coi Việt Nam là thị trường chiến lược để mở rộng kinh doanh tại ASEAN. Tập đoàn này đã thành lập Công ty Techna Nutrition Việt Nam vào năm 2012 và dự kiến sẽ xây nhà máy tại đây vào năm 2018. Hiện nay, tất cả các sản phẩm của Techna tại Việt Nam đều được nhập khẩu trực tiếp từ Pháp.
Trong chiến lược kinh doanh của mình, Techna hiểu rằng, việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi đang làm giảm sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi gia cầm và lợn của Việt Nam. Do vậy, Techna cũng đang đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm an toàn, giúp nông dân cải thiện chất lượng chăn nuôi và bớt phụ thuộc vào các chất kháng sinh.
Trao đổi về làn sóng các doanh nghiệp ngoại đầu tư vào lĩnh vực thực phẩm sạch tại Việt Nam, ông Nguyễn Vũ Lộc, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây (TP. Cần Thơ) cho rằng, trong khi Việt Nam tràn ngập thực phẩm chất lượng kém, thì nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đã và đang chớp cơ hội này để đầu tư các dự án chuỗi thực phẩm sạch tại Việt Nam.
Theo ông Lộc, Việt Nam có dân số hơn 93 triệu người, với nhu cầu về thực phẩm an toàn ngày càng tăng, cũng như thu nhập ngày càng được cải thiện. "Điều này giúp các doanh nghiệp nước ngoài củng cố niềm tin rằng, họ sẽ rất thành công tại thị trường Việt Nam", ông Lộc nói.
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán>
Mỗi ngày hàng ngàn kg rau bẩn đưa lên bàn ăn học sinh Hà Nội Nhân viên đưa rau củ quả bẩn về sân của công ty này để sơ chế, phân loại rồi "biến hóa" những loại rau này thành các loại rau an toàn như trong quảng cáo rồi đưa vào bàn ăn của học. Theo nguồn tin của PV báo Người Đưa Tin, Hà Nội vừa phát hiện ra một đường dây vận chuyển, cung...