Sự thật ít người biết về loài rết ‘gớm ghiếc’
Rết là loài vật có nọc độc nguy hiểm. Tuy nhiên chúng lại đóng góp đáng kể trong sinh khối của các loài săn mồi trong các hệ sinh thái trên cạn.
Rết nằm trong danh sách những loài động vật có nhiều chân nhất trong giới tự nhiên với số lượng chân từ 20 – 300 chân. Thông thường rết có màu nâu đỏ, nhiều loài rết có màu sắc khá rực rỡ. Scolopendra gigantea là loài rết lớn nhất trên thế giới với chiều dài trung bình 26cm nhưng có thể phát triển tới hơn 42cm.
Rết là động vật không xương sống và ăn thịt. Thức ăn của nó bao gồm thằn lằn, tắc kè, ếch, chim, động vật gặm nhấm, côn trùng, nhện, và thậm chí cả rết con và con dơi.
Rết là loài sinh sản đơn tính và chu kì sinh sản của nó không cố định theo mùa. Rết đực thả bao tinh của mình và rồi các con rết cái “tự” nhặt lấy.
Hiện nay có 8.000 loài rết được biết đến trên thế giới. Rết có tuổi thọ khá cao, chúng có thể sống tới 5 năm trong môi trường tự nhiên và liên tục lột xác, tiến hóa qua từng độ tuổi.
Điều đặc biệt ở loài động vật có nhiều chân này là mỗi cặp chân đều dài hơn cặp chân phía trước nó một chút, điều này đảm bảo việc các chân không chạm vào nhau khi di chuyển quá nhanh.
Rết là một trong những loài săn mồi không xương sống to lớn nhất trên cạn. Nó hô hấp thông qua hệ thống khí quản với mỗi đốt có 1 cặp lỗ thở.
Hà Nguyễn
Theo Kiến thức
Hoá thạch tiết lộ thông tin sự sống tái sinh trên Trái đất sau khủng long tuyệt chủng
Những hóa thạch được khai quật ở Colorado (Mỹ) đang khiến các nhà khảo cổ học vô cùng vui mừng vì nó chứa đựng những thông tin quý giá liên quan đến việc sự sống tái sinh sau khi khủng long tuyệt chủng.
Trong sự kiện tuyệt chủng khi một tiểu hành tinh đâm vào Trái đất khoảng 66 triệu năm trước, nó không chỉ đánh dấu sự kết thúc của khủng long, mà còn có cả những sinh vật khổng lồ khác và các loài thực vật.
Những hoá thạch cực hiếm mới được phát hiện.
Hóa thạch của khủng long và các động vật có xương sống khác hiện nay tương đối phổ biến, nhưng chi tiết về những gì đã xảy ra ngay sau cuộc tấn công của tiểu hành tinh đã bị thiếu hụt thông tin.
Con đường từ sự tuyệt chủng hàng loạt cho đến sự gia tăng của động vật có vú và sự xuất hiện của con người vẫn là bí ẩn. Cho đến thời điểm hiện tại, những hoá thạch mới được phát hiện dường như có thể cung cấp câu trả lời cho khoảng thời gian một triệu năm sau cái chết của loài khủng long.
Được phát hiện bởi các nhà khoa học từ Bảo tàng Khoa học & Tự nhiên Denver ở Colorado, hóa thạch lần đầu tiên được xác định vào năm 2016.
Bức màn bí ẩn sau khi khủng long tuyệt diệt đang dần được hé lộ.
Thời điểm đó, tiến sĩ Tyler Lyson là người phụ trách nghiên cứu cổ sinh vật có xương sống tại bảo tàng và là tác giả chính đã bắt đầu săn lùng những tảng đá hình quả trứng và phát hiện ra những điều đặc biệt.
Với sự trợ giúp của tiến sĩ Ian Miller, các nhà nghiên cứu đã phá vỡ các khối đá như bị bê tông hóa và tìm thấy một khối lượng lớn hóa thạch còn sót lại.
Bên trong là hộp sọ của các động vật có vú từ các thế hệ đầu tiên sống sót sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt. Trên thực tế, hầu hết những gì được hiểu từ thời đại này đều dựa trên những mảnh hóa thạch nhỏ, chẳng hạn như những mảnh răng của động vật có vú. Tuy nhiên, lần này thay vào đó, các nhà nghiên cứu tìm thấy hơn một chục hộp sọ.
Kết quả sau thời gian nghiên cứu, gần 1.000 hóa thạch động vật có xương sống đã được thu hồi từ khu vực này, và các hóa thạch tổng thể từ ít nhất 16 loài động vật có vú khác nhau đã được xác định. Chúng bao gồm các loài hoàn toàn mới, cũng như tổ tiên của động vật như lợn ngày nay.
Kết hợp với các hồ sơ thực vật hóa thạch, những hoá thạch là một cửa sổ mới mở toang cánh cửa vào một giai đoạn ít được biết đến trong quá trình phát triển của Trái đất.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/Slashgear
Tê giác giải cứu trâu rừng khỏi bầy sư tử Thấy trâu rừng bị 9 con sư tử quây giết, tê giác cứu trâu rừng bằng cách chấp nhận làm "bức tường" ngăn cách sư tử và trâu rừng tội nghiệp. Vào một buổi chiều muộn tại khu bảo tồn động vật hoang dã Londolozi, một con trâu rừng lạc đàn bị 9 con sư tử quây giết gần như không còn được...