Sự thật hãi hùng về giếng nước trong Tử Cấm Thành
Tử Cấm Thành nổi tiếng của Trung Quốc với 800 cung cùng 999.999 gian phòng. Bên trong Cố Cung là rất nhiều giếng nước. Những chiếc giếng này thường không dùng để lấy nước sinh hoạt bởi chúng ẩn chứa những sự thật chết chóc rùng rợn.
Với tổng diện tích rộng 720.000 m2, Tử Cấm Thành ở Trung Quốc là một trong những cung điện hoàng gia rộng và nổi tiếng nhất thế giới.
Tử Cấm Thành là nơi ở của các hoàng đế và hậu cung từ thời nhà Minh đến nhà Thanh trong nhiều thế kỷ.
Chính vì vậy, Tử Cấm Thành có tới 800 cung, 999.999 gian phòng và hàng trăm giếng nước. Những chiếc giếng ở Cố Cung ẩn chứa bí mật hãi hùng khiến nhiều người khiếp sợ.
Cụ thể, giếng nước bên trong Tử Cấm Thành luôn có nước. Ban đầu, chúng được dùng trong sinh hoạt. Thế nhưng, về sau không phi tần nào dám dùng nước lấy từ giếng bởi chúng dễ trở thành công cụ đấu đá tranh giành quyền lực chốn hậu cung.
Sở dĩ như vậy là vì không ít phi tần vì tranh sủng, ganh ghét, đố kỵ mà lén bỏ thuộc độc xuống giếng để đầu độc chết đối thủ hay khiến đối phương mất khả năng sinh con.
Video đang HOT
Không những vậy, giếng nước trong Tử Cấm Thành còn trở thành hiện trường tội ác khi diễn ra những vụ án giết người rùng rợn.
Không ít cung nữ, thái giám và cả phi tần bị đẩy xuống giếng dẫn đến chết đuối. Nguyên nhân khiến nhiều trường hợp bị giết hại thường là do họ biết được những bí mật “động trời” của chủ nhân trong cung. Vì vậy, họ bị giết để diệt khẩu, không thể tiết lộ bí mật.
Cũng có trường hợp cung nữ có chút nhan sắc vô tình lọt vào mắt xanh của hoàng thượng nên bị các phi tần trong cung chèn ép và tính kế hãm hại.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp cung nữ tự sát bằng cách nhảy xuống giếng do cuộc sống trong cung quá khắc nghiệt.
Chính vì vậy, nhiều giếng nước trong Tử Cấm Thành trở thành “nấm mồ” chôn thân của những người xấu số nên không ai dám dùng nước lấy từ các nơi này.
Theo kienthuc.net.vn
Rùng mình cuộc sống "đẫm máu" của người dân thời Trung cổ
Dưới thời Trung cổ, người dân có cuộc sống 'đẫm máu' và có phần rùng rợn khi đối mặt với nhiều mối đe dọa chết chóc. Theo đó, nhiều người dân sống vào giai đoạn lịch sử này không biết sẽ chết lúc nào và qua đời vì nguyên nhân nào.
Cuộc sống của người dân thời Trung cổ được biết đến có nhiều mặt tiêu cực khi phải đối diện với nhiều mối đe dọa chết chóc.
Một trong số đó việc người dân sống vào thời kỳ Trung cổ đối mặt với nhiều dịch bệnh nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao.
Trong số này có việc đại dịch Cái chết Đen khiến hàng triệu người dân thời Trung cổ bỏ mạng.
Do khoa học và y tế thời đó chưa phát triển, người dân thời Trung cổ tin rằng những dịch bệnh nguy hiểm như Cái chết Đen xảy ra là vì Chúa trừng phạt con người do gây ra những tội lỗi nghiêm trọng.
Thêm nữa, vào thời Trung cổ, một số nơi ở châu Âu đối mặt với nạn đói do mùa màng thất bát vì hạn hán, lũ lụt.
Do không có đủ lương thực thực phẩm, nhiều người dân phải cố gắng duy trì sự sống bằng cách ăn vỏ cây hay những loại rau dại.
Dù vậy, vẫn có không ít người dân bỏ mạng vì đói khát dẫn đến dễ mắc bệnh và tử vong.
Ngoài ra, thai phụ thời Trung cổ có nguy cơ tử vong cao khi "vượt cạn".
Do bà đỡ không có kiến thức y khoa nên việc đỡ đẻ cho thai phụ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đe dọa tính mạng của cả người mẹ lẫn thai nhi.
Không ít trường hợp thai phụ và đứa trẻ đều tử vong trong quá trình sinh nở. Nguyên nhân thường là do thai phụ bị nhiễm trùng hoặc mất máu quá nhiều không thể cầm máu.
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/historyextra
Kinh hoàng chiếc gương "tử thần" đoạt mạng 38 người đầy bí hiểm Năm 1743, thợ thủ công Simon Cromwell tạo ra một chiếc gương. Hai ngày sau khi tạo ra, Cromwell qua đời vì xuất huyết não. Kể từ đó, chiếc gương 'tử thần' lần lượt đoạt mạng những người sở hữu nó với nguyên nhân tử vong tương tự. Chiếc gương "tử thần" có khắc dòng chữ "Luis Alberto 1743" do thợ thủ công...