Sự thật gây sốc về xác ướp đầu khỉ mình cá
Kết quả nghiên cứu cho thấy một thực tế bàng hoàng về xác ướp được gọi là “cá khỉ”.
Mới đây người ta đã công bố kết quả quá trình nghiên cứu của viện bảo tàng Horniman thuộc Anh về nguồn gốc của “nàng tiên cá” vốn đã luôn là một ẩn số với mọi người trong một thời gian dài.
Từ bảo tàng Horniman cho tới nhiều nơi khác trên thế giới đã lưu giữ và bảo tồn nhiều xác ướp được gọi là “nàng tiên cá” có một hình thể kỳ lạ. Trong đó, “nàng tiên cá” của bảo tàng Horniman với tên gọi là “ monkey fish” (cá khỉ) cũng gây hiếu kỳ với rất nhiều người.
Cận cảnh phần đầu của “cá khỉ”
“Cá khỉ” của bảo tàng này được đưa tới từ Nhật Bản. Nó đã đưa mua lại từ một người Anh vào năm 1919. Từ năm 1982, bảo tàng này nhận được xác ướp của “cá khỉ” như một món quà quyên góp và từ đó tới nay đã được lưu giữ tại đây.
Những người bình thường cho rằng những “nàng tiên cá” như thế này (ám chỉ cá khỉ) là do các ngư dân của Đông Á hoặc Nhật Bản tạo nên. Những lính thủy trong quá khứ đã mua chúng về từ những rạp xiếc bởi sự tò mò hoặc vì coi đây là biểu tượng cho sự may mắn khi đi biển. Từ đó, nó đã được phổ biến ra toàn thế giới.
Hình ảnh “xác ướp cá khỉ” tại bảo tàng Horniman
Tuy nhiên, những nhà khoa học của đầu thế kỷ 20 đã bị sốc khi nhìn thấy “nàng tiên cá” có hình thù kỳ quái này. Đó là một thứ không thể lý giải nổi với chuẩn mực khoa học khi đó. Cũng có một số người nhận định đó là nàng tiên cá đã được xác ướp hóa.
Video đang HOT
Đầu là khỉ, thân là cá – Có thực sự là một “nàng tiên cá” biến dị?
Sau này, họ nghĩ rằng người ta đã khâu đầu của loài khỉ với phần thân của một con cá. Với lý do này mà người ta đặt cho nó biệt danh là cá khỉ. Theo nhóm nghiên cứu người Anh vào năm 2011, cuối cùng sự thật về loài cá khỉ được sáng tỏ, nó đã được làm ra từ giấy.
Xác ướp có hình thù kỳ quái, đầu khỉ mình cá với chiều dài 525mm, chiều cao 210mm và độ rộng 212mm. Nhóm nghiên cứu đã vận dụng những công nghệ tiên tiến để điều tra cấu tạo của loài cá khỉ này. Kết quả, họ đã nhận ra nó được làm từ giấy, lá cây, dây sắt, đất sét, các mẩu xương cá và chân gà. Không hề có một dấu vết nào của khỉ.
Hình ảnh chụp X-quang của cá khỉ
Nhờ vào những công nghệ hiện đại, cuối cùng các nhà khoa học đã phát hiện ra sự thật: xác ướp cá khỉ chỉ là đồ giả được làm từ giấy
Theo BĐVN
Những xác chết dị hợm của "nàng tiên cá"
Là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong những chuyện cổ tích của nhà văn nổi tiếng Đan Mạch- Andersen, nàng tiên cá đã đi vào tiềm thức bao nhiêu thế hệ bởi giọng ca trong vắt và một tâm hồn thánh thiện. Tưởng chừng đó chỉ là nhân vật trong câu chuyện cổ tích, nhưng những phát hiện về hóa thạch của sinh vật nửa cá nửa người gần đây lại đặt ra một câu hỏi: Liệu nàng tiên cá là có thật?
Trong khi truyền thuyết Hy Lạp ca tụng mỹ nhân ngư là những cô nàng nửa người nửa cá có sắc đẹp tuyệt thế và giọng hát mê hồn thì thực tế lại ghi nhận điều phũ phàng trái ngược: những sinh vật nhỏ thó, hình thù dị hợm và chưa bao giờ cất lên tiếng nói.
Lần đầu tiên người cá bước ra khỏi truyền thuyết hư ảo để hiện diện trước người trần mắt thịt là vào năm 1403. Nước lũ rút vội đã khiến cô mắc kẹt trên bờ biển Eton, Hà Lan, sau đó được 1 nhóm ngư dân tìm thấy. Theo cuốn sách "Speculum Mundi" xuất bản năm 1635 do đích thân Bộ trưởng nước Anh John Swan viết về sự kiện này, mỹ nhân ngư tỏ ra sớm hòa nhập với cuộc sống "trần gian", thích mặc quần áo đẹp, thích dạo chơi, nghe các quý bà tâm sự, nhưng tuyệt nhiên không bao giờ nàng hé môi trò chuyện nửa lời.
Năm 1738, nhật báo London đăng tải một tấm hình gây sốc: một mỹ nhân ngư nhỏ bé được phát hiện bên bờ biển Hebrides, bị ném đá tới chết do người ta tưởng nhầm là quái thai. Sau đó cô người cá xấu số được mai táng cẩn thận, và nếu có ai tỏ ý nghi ngờ thì bất kỳ người già hay con trẻ nào trong làng cũng sẵn sàng thề độc để chứng minh câu chuyện có thật 100%.
Vào năm 2006, các cư dân của vùng biển Đông nước Nga vừa phát hiện một xác chết của...nàng tiên cá! Câu truyện thần thoại về nàng tiên tóc vàng có giọng ca trong như pha lê cuối cùng đã được hé mở
Những dân chài đã thực sự ngỡ ngàng khi chứng kiến cảnh một xác người có đuôi giống cá chết, trôi dạt vào bãi biển. Các nhà khoa học ngay lập tức đã được mời đến khám nghiệm. Hiện tổ chức sinh vật lạ đại dương của Nga vẫn chưa có câu trả lời chính xác về nàng tiên cá này.
Mới đây, nhà động vật học người Mỹ Carles Banze đã cho đăng bài khảo luận "Cơ sở sinh học của người cá" trên tờ Limnology & Oceanology, một tạp chí khoa học rất có uy tín của Mỹ. Bài viết có đoạn: "Người cá, mỹ nhân ngư, những quái vật biển dạng người... xin gọi chung là người cá - trong các truyền thuyết và trong lời kể của các nhân chứng hay những hình ảnh do người xưa vẽ lại, chúng ta thấy người cá nói chung đều có hai mắt cùng nhìn về một hướng như người mà không phải nhìn về hai hướng ngược nhau như cá.
Bàn tay người cá có ngón cái chĩa ngang như người, thuận tiện cho việc cầm nắm công cụ lao động. Các miêu tả đều cho thấy người cá có đầu khá to so với thân hình nói chung, chứng tỏ bộ não khá phát triển. Phần thân dưới của người cá hầu hết đều có hình dạng bơi chèo có rẻ quạt ở đầu chót tương tự đuôi cá voi. Lớp vảy trên thân thực chất là lớp da dày hoá sừng trông xù xì giống như vảy cá...".
Giải thích về việc ngày nay người cá không còn hiện diện trong thiên nhiên, Banze tỏ ra hơi cực đoan khi cho rằng nguyên nhân là do sự phát triển của thế giới hiện đại gây ô nhiễm môi trường sinh thái và do sự đánh bắt thuỷ hải sản một cách vô độ đã khiến người cá tuyệt chủng.
Theo PLXH
Nóng hay lạnh MR 1: Ê mày, tay con gái lạnh hay nóng? MR 2: Nóng ran! MR 1: Sao tao nghe nói tay con gái mát lạnh? MR 2: Ừ, nhưng nắm xong, màng tang mày nóng ran! THÀNH NGHĨA (Trà Vinh) HOA KHÔI MR: Chỉ thiếu chút nữa bà đã là một hoa khôi! AD: Thiếu chút gì? MR: Thiếu chữ k! AD nghĩ...