Sự thật đằng sau màn lừa đảo ngoạn mục của cụ ông bán vé số ở Sài Gòn
Liên tục nói bị cướp vé số và đánh bể đầu suốt nhiều năm qua để cầu xin lòng thương hại và tiền bố thí của người dân, cụ ông quê ở Bình Dương đã bị bóc mẽ trò lừa đảo.
Câu chuyện về cụ ông bị giật vé số, té hay đánh bể đầu đã râm ran trên Facebook một thời gian. Cụ thể hơn, nhiều người ở Sài Gòn thấy cụ ông trông như bán vé số, tay cầm cuốn sổ dò, má.u me đầy người. Hỏi thăm thì cụ nói mới bị giật vé số và đánh bể đầu. Thương cảm cho hoàn cảnh của cụ ông, nhiều người dân cho tiền, thậm chí còn chở ông đi bệnh viện.
Bằng thủ đoạn lừa đảo này, cụ ông đã lừa biết bao nhiêu người và thu về rất nhiều tiền suốt bảy năm qua. Mới đây, trên mạng xã hội cũng chia sẻ lại hình ảnh cụ ông lừa đảo này để cảnh báo mọi người:
Chia sẻ có phần châm biếm của một cư dân mạng về cụ ông lừa đảo
Chân dung cụ ông lừa đảo mọi người
Nét gian xảo lộ trên khuôn mặt nhăn nheo của ông
Ức chế vì cụ ông lợi dụng lòng tốt để kiếm tiền quá lâu, anh Nguyễn Việt Sin – trưởng Đội hiệp sĩ TP.HCM đã đăng status lật tẩy trò lừa đảo này bằng giọng điệu hài hước: ‘ Hôm nay tôi sẽ kể cho các bạn nghe một câu chuyện rất chi là cảm động. Chuyện kể về người đàn ông phá 2 kỉ lục guinness của thế giới:
- Người đàn ông bị cướp vé số nhiều nhất thế giới.
- Người đàn ông bị bể đầu nhiều nhất thế giới.
Video đang HOT
Vâng! Thật tội nghiệp bác ấy, từ năm 2013 là bắt đầu bị cướp vé số té bể đầu. Kéo dài đến tận bây giờ vẫn còn bị cướp. Tôi vừa thấy bài đăng nên tiếp tục cảnh tỉnh cho bà con. Lão này ở Thủ Dầu Một Bình Dương, trước đây TP.HCM thuê nhà trọ các khu như Thủ Đức, quận 2, quận Gò Vấp để hành sự. Thủ đoạn củng khá tinh vi: Lão tự cạo một chớp tóc trên đầu của mình, mà ngay chổ đó có cái sẹo do bị bể đầu thật, sau đó đổ thuốc đỏ lên, tràn ra áo sơ mi trắng, nhìn cứ như là máu ấy.
Lão tìm mấy chổ vắng vẻ hoá trang rồi lao ra ngã 3, ngã 4 cầm cuốn sổ dò số rồi ngồi gào thét thãm thiết. Thấy già cả với lại má.u me, người ta bu vào giúp đỡ thì lão phô cái kịch bản: ‘Chú bị giật vé số, chú giằng co với tụi nó thì một thằng dùng cây đánh chú bể đầu, sau đó cướp hết vé số..
Bà con ồ ạt bu vào, người 50 ngàn, 30 ngàn. Người thì gọi taxi đưa vào bệnh viện. Đến cổng bệnh viện là lão tỉnh như sáo, không chịu vào đâu, ép lắm mới vào. Mà vào trong xong, phán một câu lão bị sida là mấy đứa đưa lão vào bỏ chạy hết. Xong, đồng bọn đến đón lão ra chổ khác lừa đảo tiếp. Các bạn có gặp thì cẩn thận nha. Đồng bọn của lão có 2-3 thằng đứng xung quanh. Mấy bạn mà phá chén cơm nó là nó đánh mấy bạn đó.’
Cụ ông tự đổ thuốc đỏ lên đầu, làm ướt áo sơ mi
Nếu nhìn qua thì ai cũng tưởng ông cụ đáng thương thật
Khi đưa vào bệnh viện thì ông cụ lại bình thường, không có vấn đề gì
Nhiều người đã từng là nạn nhân của cụ ông này. Có nhiều ý kiến thắc mắc tại sao ông không làm nghề khác mà lại đi lừa đảo: ‘ Chính vì những thành phần lừa đảo, lợi dụng lòng thương hại của người khác kiểu này mà bây giờ xã hội ngày càng nhiều người thờ ơ, lạnh nhạt khi thấy người hoạn nạn.‘ ‘ Đúng ông này vào cây xăng chỗ mình làm ở quận 6 đổ xăng. Hỏi sao máu. me nhiều thế thì nói bị đánh rồi cướp vé số. Đổ xong mình còn cho không lấy tiền. Hôm nay mới biết sự thật. Mất niềm tin!’ Bên cạnh đó cũng có nhiều người đề nghị cơ quan chức năng vào cuộc để xử lý cụ ông và đồng bọn.
Theo Baodatviet.vn
Đầu năm học, câu chuyện về bé gái bán vé số mù chữ trong con hẻm bình dân Sài Gòn khiến ai cũng xúc động
Nhìn lại thấy nhóc cầm cái bảng hồi nhỏ hay chơi, ghi miếng nhựa ở trên in xuống dưới, bút là 1 cái que cá viên. Thấy thương ghê
Người ta biết nhiều về Sài Gòn qua cái vẻ hào nhoáng hoàng hoa bề ngoài của các trung tâm thương mại và những tòa cao ốc chọc trời, với ánh đèn xa xỉ trong các khu phố Tây, phố Nhật.
Nhưng có mấy ai biết, giữa cái thành đô sực nồng hơi người, trộn với mùi kim khí từ bê tông và khói bụi thì đâu đó, có thể là ở góc nhỏ trong con hẻm ngoằn ngoèo của cái xóm lao động bình dân tận rìa thành phố, vẫn còn tồn tại bao nỗi bẽ bàng, cứ chực chờ bục vỡ ra qua mỗi câu chuyện buồn khi được ai đó chứng kiến và kể lại.
Và câu chuyện đi kèm tấm ảnh dưới đây cũng là một câu chuyện buồn như vậy. Nó chất chứa một câu hỏi vẫn còn đau đáu không có lời giải, về một nỗi bẽ bàng nằm rạt dưới chân phố thị, bị che khuất đi bởi ánh sáng thanh của đất Sài Gòn có hoa, có lệ này.
(Ảnh: Vinh Phùng. Nguồn: SaigonSoul Story)
SÀI GÒN ĐỘT NHIÊN BUỒN BÃ
Vừa chống xe cái kịch, bắt gặp nhóc nhỏ (nhóc này hay đi bán vé số trong hẻm nhà tui) đang đứng ghi ghi gì đó, chạy lại coi thì thấy đứng ghi số địa chỉ nhà đối diện. Thấy lạ nên hỏi:
- Ghi gì vậy nhỏ?
- Dạ... chữ...
- Ghi chi vậy? Muốn phá gì hả?
- Dạ hông, con mới được chú kia dạy chữ nên... tập ghi.
- Xạo, bán vé số không biết chữ lấy gì biết đài mà bán.
- Con bán có 1 đài à, má đưa sao bán vậy, con còn hổng biết số nữa mà chú *cười*.
- Vậy lúc người ta đưa tiền sao mà đếm?
- Tiền thì con biết đếm tại màu nó khác nhau!
Nhìn lại thấy nhóc cầm cái bảng hồi nhỏ hay chơi, ghi miếng nhựa ở trên in xuống dưới, bút là 1 cái que cá viên.
Thấy thương ghê, rút 10k ủng hộ tờ vé số, nhỏ bán xong lại đứng hí hoáy ghi tiếp. Viết xong mấy dòng này thấy tự nhiên thấy Sài Gòn buồn hiu. Sống trong xóm lao động chi cho nhiều cảm xúc vậy nè?
(Ảnh: Facebook)
Câu chuyện này, được một anh bạn có tên Vinh Phùng chia sẻ trên một trang fanpage mạng xã hội ngay lập tức đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng.
Và tất nhiên, câu chuyện giản dị nhưng được đặt trong bối cảnh giữa lòng Sài Gòn, ở một con hẻm lao động bình dân, nên đã tạo ra trong mình không ít ý nghĩa về cái gọi là hoa lệ rất riêng của vùng đất được mệnh danh là hiện đại bậc nhất phương Nam này.
Ai ai cũng cảm nhận được nỗi buồn sau khi đọc hết câu chuyện như chính cảm giác của tác giả và mãi day dứt một nỗi niềm khó tả khi tìm cách giải quyết một câu hỏi chung còn tồn đọng lại trong lòng mình: Làm sao để những đứa trẻ nghèo và mù chữ như bé gái kia có thể được đến trường, trong những ngày phần lớn trẻ em vừa đón ngày khai giảng?
Có lẽ, khi những đứa trẻ ấy thôi không còn mưu sinh nữa, thôi không còn phải dùng xiên que chả cá làm bút nữa, chúng ta sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi trên. Nhưng từ đây đến đó, phải mất bao lâu?
Theo Trí thức trẻ
Cốc trà sữa hấp dẫn đầy ắp trân châu đen nhưng hút mãi chẳng thấy, dân mạng ngã ngửa khi biết sự thật Nhìn sơ qua, những tưởng đây là một ly trà sữa gấp đôi trân châu vô cùng hấp dẫn. Nhưng khi trà đã gần chạm đáy ly, người uống mới phát hiện những chấm đen này chỉ là do người ta tiện tay dùng bút vẽ lên thôi! Từ lâu, trà sữa đã trở thành một trong những thứ quà được giới trẻ...