Sự thật chuyện Võ Tắc Thiên cướp cả giang sơn từ tay chồng
Võ Tắc Thiên được phác họa như một vị nữ hoàng chuyên quyền và độc đoán, nhưng có phải vì người chồng Đường Cao Tông quá yếu đuối, nhu nhược nên mới để giang sơn rơi vào tay hoàng hậu?
Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Đường Cao Tông (628 – 683), tự Lý Trị là vị hoàng đế thứ ba của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Ông trị vì tổng cộng 34 năm nhưng việc nước trong khoảng thời gian này phần lớn đều có sự can thiệp của hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
Đường Cao Tông trị vì đất nước sau giai đoạn hưng thịnh của Đường Thái Tông, đã kế thừa tương đối tốt đẹp, không phạm phải bất kỳ sai lầm nghiêm trọng nào.
Không hề yếu đuối, bất tài
Có luồng ý kiến cho rằng, hoàng đế Đường Cao Tông là người kém nổi bật nhất so với thân phụ Đường Thái Tông và hoàng hậu Võ Tắc Thiên.
Bởi ông là người đã gián tiếp để Võ Tắc Thiên trở thành nữ hoàng duy nhất trong lịch sử, đi ngược lại đạo lý truyền thống. Thậm chí có chuyện thêu dệt rằng Cao Tông lúc cuối đời cũng tìm thuốc trường sinh giống như Tần Thủy Hoàng năm xưa.
Nhưng liệu những quan niệm của người đời xưa về vị hoàng đế nhà Đường, người chồng của nữ hoàng Võ Tắc Thiên có chính xác?
Theo trang mạng Qulishi, mất mẹ từ nhỏ, Cao Tông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo huấn của vua cha. Trong lịch sử, việc Hoàng đế tự thân dạy dỗ thái tử là điều rất hiếm thấy. Thậm chí khi vua Đường Thái Tông bận bịu việc triều chính, ông còn để con trai đứng ngay bên cạnh.
Các sử gia ngày nay có cái nhìn khác về mối tình giữa Đường Cao Tông Lý Trị và Võ Tắc Thiên.
Theo cuốn Tân Đường Thư, năm 645, Đường Thái Tông đem quân tiến đánh nước Cao Câu Ly (Goguryeo). Tuy nhiên, Thái Tông khi đó lâm bệnh, cơ thể suy nhược lại còn bị thương do chiến trận nên nổi mụn nhọt khắp người.
Cao Tông khi ấy tới thỉnh an, đã không ngại ngần dùng miệng của mình hút mủ trên người Thái Tông, giúp cha vơi bớt đau đớn. Các sử gia sau này đều đánh giá rằng, đây là bằng chứng rõ nét cho tấm lòng hiếu thảo của thái tử.
Sau này, Thái Tông viết mười hai chương “Đế phạm” giao cho thái tử Lý Trị, dạy chuẩn tắc hành vi làm một hoàng đế tốt. Lý Trị đăng cơ năm 22 tuổi, kế thừa nguyện vọng và phong cách lãnh đạo của Thái Tông, lấy nhân đức trị thiên hạ, bốn biển thái bình.
Đối với hoàng hậu Võ Tắc Thiên, Đường Thái Tông đã bất chấp lời cảnh báo của các đại thần để đưa bà trở lại cung. Năm đó, Võ Tắc Thiên mới 28 tuổi còn Thái Tông 24 tuổi.
Theo các sử gia Trung Quốc hiện đại, Võ Tắc Thiên không hề dễ dàng thao túng hoàng đế như sử sách phác họa. Năm 662, Cao Tông suýt chút nữa đã nghe lời Tể tướng Thượng Quan Nghi phế truất bà, ngay đến cả chiếu thư phế truất hoàng hậu cũng đã soạn thảo xong.
May mắn cho Võ Tắc Thiên là một vị đại thần trong triều biết được nên đem chuyện đem nói với bà. Tân Đường Thư do tác giả Âu Dương Tu thời Bắc Tống chủ biên chép lại rằng, “Võ hoàng hậu tức tốc đến gặp Cao Tông kêu oan, khiến hoàng đế thay đổi quyết định”.
Giao giang sơn cho hoàng hậu
Video đang HOT
Khi mới lên nối ngôi năm 650, Đường Cao Tông đã nhanh chóng ổn định chính sựu, ra chiếu viết: “Trẫm vừa mới lên ngôi, triều chính có nhiều chỗ bất tiện, bá tánh cũng có lòng nghi ngờ, nhưng không thể nói lên được. Nay tuyên thứ sử các châu vào điện để hỏi tật khổ của dân chúng, mà đề ra đường lối cai trị”.
Võ Tắc Thiên ngồi bên cạnh vua Đường Cao Tông trong phim.
Những cuộc chiến tranh với các vương quốc láng giềng khi đó đều được Cao Tông dàn xếp một cách ổn thỏa. Bước ngoặt trong cuộc đời hoàng đế thứ ba của nhà Đường đến sau khi ông trị vì được khoảng 10 năm.
Năm 660, Cao Tông mắc bệnh phong hàn, không thể lo liệu chính sự. Bệnh này dường như là bệnh di truyền của hoàng tộc nhà Đường, bởi có đến 7 vị hoàng đế đều mắc bệnh.
Bệnh tình ngày càng nặng khiến Cao Tông choáng váng ù tai, mắt không nhìn thấy, đầu đau nhức đến mức như muốn nứt ra.
Bệnh nặng như vậy khiến cho Đường Cao Tông không còn có thể tự mình giải quyết chuyện triều chính. Ở thời điểm đó, quyền lực của một số đại thần nhà Đường ngày càng lớn mạnh, lấn án cả triều đình còn non trẻ dưới thời Cao Tông.
Nổi bật nhất trong số này là Trưởng Tôn Vô Kỵ, một đại công thần trong triều đại nhà Đường, người trải qua ba đời hoàng đế nhà Đường từ những ngày đầu lập quốc.
Bên cạnh đó, thái tử Lý Hoằng, con trai trưởng của Đường Cao Tông với Võ Tắc Thiên chỉ mới 8 tuổi, chưa đủ sức gánh vác việc nước. Trong tình thế như vậy, việc Cao Tông dần dần giao cả giang sơn cho hoàng hậu Võ Tắc Thiên quản lý là điều dễ hiểu.
Đường Cao Tông Lý Trị không phải là người yếu đuối, nhu nhược như lịch sử từng phác họa.
Lịch sử Trung Quốc cũng không thiếu các trường hợp hoàng hậu can thiệp triều chính cho đến khi thái tử đủ tuổi nối ngôi. Theo Qulishi, Cao Tông có thể đã không lường trước được việc Võ Tắc Thiên tự mình xưng đế, lập ra nhà Võ Chu. Nhưng theo lẽ thường, hoàng hậu nắm quyền bao lâu đi nữa rồi cũng phải nhường lại cho con trai, có lẽ chỉ là vấn đề bàn giao lúc còn sống hay đã chết.
Trên thực tế, Võ Tắc Thiên đến cuối đời vẫn phải nhường lại ngôi cho con trai của bà và chồng Đường Cao Tông. Còn việc tiếp tục triều đại nhà Võ Chu hay khôi phục nhà Đường đều do vị vua sau này quyết định.
Ngược lại, nếu để đại thần lạm quyền chiếm ngôi, khả năng nhà Đường sớm bị diệt vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Bản thân hoàng đế khai quốc của triều đại nhà Đường là Lý Uyên cũng từng là một đại thần trong nhà Tùy.
Vậy nên Đường Cao Tông có lý do để lo ngại đại thần chiếm ngôi, đặc biệt là người như Trưởng Tôn Vô Kỵ hơn là đề phòng Võ Tắc Thiên.
Đến khi qua đời, Võ Tắc Thiên để lại di chúc, mong muốn được chôn cất cùng chồng Đường Cao Tông. Điều này cho thấy tấm lòng của bà vẫn một mực hướng về người chồng đã khuất.
___________________
Bài viết xuất bản ngày 29.8 sẽ khai cuộc chinh phục bán đảo Triều Tiên lần đầu tiên của Trung Quốc dưới thời Võ Tắc Thiên.
Theo Danviet
Sự thật về quan hệ của Võ Tắc Thiên với vua nhà Đường
Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Quốc từng có quãng thời gian đầy khó khăn khi vào cung nhưng cuối cùng, bà vẫn có cách để bước lên đến đỉnh cao quyền lực.
Hình tượng Võ Tắc Thiên trong phim truyền hình Trung Quốc.
Võ Tắc Thiên sinh thời là con nhà họ Võ. Những năm Đại Nghiệp thời Tùy Dượng Đế, Đường Cao Tổ, khi ấy còn giữ tước Đường quốc công, từng nhiều lần thăm nhà họ Võ. Hai nhà được cho là có quan hệ thân thiết.
Khi nhà Đường thay thế nhà Tùy, nhà họ Võ được Đường Cao Tổ hậu đãi, ban cho bổng lộc, đất đai và nhiều châu báu. Cha bà là Võ Sĩ Hoạch được ban nhiều chức vị quan trọng, làm đến chức Đô đốc Kinh châu, Thượng thư bộ Công, tước Ứng quốc công.
Do được sinh trưởng trong một gia đình khá giả, từ nhỏ Võ Tắc Thiên không cần làm nhiều công việc. Bản thân bà cũng không thích may vá, thêu thùa và làm việc nhà, thay vào đó là đọc sách.
Cha bà lại cũng khuyến khích con gái học chữ và đọc nhiều sách, trái ngược với tư tưởng thời bấy giờ. Do đọc nhiều sách, bà có kiến thức uyên bác hơn nhiều phụ nữ đương thời, tinh thông về chính trị, văn học, nghi lễ và âm nhạc.
Không được Đường Thái Tông sủng ái
Ngày nay, nhiều người biết đến hình tượng Võ Tắc Thiên như một mỹ nữ không từ thủ đoạn để mê hoặc cả hai cha con hoàng đế nhà Đường.
Nhưng trên thực tế, các nhà sử học hiện đại cho rằng, Võ Tắc Thiên không được Đường Thái Tông (Lý Thế Dân) sủng ái. Võ Tắc Thiên thậm chí còn bị vị hoàng đế đời thứ 2 của nhà Đường cảnh giác, đề phòng.
Võ Tắc Thiên và Đường Thái Tông trong phim.
Sử sách chép lại, Năm 637, khi 14 tuổi, Võ Tắc Thiên được triệu vào cung, là một trong những mỹ nhân nổi bật nhất trong đợt tuyển mỹ nữ năm ấy. Tuy vậy, Võ Tắc Thiên chỉ được phong làm Tài nhân, cấp bậc thứ năm trong chín bậc thuộc hậu cung.
Theo sách Tư trị thông giám của sử gia Tư Mã Quang đời nhà Tống, Võ Tắc Thiên tuy có vài lần được ngự hạnh nhưng nhìn chung là không được hoàng đế Đường Thái Tông sủng ái. Bà chỉ có nhiệm vụ thay quần áo cho nhà vua hoặc thi thoảng đứng hầu trên đại điện, viết khẩu dụ thay hoàng đế.
Do đó, sử sách thời nhà Đường hầu như không có ghi chép về cuộc đời Võ Tắc Tiên trong quãng thời gian này.
10 năm vào cung, Võ Tắc Thiên không sinh được một người con nào với Đường Thái Tông.
Chiếu theo di mệnh của Tiên hoàng đế khi qua đời, Võ Tắc Thiên và tất cả các phi tần khác không sinh hạ được con phải cạo tóc, xuất gia làm ni cô, vào tu ở Cảm Nghiệp tự. Có lẽ trong thâm tâm, Võ Tắc Thiên vẫn mong một ngày được trở lại cung.
Mối nguy hại với nhà Đường
Theo trang mạng Qulishi, nguyên nhân hoàng đế Đường Thái Tông không sủng ái Võ Tắc Thiên là bởi bà tiềm ẩn mối nguy đối với nhà Đường.
Các nhà sử học hiện đại cho rằng, Võ Tắc Thiên sớm đã sở hữu tư chất nổi bật, vô cùng thông minh, không giống một phi tần của hoàng đế. Bà thấy Thái Tông rất thích thư pháp, liền dốc lòng nghiền ngẫm thư pháp, biết Hoàng đế thích thơ ca, cũng dành thời gian để dùi mài thơ phú.
Đường Thái Tông đến khi qua đời không tìm cách diệt trừ "mối hậu họa" Võ Tắc Thiên.
Bên cạnh đó, Võ Tắc Thiên từ sớm đã thể hiện tính cách mạnh mẽ, thậm chí có phần tàn bạo.
Năm xưa, Tây Vực cống nạp một con ngựa quý, tính tình ngang bướng, không ai có thể thuần phục. Nhưng Võ Tắc Thiên lại tự tin nói về cách thuần phục ngựa: "Trước hết lấy roi da đánh nó cho tới lúc da tróc thịt bong, nếu còn không nghe lời thì dùng búa sắt đập đầu, làm nó đau thấu tim phổi, còn không thuần phục được thì chi bằng dùng con dao kia cắt đứt yết hầu nó đi!"
Trang mạng Trung Quốc Qulishi dẫn nguồn tài liệu cổ ghi rằng, vào năm Trinh Quán thứ 22 (648), sao Thái Bạch chiếu lạ thường, hoàng đế Đường Thái Tông cảm thấy có điềm chẳng lành nên bí mật triệu Thái Sử lệnh Lý Thuần Phong bàn bạc.
Lý Thuần Phong là người quan quản thiên văn, lịch pháp trong triều, hơn nữa lại rất tinh thông phong thủy, có tài tiên đoán.
"Người làm loạn triều ta ở ngay bên cạnh mà bệ hạ không biết, 30 năm sau, người đó giết chết con cháu nhà Đường". Lý Thuần Phong nói. "Người này chỉ có cây thương không rơi thân, hai mắt mọc trên trời".
Đường Thái Tông hỏi: "Người này là văn quan hay võ tướng? Khanh hãy nói rõ cho trẫm biết, trẫm lập tức giết chết để trừ họa cho đất nước".
Phác họa hình ảnh hoàng đế Trung Quốc Đường Thái Tông.
Thuần Phong đáp: "Đây là Thiên ý, sức người có thể làm gì được? Người này hiện giờ đã ngoài 20 tuổi, nếu giờ giết chết đi, trời tất sẽ giáng họa nước ta".
Theo các nhà sử học hiện đại, lời này có thể nhắm vào Võ Tắc Thiên. Bởi tên thật của bà là Võ Chiếu, nhìn ký tự Trung Quốc có thể hiểu sang là "cây thương" và "hai mắt mọc trên trời".
Cũng có luận điểm khác cho rằng, vì Thái Tông sớm qua đời năm 50 tuổi, khi Võ Tắc Thiên mới 25 tuổi nên hoàng đế nhà Đường đã chủ quan, không có biện pháp đề phòng, phó mặc giang sơn cho thái tử.
Đó là lúc mà Võ Tắc Thiên chiếm được tình cảm của tân hoàng đế Đường Cao Tông, tự Lý Trị.
Năm 652, nhân ngày giỗ của Thái Tông, Cao Tông đến Cảm Nghiệp tự và tình cờ gặp lại bà. Võ Tắc Thiên lúc đó đã cạo đầu song nhan sắc vẫn diễm lệ, nói năng êm tai nên Cao Tông quyết đưa bà trở lại cung.
Cơ hội đến tay, Võ Tắc Thiên từng bước loại bỏ các đối thủ cạnh tranh, cuối cùng khiến Cao Tông quyết định phế Vương hoàng hậu để đưa bà lên thay thế.
______________________
Bài viết xuất bản ngày 28.8 đề cập về con người hoàng đế Trung Quốc Đường Cao Tông và mối quan hệ của ông với Võ Tắc Thiên.
Theo Danviet
3 tiêu chuẩn vàng để tuyển chọn "nam sủng" cho Võ Tắc Thiên Đàn ông muốn trở thành "nam sủng" của Võ Tắc Thiên phải hoàn hảo "cả vỏ lẫn ruột". Võ Tắc Thiên là người duy nhất lên ngôi hoàng đế, nghĩa là người phụ nữ duy nhất bước lên tới đỉnh cao của quyền lực thời phong kiến. Vì thế, việc chiêu nạp nam sủng của Võ Mị Nương cũng có chút khác biệt...