Sự thật bất ngờ về sức khỏe
Bạn hay nghe uống sữa ấm giúp ngủ ngon, không nên bơi sau khi ăn… và tin điều đó? Có phải bạn luôn luôn nghe…
Không nên bơi trong một giờ sau khi ăn
Sự thật: Sau khi ăn, máu chảy nhiều hơn đến hệ thống tiêu hóa và không gây tập trung vào các cơ bắp. Nhiều người nghĩ nếu bạn gắng sức bơi ngay sau khi ăn, việc thiếu máu sẽ làm cho bạn bị chuột rút và chết đuối. Tuy nhiên, điều đó sẽ không xảy ra. Có thể bạn có ít năng lượng hơn nên không thể bơi khỏe nhưng không hạn chế khả năng đứng nước hay vui chơi của bạn.
Ăn một quả táo mỗi ngày sẽ không bị bệnh
Sự thật: Ăn một quả nam việt quất mỗi ngày sẽ hiệu quả hơn. Nam việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống ô xy hóa và chất xơ, dễ dùng với ngũ cốc và sữa chua. Điều đó nói lên rằng ăn nhiều trái cây rất quan trọng, giúp ngăn ngừa nhiều bệnh mãn tính như tim mạch, cao huyết áp và tiểu đường.
Nam việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu chất chống ô xy hóa và chất xơ (nguôn anh: internet)
Đừng bỏ vỏ bánh mì do có nhiều vitamin
Sự thật: Một nghiên cứu của Đức năm 2000 khẳng định, quá trình nướng tạo ra một loại chất chống ô xy hóa trong vỏ bánh mì cao gấp 8 lần so với ruột. Vì thế, quan trọng là bạn dùng bánh làm từ bột mì vì chứa lượng dưỡng chất cao, ví dụ như chất xơ. Hãy chắc rằng trong danh sách thành phần bánh có ghi 100% bột mì, vì các loại bánh thông thường bị pha với nhiều bột trắng, ít chất xơ.
Hai mắt giao nhau nghĩa là bị tật
Sự thật: Chẳng có gì hại khi bạn cố ý để hai mắt giao nhau. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy con mình làm điều này rất nhiều lần mà không phải do bắt chước các nhân vật trong phim hoạt hình, có lẽ con bạn đã gặp vấn đề về thị lực.
Quá trình nướng tạo ra một loại chất chống ô xy hóa trong vỏ bánh mì cao gấp 8 lần so với ruột (nguôn anh: internet)
Ra ngoài trời với mái tóc còn ướt, bạn sẽ bị cảm lạnh
Sự thật: Theo một nghiên cứu, bạn cảm thấy lạnh nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các nhà nghiên cứu đã tiêm một loại vi rút cảm lạnh lên mũi của một nhóm tình nguyện. Nửa nhóm ở trong căn phòng ấm áp, nửa còn lại đã tắm và để cơ thể ướt sũng, đứng ngoài hành lang trong 30 phút. Sau đó họ mặc quần áo và đeo tất ướt trong vài giờ nữa. Nhóm bị ướt đã không bị cảm lạnh nhiều hơn so với nhóm kia.
Video đang HOT
Vì thế, nghiên cứu kết luận: Việc bạn cảm thấy lạnh không hề ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Ăn cá giúp bạn thông minh hơn
Sự thật: Điều này thực sự cần thiết cho trẻ ba hoặc bốn tuổi. Cá, đặc biệt như cá hồi chứa các acid béo omega-3, bao gồm DHA (Docosahexaenoic acid). DHA đặc biệt có lợi cho sự phát triển của bộ não, nhận thức và thị lực của trẻ trong hai năm đầu đời. Ngoài ra, DHA còn có trong quả bơ, óc chó và dầu hạt cải.
Ca chưa DHA, chât rât cân thiêt đê hô trơ phat triên tri nao (nguôn anh: internet)
Một nghiên cứu năm 2008 cho biết, việc trẻ bốn tuổi gia tăng vốn từ vựng và nhận thức là do dùng DHA bổ sung. Tuy thế, do cá (cá hồi, cá thu…) chứa nhiều acid béo có lợi nên bạn nên ăn cá 2-3 lần/tuần.
Kẹo cao su ở trong dạ dày suốt 7 năm
Sự thật: Như với hầu hết thực phẩm trẻ em nuốt phải, kẹo cao su sẽ theo chất lỏng đi qua đường ruột, ở đó vài ngày rồi bị thải ra ngoài bằng đường hậu môn. Mặc dù kẹo cao su không dễ bị nghiền nát trong hệ thống tiêu hóa, nhưng nó cũng không gây ra đau bụng.
Khi cảm lạnh, bạn nên ăn còn bị sốt thì không
Sự thật: Bạn nên ăn uống đầy đủ trong cả 2 trường hợp trên và chú ý uống nhiều hơn bình thường. Việc duy trì lượng nước là điều quan trọng nhất vì cơ thể bạn mất rất nhiều nước khi bị bệnh. Tuy thế, bạn không cần phải dùng đồ uống có chứa điện giải, trừ khi bạn đang bị mất nước do việc nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Sữa ấm sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn
Sự thật: Sữa chứa một lượng nhỏ tryptophan (tương tự acid amino trong thịt gà tây). “Nhưng bạn sẽ phải uống nhiều lít mới thấy nó hiệu quả như thuốc ngủ”, ông Michael Breus, nhà tâm lý học ở Scottsdale, Arizona, Mỹ, người chuyên trị về chứng rối loạn trong giấc ngủ, cho biết. “Hiệu quả nhất là chúng ta nên tạo thói quen đi ngủ”, ông nói. Nếu một ly sữa ấm là một phần của quá trình đó, nó có thể có tác dụng trấn an chứ không mang tính khoa học.
Uông sưa co tac dung trân an tinh thân (anh minh hoa)
Để khỏi nấc cụt, bạn phải bị làm cho giật mình
Sự thật: hầu hết các biện pháp khắc phục như uống nước, nín thở… chưa được y học chứng minh hiệu quả.
Tuy nhiên, bạn có thể thử mẹo này, có từ năm 1971 và công bố trên tờ The New England Journal of Medicine: Nuốt một thìa cà phê đường cát trắng. Theo nghiên cứu, mẹo này giúp chấm dứt nấc cụt ở 19 trong 20 bệnh nhân chịu khổ sở vì chứng nấc cụt.
(Theo Phong Cách)
5 thói quen "xấu" khi uống thuốc
Chúng ta thường hiểu "3 lần/ngày" là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ.
1. Uống thuốc cùng bữa ăn
Nhiều người chúng ta quan niệm uống thuốc "trước bữa ăn" là uống "trước khi ăn bữa chính", các món ăn vặt, hoa quả đều không tính đến. Thực ra, chỉ cần trong bụng có thức ăn đều có thể tính là "sau bữa ăn".
Theo quan niệm của thầy thuốc, uống thuốc "trước bữa ăn" hoặc lúc "bụng rỗng" là vì thức ăn trong dạ dày có thể gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ một số loại thuốc. Thông thường, uống thuốc "trước bữa ăn" là uống trước khi ăn 30 phút đến 1 tiếng.
Uống thuốc "sau bữa ăn" là vì một số loại thuốc có khả năng gây kích thích hệ thống tiêu hoá và thức ăn sẽ giúp giảm khả năng này, hoặc thành phần chất béo có trong thức ăn có thể đẩy nhanh quá trình hấp thụ thuốc.
Thời gian sử dụng thuốc trong ngày có thể là "1 lần/ngày", đến "3 lần/ngày". Chúng ta thường hiểu "3 lần/ngày" là uống thuốc cùng thời điểm với 3 bữa ăn chính. Thực ra, một ngày uống thuốc bao nhiêu lần, cách bao nhiêu tiếng uống một lần, đều được các thầy thuốc tính toán dựa trên quy luật biến đổi nồng độ thuốc trong máu của cơ thể trong 24 giờ. Do vậy, nếu uống thuốc "3 lần/ngày", nên cách 8 tiếng uống 1 lần; uống "2 lần/ngày" nên cách 12 tiếng uống 1 lần. Do thói quen nghỉ ngơi của mỗi người khác nhau, " 3 lần/ngày" có thể là 7h sáng, 2-3h chiều, và 10h tối; "2 lần 1 ngày" có thể là 7h sáng và 7h tối.
2. Tách đôi thuốc khi uống
Một số người chúng ta thấy viên thuốc quá to thì bẻ đôi hoặc hòa tan trong nước cho dễ uống. Thực tế, việc này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Một số loại thuốc cần phải tự hòa tan trong dung dịch dạ dày, giúp nồng độ thuốc trong cơ thể được ổn định để mang lại hiệu quả điều trị.
Tách đôi viên thuốc khi uống sẽ thúc đẩy quá trình hòa tan của thuốc, khiến nồng độ thuốc trong máu trong một thời gian ngắn tăng lên quá nhanh, dễ gây ra nguy hiểm; thậm chí rút ngắn thời gian thuốc có tác dụng, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.
Để biết loại thuốc nào có thể tách đôi khi sử dụng, tốt nhất bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Ngoài ra, bạn có thể kiểm tra phần thân viên thuốc. Thông thường các loại thuốc có thể tách đôi được, đều có vệt ngấn bên ngoài để có thể tách đôi chuẩn xác và dễ dàng.
3. Uống thuốc cùng sữa và nước hoa quả
Trẻ con khi uống thuốc thường sợ đắng nên bố mẹ hay dùng nước hoa quả hoặc sữa cho bé uống cùng thuốc, vừa làm giảm vị đắng, vừa bổ sung thêm nước và chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, nước hoa quả, sữa, sữa đậu nành...mặc dù đều là dung dịch, nhưng đều có thể gây phản ứng phụ với thuốc, làm giảm hiệu quả điều trị. Nghiên cứu cho thấy gần 50 loại thuốc có phản ứng phụ với nước hoa quả.
Lời khuyên của thầy thuốc: tốt nhất nên uống thuốc cùng nước ấm, để đảm bảo độ an toàn cũng như tác dụng điều trị.
4. Không kiêng trong ăn uống
Những gia vị thường ngày như dầu ăn, muối, đường...cũng có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc:
Khi đang bổ sung sắt, bạn nên ăn ít dầu mỡ, không ăn các thực phẩm chiên rán, bánh ngọt...bởi chất béo có trong các thực phẩm đó làm hạn chế khả năng tiết dịch vị của dạ dày, giảm khả năng hấp thụ sắt.
Khi uống thuốc giảm huyết áp, thuốc trợ tim, cấm kỵ dùng các thực phẩm có hàm lượng muối cao.
Khi dùng các thuốc hỗ trợ tiêu hoá, bảo vệ dạ dày, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Sử dụng thuốc nói chung, thông thường không được uống rượu, bởi rượu có thể làm trương mạch máu, có tác dụng gần giống thuốc hạ huyết áp, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.
5. Vừa nằm vừa uống thuốc
Không ít người chúng ta có thói quen nằm uống thuốc. Điều này dẫn đến việc một phần thuốc bị đọng lại, hoặc bám vào thành thực quản, không những gây ảnh hưởng đến việc hấp thụ thuốc, mà còn gây kích thích, làm viêm thực quản. Các bác sỹ lâm sàng thông qua chụp X quang kiểm tra, phát hiện các bệnh nhân nằm uống thuốc đa số chỉ uống một ít nước cùng với thuốc, nên gần 60% lượng thuốc không vào được dạ dày, bị bám lại trên thành thực quản. Ngược lại, những bệnh nhân uống thuốc cùng ít nhất 60-100 ml nước khi đứng, chỉ 5 giây sau thuốc đã vào được dạ dày.
Do đặc trưng hấp thụ của các loại thuốc, theo các thầy thuốc, tư thế chuẩn nhất khi uống thuốc vẫn là tư thế ngồi.
Theo Dantri
Đu đủ Thiên thần của các loại quả Vì những lợi ích vượt trội của nó với sức khỏe con người mà từ lâu, Christopher Columbus đã gọi đu đủ với các tên trìu mến "Thiên thần của các loại quả". Vài nét về đu đủ Ban đầu, đu đủ ban chỉ có ở miền nam Mexico và các nước lân cận. Sau đó, nó được trồng phổ biến ở hầu...