Sự thật bất ngờ về clip “thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết”
Thầy giáo trong clip “thầy tặng mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết” đang gây xôn xao mạng xã hội, trả lời Báo Người Lao Động về vụ việc.
Ngày 17-1, ông Lê Công Trinh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Krông Nô (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông), xác nhận trường đã nắm được thông tin trên mạng xã hội lan truyền clip 1 thầy giáo công tác tại trường đã “tặng” cho mỗi học sinh 1 triệu đồng để ăn Tết.
Thầy giáo phát tiề.n chế độ cho học sinh
Theo ông Trinh, trên mạng xã hội có nêu nội dung thầy giáo tại Đắk Nông đã dành tiề.n riêng để lì xì mỗi em 1 triệu đồng trước ngày về quê ăn Tết là không đúng sự thật.
Clip này do học sinh lớp 12 của trường đăng lên mạng xã hội để vui đùa, còn bản chất số tiề.n này là tiề.n truy lĩnh chế độ của các em học sinh trường dân tộc nội trú và thầy giáo phát lại cho các em.
Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Krông Nô lý giải theo quy định, tất cả học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng học bổng chính sách bằng 80% mức lương tối thiểu của nhà nước.
CLIP: Thầy giáo phát tiề.n cho sinh gây xôn xao mạng xã hội
“Vào tháng 7-2024, mức lương cơ sở có tăng. Mới đây, số tiề.n này mới được ngân sách bổ sung nên trường tiến hành phát tiề.n truy lĩnh cho các em. Một số giáo viên sẽ phát số tiề.n này trực tiếp cho phụ huynh trong buổi họp vào tuần sau, riêng lớp 12 thầy giáo có phát trước cho các em” – thầy Trinh nói.
Trước đó, trên các nền tảng mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh thầy giáo trên tay cầm một cọc tiề.n mệnh giá 500.000 đồng và phát cho mỗi học sinh 1 triệu đồng. Kèm theo clip là nội dung: Thầy giáo trường nội trú ở Đắk Nông lì xì mỗi học sinh 1 triệu đồng trước khi về quê ăn Tết.
“Toàn bộ đều là tiề.n của thầy dành riêng cho bọn nhỏ vì cái chữ mà phải xa nhà lâu ngày, tài chính thầy mạnh là một chuyện nhưng chuyện to lớn hơn cả là tình thương thầy dành cho mấy đứa, chẳng điều gì có thể đong đếm được” – nội dung được đăng tải trên TikTok.
Thầy Nguyễn Văn Lợi (chủ nhiệm lớp 12, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS và THPT huyện Krông Nô) xác nhận thầy là nhân vật chính trong đoạn clip đang nổi trên mạng xã hội.
Thầy Lợi cho biết tiề.n truy lĩnh chế độ của học sinh lớp 12 khoảng 2 triệu đồng và thầy có phát trước mỗi học sinh 1 triệu để sắm Tết, số còn lại sẽ phát cho phụ huynh trong buổi họp sắp tới.
“Tôi không biết các em đã quay clip, đăng lên mạng xã hội cho đến sáng nay mới thấy rất nhiều người gọi điện hỏi. Riêng em học sinh đăng lên mạng xã hội cũng nhắn tin xin lỗi tôi vì em chỉ muốn đăng lên cho vui, có kỷ niệm thời học sinh nhưng không ngờ clip lại lan truyền nhanh chóng như vậy. Tôi cũng nhẹ nhàng nói học sinh rút kinh nghiệm, không nên đăng clip có thông tin không chính xác lên mạng xã hội, tránh bị suy diễn” – thầy Lợi thông tin
Bức ảnh chụp cậu bé đứng ăn một mình ngoài lớp học gây bão MXH: Áp lực cuộc sống sinh ra những đứ.a tr.ẻ hiểu chuyện đến đau lòng
Bức ảnh này làm dấy lên câu chuyện ý nghĩa về tình yêu và trách nhiệm.
Mới đây, netizen Trung Quốc thi nhau lan truyền bức ảnh chụp một na.m sin.h. Theo đó, cậu bé có dáng người không cao lắm, đứng bên ngoài lớp học lủi thủi ăn uống. Dù không biết lý do vì sao cậu bé lại phải ăn vội ăn vàng như thế, nhưng khi nhìn lướt qua, nhiều người không khỏi xót .
Được biết, bức ảnh này thực tế được chụp vào ngày 8/11/2021. Vào thời điểm đó, Phó hiệu trưởng Phan Hiểu Tình của Trường Thực nghiệm Cao Tân, Hàng Châu (Trung Quốc) - chủ nhân bài đăng, đã đăng bức ảnh này kèm dòng trạng thái trên mạng xã hội:
"Cậu bé cùng mẹ đến lớp trông buổi tự học tối, giờ này vẫn chưa ăn tối, đang đứng trước cửa lớp vừa ăn đồ ăn ship đến vừa nhồm nhoàm từng miếng lớn. Không nhõng nhẽo, không phàn nàn, con của các thầy cô chúng tôi thật tuyệt vời".
Bức ảnh cậu bé ăn ở ngoài lớp học gây bão.
Cậu bé trong bức ảnh tên Đồng Đồng - học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Thực nghiệm Tân Giang (Trung Quốc). Mẹ của cậu là cô Trần Thải Hồng, tổ trưởng môn Văn - Xã hội của Trường Thực nghiệm Cao Tân.
Chiều hôm đó, lúc 17h30, Đồng Đồng tan học, cô Trần Thải Hồng đón con đến trường, dự định hai mẹ con sẽ ăn tối ở nhà ăn trường. Nhưng do đã muộn, nhà ăn không còn nhiều món, nên cô đã gọi đồ ăn ngoài cho con.
Lúc 17h50, đến giờ tự học buổi tối của Trường Thực nghiệm Cao Tân, cô Trần phải vào lớp để quản lý học sinh, đồng thời giải đáp thắc mắc cho các em. Sau khi ăn vội một chiếc hamburger, cô sắp xếp cho Đồng Đồng ngồi ngoài lớp, dặn cậu ăn xong rồi tự vào lớp đọc sách và học bài.
Nhiệt độ ngoài trời rất thấp, Đồng Đồng mất khoảng 20 phút để ăn, khoai tây chiên đã nguội ngắt, nhưng cậu bé vẫn ngoan ngoãn ăn hết. Sau đó, cậu tự thu dọn rác, đi vào cuối lớp, và bắt đầu học bài.
Đến 20h30 tối, buổi tự học kết thúc, Đồng Đồng cùng mẹ "tan ca", về đến nhà đã hơn 21h tối. Nhìn gương mặt say ngủ của con trai, cô Trần Thải Hồng cảm thấy trong lòng trào dâng nhiều cảm xúc.
"Đây có lẽ là vấn đề chung của nhiều gia đình có cả bố lẫn mẹ đều bận rộn đi làm, không thể chăm sóc con cái một cách chu đáo", cô chia sẻ.
Cũng theo lời cô Trần, chồng cô thường bận rộn, công ty lại ở xa, nên việc đón con phần lớn do cô đảm nhiệm. Dù nhà có ông bà có thể giúp đỡ, nhưng vì trường cách nhà hơn 20 phút đi đường, cô không yên tâm để người lớn tuổ.i đi lại quá nhiều, nên cô cố gắng tự lo liệu nhiều hơn. Sau khi thực hiện chính sách "giảm gánh nặng học tập", cô Trần đảm nhiệm thêm việc quản lý tự học buổi tối một lần mỗi tuần. Mỗi khi đến ngày đó, hai mẹ con lại cùng nhau "làm ca tối" ở trường.
Đồng Đồng là một cậu bé ngoan, hiểu chuyện.
Do cô phụ trách lớp 9 - năm học đang chịu nhiều áp lực vì kỳ thi chuyển cấp nên khối lượng công việc của cô rất lớn. Dẫu vậy, Đồng Đồng rất hiểu chuyện: "Thằng bé rất ngoan, biết mẹ phải làm việc nên rất hiểu chuyện. Mỗi tuần một lần, hai mẹ con tôi ăn tối ở nhà ăn trường, sau đó quay lại lớp học: tôi quản lý học sinh, còn con tự chăm sóc bản thân".
Cô Trần cảm thấy rất an ủi vì con trai rất biết điều. Trước đó, khi trường phát bánh ngọt, cậu bé không ăn mà để dành cho mẹ: " Thằng bé nói để mẹ ăn ít trong những buổi làm tối".
Cô Trần Thải Hồng cũng chia sẻ rằng, hôm đó có một giáo viên chủ nhiệm khác cũng mang con đến trường để làm ca tối. Đứ.a tr.ẻ vẫn đang học mẫu giáo, thậm chí còn nhỏ hơn cả Đồng Đồng.
Hiệu phó Phan cho biết, khi nhìn thấy những đứ.a tr.ẻ nhỏ ở trường cùng mẹ, nhiều phụ huynh cảm thấy rất xúc động.
Câu chuyện trên không chỉ là lát cắt cảm động về cuộc sống hiện đại mà còn nhắc nhở chúng ta về ý nghĩa sâu sắc của sự đồng hành và chia sẻ trong gia đình. Những hy sinh thầm lặng của cha mẹ và sự hiểu chuyện của con cái không chỉ thể hiện tình yêu thương mà còn là động lực giúp vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Dẫu bận rộn với công việc, việc dành thời gian cho con, dù chỉ là khoảnh khắc nhỏ, cũng có thể tạo nên những giá trị bền vững và gắn kết tình thân.
Đây là trường THPT tư thục ở Hà Nội có nhiều cựu học sinh đỗ Harvard nhất Cựu học sinh của trường hiện có 1 Thạc sĩ và 1 Tiến sĩ Harvard. Đại học Harvard là ngôi trường mơ ước của học sinh, sinh viên mọi nơi trên thế giới. Trong nhiều năm qua, ngôi trường này đã đào tạo nên nhân tài ở nhiều lĩnh vực, từ chính trị đến kinh doanh, nghệ thuật, khoa học công nghệ,... Những...