Sự thật bất ngờ ở mặt sau tấm biển tên nổi tiếng tại trụ sở Facebook
Hiếm người biết ở mặt sau biển tên Facebook tại trụ sở mạng xã hội này lại có tên một công ty khác.
Có thể bạn chưa biết, trụ sở chính của Facebook tại Palo Alto, California từng thuôc về Sun Microsystems. Sun Microsystems bị Orcale thâu tóm vào năm 2009.
Vì địa điểm và thời gian hạn chế, các công ty công nghệ Mỹ ở Silicon Valley thường không xây trụ sở mới mà mua lại các văn phòng cũ. Ở trường hợp của Facebook, công ty này mua lại văn phòng của Sun Microsystems.
Khi Facebook chuyển tới văn phòng mới, Mark Zuckerberg không thay thế tấm biển lớn đề tên công ty Sun Microsystems. Thay vào đó, anh quay ngược nó và đề tên Facebook lên phía trước. Dĩ nhiên, quyết định này của ông chủ Facebook không hề liên quan đến vấn đề anh muốn tiết kiệm chi phí, sự thật đằng sau nó có thể khiến bạn bất ngờ.
Tấm biển tên nổi tiếng ở trụ sở của Facebook. Ảnh: Yahoo
Trong một bài phỏng vấn với TIME, Mark Zuckerberg từng nói rằng logo Sun Microsystems trên tấm biển này là một cách để nhắc nhở và tạo động lực cho nhân viên của Facebook. Nó cho thấy hậu quả của việc khi bạn đang ở trên đỉnh vinh quang nhưng vẫn có thể thất bại vì không chịu sáng tại.
Ít người biết rằng phía sau tấm biển tên vẫn là logo của Sun Microsystems.
Ở thời điểm hiện tại, Facebook vẫn là mạng xã hội lớn và thành công nhất trên thế giới. Theo báo cáo hoạt động kinh doanh của Facebook hồi cuối tháng 7, số lượng người dùng hàng ngày của mạng xã hội vẫn tăng trưởng 12% so với cùng kì năm ngoái, chạm mốc 1,79 tỉ người. Nếu tính số lượng người dùng hàng tháng trên tất cả các ứng dụng mà Facebook sở hữu, con số đã lên tới 3,14 tỉ người.
Mặc dù tình hình kinh doanh của Facebook phất lên trong đại dịch, tăng trưởng có nó vẫn chậm hơn đáng kể so với các ông lớn công nghệ khác. Trong khi doanh thu của Facebook tăng 11% so với cùng kì năm ngoái, chạm mốc 18,69 tỉ USD. Con số này có Amazon là 89 tỉ USD (tăng 40%).
Sự thật bất ngờ đằng sau loạt vlog của nữ YouTuber Hàn Quốc thu nhập 4 tỷ/tháng
Mới đây, nữ YouTuber xinh đẹp người Hàn Eat with Boki () lại tiếp tục bị cộng đồng mạng soi ra bằng chứng chỉ giả vờ ăn để quay video.
Đầu tháng 8 vừa qua, cư dân mạng thế giới vô cùng bất ngờ khi Moon Bokhee - nữ Mukkbang YouTuber (vừa ăn vừa trò chuyện trực tuyến với khả giả) nổi tiếng với kênh YouTube Eat with Boki có 4,3 triệu người theo dõi, bị cáo buộc lừa dối người xem.
Nữ YouTuber Hàn Quốc Eat with Boki có 4,3 triệu người theo dõi từng khiến nhiều fan hâm mộ bất ngờ khi bị cáo buộc lừa dối người xem.
Eat with Boki đã bị tố chỉnh sửa các video của mình để bớt lượng thức ăn.
Theo đó, một số cư dân mạng Trung Quốc đã bất ngờ 'soi' ra những chi tiết cho thấy có vẻ Eat with Boki đã chỉnh sửa các video của mình để bớt lượng thức ăn.
Một cư dân mạng chỉ ra rằng, trong nhiều video ăn uống, YouTuber Mukbang Boki đã dùng tay làm ám hiệu (chỉ ngón trỏ lên) để đánh dấu vị trí cần cắt ghép, biên tập lại, sau đó thì bỏ bớt thức ăn ra.
Boki được cho là đã dùng tay làm ám hiệu (chỉ ngón trỏ lên) để đánh dấu vị trí cần cắt ghép, biên tập lại, sau đó thì bỏ bớt thức ăn ra.
Cứ sau mỗi lần nữ YouTuber làm động tác chỉ tay, lượng thức ăn trong đoạn video sẽ có sự thay đổi.
Phát hiện này khiến cộng đồng mạng vô cùng tức giận vì hành động vừa lừa dối người xem, vừa làm lãng phí thức ăn của nữ YouTuber.
Những tưởng sự việc đã tạm lắng xuống thì mới đây, nữ YouTuber xinh đẹp người Hàn lại tiếp tục bị cộng đồng mạng soi ra bằng chứng chỉ giả vờ ăn để quay video.
Cụ thể, một cư dân mạng Hàn Quốc đã phát hiện Eat with Boki đã cố tình nhả bỏ thức ăn trong một video ăn pizza và pasta được đăng tải hôm 23/7/2019.
Một cư dân mạng Hàn Quốc đã phát hiện Eat with Boki cố tình nhả bỏ thức ăn trong một video ăn pizza và pasta được đăng tải hôm 23/7/2019.
Theo netizen này, do cảm thấy một phân đoạn trong video mà nữ YouTuber đăng tải chứa tình tiết bất hợp lý nên người này giảm tốc độ video xuống còn 0,25, cũng từ đây người này đã phát hiện Eat with Boki có hành động như 'nhả' thức ăn ra khỏi miệng.
Phát hiện mới đây này càng khiến hình ảnh của Eat with Boki sụt giảm trầm trọng trong lòng các fan hâm mộ. Thậm chí, nhiều người xem đã lên tiếng đòi tẩy chay kênh YouTube của nữ YouTuber.
Eat with Boki là một trong năm YouTuber ẩm thực có thu nhập khủng nhất tại Hàn Quốc chỉ nhờ các video ăn uống.
Theo thống kê của diễn đàn Pann của Hàn Quốc, thu nhập ước tính của Eat with Boki là 215,2 triệu won/tháng (khoảng 4,2 tỉ đồng).
Được biết, Eat with Boki là một trong năm YouTuber ẩm thực có thu nhập khủng nhất tại Hàn Quốc chỉ nhờ các video ăn uống, theo số liệu thống kê mà diễn đàn Pann đưa ra.
Nữ YouTuber này chốt hạ danh sách top 5 với thu nhập 215,2 triệu won/tháng (khoảng 4,2 tỉ đồng). Trong khi đó, người đứng vị trí đầu là chủ nhân kênh Dona () với mức thu nhập 2,846 tỉ won (hơn 55 tỉ đồng).
Eat with Boki có lượng fan hâm mộ đông đảo nhờ sở hữu nhan sắc xinh đẹp.
Nữ YouTuber thường thực hiện các vlog trò chuyện thân thiết với người xem của mình, vì thế lượt đăng ký kênh cứ ngày một tăng.
Trên các tài khoản mạng xã hội, Eat with Boki cũng thu hút đông đảo người theo dõi.
Trong các video của mình, Eat with Boki không chỉ thu hút người xem bởi nhan sắc ngọt ngào mà còn khiến nhiều người nể phục bởi có thể 'chén' lượng lớn thức ăn mà ngay cả cánh thanh niên nhiều khi còn không làm được.
Ngoài những vlog ăn uống thả ga, nữ YouTuber này còn thực hiện các vlog trò chuyện thân thiết với người xem của mình, vì thế lượt đăng ký kênh cứ ngày một tăng.
Bill Gates: 'Tin giả lan nhanh hơn sự thật trên mạng xã hội' Bill Gates, đồng sáng lập Microsoft, cho rằng những thông tin sai lệch có xu hướng được chia sẻ nhiều hơn, lan truyền nhanh hơn trên các mạng xã hội. "Khi mọi người có cơ hội giao tiếp, bạn phải đối mặt với thực tế là có những nội dung không đúng một cách hiển nhiên, nhưng lại rất kích thích, có thể...