Sự sụp đổ của Hanjin và hệ lụy

Theo dõi VGT trên

Hanjin (HJS) của Hàn Quốc, từ chỗ là một trong những người khổng lồ của ngành vận tải biển thế giới, giờ đây đã trở thành tấm gương về thất bại để những hãng tàu khác phải soi vào.

Đầu năm 2013, hãng tàu HJS đứng đầu bảng xếp hạng Dịch vụ vận chuyển tin cậy (Container Service Reliability) trong quí 4-2012 của hãng tư vấn Drewry, vượt qua tên t.uổi quen thuộc ở vị trí này là Maersk. Nhưng cũng năm 2013, hãng hàng không Korean Air đã mua 15,4% cổ phần của HJS để cải thiện thanh khoản cho người anh em (Korean Air và HJS đều trực thuộc tập đoàn Hanjin). Khi đó, người Hàn Quốc đã hy vọng rằng những cố gắng nâng cao chất lượng dịch vụ của HJS và sự hỗ trợ từ tập đoàn mẹ sẽ là đòn bẩy giúp hãng tàu container lớn nhất Hàn Quốc vượt qua thời điểm khó khăn của thị trường vận tải toàn cầu.

Sự sụp đổ của Hanjin và hệ lụy - Hình 1

Sự sụp đổ của Hanjin đã gây tác động tiêu cực lên chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

Nhưng tình hình đã không được cải thiện. Ngày 31-8-2016, H.JS đã nộp đơn xin thụ lý tài sản tại Tòa án trung tâm quận Seoul, bước đi đưa hãng tàu đến gần sự phá sản. Trước đó, ngày 30-8-2016, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) – đại diện các chủ nợ của HJS – đã thông báo sẽ không tiếp tục hỗ trợ cho hãng tàu này. KDB nhận định rằng “việc bơm thêm t.iền cho HJS chẳng khác nào đổ nước vào bình vỡ”. Đến ngày 2-9-2016, bài xã luận trên nhật báo có ảnh hưởng của Hàn Quốc là JoongAng Ilbo, đã lạnh lùng bình luận, “ngành vận tải nên nhận ra rằng những ông lớn trong ngành có thể sụp đổ. Bất kể quy mô lớn đến đâu, một doanh nghiệp không còn khả năng cạnh tranh có thể bị đào thải”.

sao Hanjin sụp đổ?

Sự sụp đổ của HJS có nguyên nhân khách quan và chủ quan. giai đoạn rất khó khăn. Cước vận chuyển đang rất thấp, theo trang Pulse, nếu như cước vận chuyển từ châu Á sang châu u đạt 2.500 đô la Mỹ/TEU(1) vào năm 2010, thì đầu năm nay chỉ ở mức 250 đô la Mỹ/ TEU. Để tiết kiệm chi phí, các hãng tàu lớn như Maersk, MSC, CMACGM, UASC sử dụng nhiều hơn các loại tàu có sức chở lớn (trên 18.000 TEU), điều này dẫn đến tình trạng thừa sức chở. HJS có sức cạnh tranh kém hơn các hãng khác khi chỉ có tàu 13.000 TEU. Bên cạnh đó, thương mại toàn cầu tăng trưởng khá phập phù, còn kinh tế Trung Quốc thì tăng trưởng chậm hơn hẳn trong những năm qua.

Mặt khác, trong khi các đối thủ cạnh tranh của HJS như Maersk, OOCL… đã mua tàu ở mức giá phải chăng, thì HJS lại đặt hàng đóng mới lúc giá tàu đang lên và thời điểm đó là hậu khủng hoảng tài chính châu Á 1998 nên HJS phải chịu chi phí tài chính cao. Korea Times còn cho biết, đối với các tàu thuê, mặc dù trong thời gian qua phí thuê tàu đã giảm mạnh so với thời cao điểm nhưng các hãng tàu Hàn Quốc vẫn phải trả phí thuê cao do họ đã ký các hợp đồng thuê tàu dài hạn.

Ngành vận tải biển nên nhận ra rằng những ông lớn trong ngành có thể sụp đổ. Bất kể quy mô lớn đến đầu, một doanh nghiệp không còn khả năng cạnh tranh có thể bị đào thải.

Để có thể tiếp tục hoạt động, trong những tháng qua, H.JS đã có những nỗ lực nhất định để cải thiện tính thanh khoản. HJS đã đạt được thỏa thuận với nhiều chủ tàu, như Seaspan, để điều chỉnh giảm giá thuê. Và một số ngân hàng quốc tế, trong đó có Credit Argicole, đã bày tỏ sự đồng thuận cho HJS được hoãn nghĩa vụ trả các khoản vay để mua tàu. Hai nội dung trên có thể làm giảm áp lực trả các khoản nợ ngắn hạn lên đến gần 2 tỉ đô la Mỹ của HJS, H.JS cũng đã tích cực bán các tài sản như tàu, cổ phần tại các cảng, các khoản đầu tư, thậm chí cả văn phòng tại London và Tokyo để cải thiện thanh khoản (trong đó, H.JS đã bán 21,3% vốn đầu tư tại cảng quốc tế Tân Cảng – Cái Mép (TCIT) cho Hanjin Transportation để thu về gần 21 triệu đô la Mỹ).

Tuy nhiên nợ của HJS là quá lớn. Tính đến ngày 30-6-2016, con số này là 5,37 tỉ đô la Mỹ.

HJS không phải là hãng tàu container đầu tiên đối diện với nguy cơ bị xóa sổ kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008. Nội trong năm 2013, đã có ba hãng tàu container lớn phải thanh lý tài sản và chấm dứt hoạt động là Hainan POS, STX Pan Ocean và Grand China Shipping. Tuy nhiên, tổng sức chở của cả ba hãng tàu trên cũng chỉ bằng khoảng một phần ba sức chở của HJS. Do đó, sự sụp đổ của hãng tàu container lớn thứ ba châu Á chắc chắn sẽ để lại những tác động không nhỏ.

Tác động

Quyết định ngày 31-8-2016 như vừa nói trên của HJS đã gây ra tác động tiêu cực lên chuỗi cung ứng trên toàn thế giới.

Cùng ngày, các con tàu được HJS vận hành rơi vào tình trạng bơ vơ do nhiều cảng trên thế giới từ chối tiếp nhận tàu vào làm hàng vì quan ngại vấn đề thanh toán phí dịch vụ. Thuyền trưởng các tàu HJS cũng được yêu cầu chạy chậm lại hoặc dừng trên biển để phòng ngừa nguy cơ bị giữ lại khi đến cảng, trong đó có tàu Hanjin Chennai dự kiến cập cảng Cát Lái ngày 1-9-2016 nhưng đã hủy lịch. Hệ quả, hàng hóa trên các con tàu này (bao gồm một lượng lớn hàng để phục vụ cho sản xuất và tiêu thụ cho dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh) bị kẹt lại, không đến được các nhà máy và cửa hàng. Điều đáng nói là hàng hóa của các hãng tàu cùng là thành viên trong liên minh CKYHE) với Hanjin hay các hãng khác mua chỗ trên tàu của HJS nằm trên những con tàu này đã bị vạ lây. Các container hàng dự định xuất khẩu hay trung chuyển trên các tàu này cũng phải thay đổi kế hoạch.

Đối với các thương hiệu hàng đầu Hàn Quốc, tình hình còn nghiêm trọng hơn. Với truyền thống sử dụng dịch vụ từ các công ty “đồng hương”, các nhà sản xuất Hàn Quốc luôn ưu tiên sử dụng dịch vụ của các hãng tàu Hàn Quốc, trong đó HJS và Hyundai Merchant Marine (HMM) là hai hãng phổ biến nhất.

Video đang HOT

Trong năm 2015, H.JS đảm nhận vận chuyển 18,1% lượng hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang Bắc Mỹ, trong đó Samsung Electronics xuất khẩu 40% sản phẩm gia dụng theo tàu của HJS, con số này của Nexen Tire và LG Electronics tương ứng là 25% và 20%. Nguy cơ phá sản của HJS làm các nhà xuất khẩu Hàn Quốc lo ngại do các đơn hàng xuất khẩu qua hãng này bị đình trệ, hàng hóa bị trễ lịch và nguy cơ bị kiện cao từ phía người mua hàng.

Ngày 2-9-2016, Tòa án trung tâm quận Seoul đã chấp thuận yêu cầu bảo hộ của HJS, qua đó đưa ra mốc thời gian ngày 25-11-2016 là hạn chót để HJS trình bản kế hoạch hồi của mình. Tuy nhiên, với việc khách hàng đang quay lưng, còn Liên minh CKHYE đã khai trừ tư cách thành viên của HJS, thì việc HJS trở lại sẽ rất khó khăn.

Trong thời điểm này, H.JS đang thực hiện các biện pháp để tránh các chủ nợ giữ tàu của mình tại các cảng. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã có những động thái để giảm các tác động tiêu cực: các cảng ở Hàn Quốc như Incheon, Busan đã tiếp nhận làm hàng tàu của HJS sau khi chính quyền cảng ở đây đảm bảo thanh toán dịch vụ cho các nhà thầu; hãng tàu HMM sẽ điều động thêm ít nhất 13 tàu trên các tuyến đi châu u và Bắc Mỹ để giúp hàng hóa được tiếp tục luân chuyển.

Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn

Hanjin đã bị “c.hơi x.ỏ” khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu

Một số chuyên gia nhận định hài hước rằng những con quái thú khổng lồ trên biển mà Maersk tạo ra như Triple E hoạt động "quá tốt", chúng không chỉ nghiền nát những đối thủ yếu hơn như Hanjin mà còn sắp đ.ánh chìm cả chính Maersk Line

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 1

Vụ tập đoàn vận tải biển lớn thứ 7 thế giới Hanjin phá sản được nhiều chuyên gia nhận định là do Ngân hàng phát triển Hàn Quốc (KDB), chủ nợ lớn nhất của công ty, ngừng cho vay thêm. Tuy nhiên, sự thật là ngành công nghiệp tàu biển của Hàn Quốc đã gặp khó khăn rất nhiều trong những năm gần đây do thương mại giảm sút.

Đặc biệt hơn, rất có thể việc Hanjin phá sản là do tác động cố ý của những ông lớn trong ngành như Maersk Line nhằm kiếm thêm thị phần.

Ngành vận tải biển đang dư thừa 30% công suất

Việc Hanjin phá sản cho thấy rõ ràng rằng thế giới không cần những con tàu chở hàng khổng lồ, thậm chí với tình trạng suy giảm thương mại trên toàn cầu hiện nay thì người tiêu dùng còn cần ít tàu chở hàng hơn trước.

Rất nhiều công ty đã bị sốc trước thông tin Hanjin phá sản và nhiều bến cảng không chấp nhận cho tàu chở hàng của hãng được neo đậu hay dỡ hàng. Nhiều doanh nghiệp đang phải đứng ngồi không yên khi kỳ mua sắm cuối năm đến gần và họ có thể thua lỗ lớn nếu chậm giao hàng.

Dẫu vậy, vụ việc của Hanjin đã đ.ánh lên hồi chuông cảnh tỉnh một lần nữa về sự suy thoái của ngành hàng hải kể từ sau vụ phá sản của United States Lines vào năm 1986.

Ngành hàng hải hay những ngành công nghiệp mang tính chu kỳ khác như khai khoáng thường mắc những sai lầm tương tự. Họ đầu tư mạnh khi thị trường gần lên mức đỉnh của chu kỳ nhằm cố gắng đ.ánh bại đối thủ cạnh tranh.

Sau đó, sự suy thoái của toàn ngành đến trước đà cung ngày một tăng khiến giá cả đi xuống và hậu quả là những kẻ yếu hơn phải rời bỏ cuộc chơi. Trong trường hợp trên, Hanjin rõ ràng là kẻ yếu hơn.

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 2

Ngành vận tải biển chưa bao giờ trải qua những cuộc khủng hoảng nặng nề và kéo dài quá mức như hiện nay. Kể từ năm 1956, ngành công nghiệp này chưa bao giờ ngừng tăng trưởng cho đến cuộc khủng hoảng hiện nay.

Công nghệ kỹ thuật phát triển, thương mại bùng nổ, kinh tế tăng trưởng... nhiều yếu tố đã thúc đẩy đà phát triển của ngành vận tải biển trong nhiều năm. Cũng có những lúc ngành vận tải biển gặp khó khăn, nhưng chỉ kéo dài trong khoảng 1-2 năm và chính phủ cũng như các chủ nợ luôn đứng sau hỗ trợ ngành này. Hệ quả là những công ty hoạt động yếu kém vẫn có thể tồn tại cho đến ngày nay.

Có lẽ, chính những khối tài sản khổng lồ là các con tàu vận tải cũng như "bộ mặt" của một quốc gia khiến chính phủ và các ngân hàng sẵn sàng cho các doanh nghiệp này vay t.iền mà không nhìn nhận được thực tế của thị trường.

Ngoài yếu tố suy giảm thương mại giao dịch hàng hóa, việc toàn cầu hóa bị chững lại trước làn sóng bài Trung Quốc, k.hủng b.ố, Brexit hay những căng thẳng chính trị giữa Nga và Mỹ, tình hình biến động tại Biển Đông... khiến hoạt động giao thương cũng bị ảnh hưởng nặng nề.

Thậm chí, việc các ứng cử viên Tổng thống Mỹ như Hillary Clinton và Donald Trump đều phản đối các hiệp định thương mại tự do gây bất lợi cho một số tầng lớp ở nước này cũng gây nên những lo ngại cho ngành vận tải biển.

Tuy nhiên, có lẽ yếu tố khiến ngành vận tải biển bị ảnh hưởng nhiều nhất là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các công ty về kích cỡ tàu. Trong 20 năm qua, kích cỡ bình quân của các tàu chở hàng đã tăng 90% và tổng khối lượng chuyên chở khả dụng của tất cả các đội tàu trên thế giới năm 2015 đã cao gấp 4 lần so với năm 2000.

Nghiên cứu của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD cho thấy ngành đóng tàu đã bùng nổ mạnh mẽ kể từ năm 2007 nhưng điều này hoàn toàn không dựa trên tình hình thực tế của nhu cầu vận chuyển mà chỉ đơn thuần nhờ vào các đơn hàng của công ty vận tải.

Ví dụ như chiếc tàu siêu lớn Triple E của hãng vận tải biển lớn nhất thế giới Maersk cho ra mắt vào năm 2013. Chiếc tàu này có gia 190 triệu USD và có thể mang theo 18.000 container hàng hóa cỡ 20ft. Tuy nhiên, hãng Maersk còn có tham vọng đóng những chiếc tàu chở hàng to hơn mà không tính đến năng suất và hiệu quả thực sự của những con tàu này.

Chi phí mua lớn, giá cả bảo trì lớn, tốn t.iền nhiên liệu, neo đậu, dỡ hàng, bảo hiểm....hàng loạt những vấn đề phát sinh nhưng các công ty vận tải duy trì quan điểm rằng họ sẽ thu hồi lại được vốn.

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 3

Bên cạnh việc tiếp tục đóng những con tàu khổng lồ, số lượng các tàu vận tải biển đi vào hoạt động cũng ngày một nhiều hơn. Thông thường, các tàu chở hàng có thời gian biểu hoạt động rõ ràng và mỗi đợt nhận hàng cách nhau khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, hãng Maersk bất ngờ ra mắt dịch vụ nhận đơn hàng hàng ngày (Daily Maersk) cho các chuyến đi từ Trung Quốc đến Bắc Âu vào năm 2011 nhờ ưu thế có đội tàu đông đảo.

Trớ trêu thay, Maersk đã phải giảm hoạt động của dịch vụ này vào năm 2015 do nhu cầu không cao.

Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, các hãng vận tải biển có một vài năm kinh doanh có lợi nhuận. Hệ quả là họ tăng cường vay nợ để mua thêm tàu, khiến lượng cung ngày một thừa. Đến hiện tại, khi thương mại giảm sút và nhiếu yếu tố khiến cầu vận tải biển đi xuống, nguồn cung trong ngành đã vượt 30% so với thức tế.

Theo lý thuyết, hãng Maersk và những ông lớn khác trong ngành vận tải biển như Mediterranean Shipping hay CMA CGM sẽ được hưởng lợi từ vụ Hanjin phá sản. Nếu những công ty có nguồn lực yếu kém hơn rời cuộc chơi, nguồn cung trên thị trường sẽ giảm và khiến các ông lớn còn lại chiếm thêm thị phần.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chính việc Maersk đóng những con tàu khổng lồ khiến tình trạng thừa cung tăng trong ngành vận tải biển đã đẩy những công ty yếu hơn như Hanjin vào tình trạng phá sản.

Dẫu vậy, có lẽ nước đi này của Maersk là một bước cờ sai khi công ty đang làm ăn bết bát từ đầu năm đến nay. Thậm chí tổng công ty mẹ, hãng AP Moller Maersk đã phải cách chức Tổng giám đốc của Maersk Line vào tháng 6/2016.

Ông Soren Skou, CEO mới của Maersk Line đang lên kế hoạch tái cấu trúc lại doanh nghiệp.

Một số chuyên gia nhận định hài hước rằng những con quái thú khổng lồ trên biển mà Maersk tạo ra như Triple E hoạt động "quá tốt", chúng không chỉ nghiền nát những đối thủ yếu hơn như Hanjin mà còn sắp đ.ánh chìm cả chính Maersk Line.

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 4

Niềm tự hào Hàn Quốc sụp đổ

Hàn Quốc là 1 trong 3 quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển nhất thế giới và là một trong những niềm tự hào của nước này. Tuy nhiên, sự suy giảm nhu cầu đang khiến mảng công nghiệp này điêu đứng.

Những hãng đóng tàu lớn như Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering, Huyndai Heavy Industries, Samsung Heavy Industries đã cai trị ngành đóng tàu Hàn Quốc trong nhiều thập niên, nhưng giờ đây những ông lớn này đang phải lao đao vì suy thoái, nợ nần và lượng đơn đặt hàng ngày một ít.

Ngành đóng tàu cũng như vận tải biển đóng vai trò khá quan trọng trong nền kinh tế Hàn Quốc và đây là lý do các ngân hàng quốc doanh như KDB bơm hàng tỷ USD tín dụng cho các ông lớn trong ngành. Tuy nhiên, động thái này chỉ khiến nợ của các công ty ngày càng phình to hơn.

Hiện ngành đóng tàu Hàn Quốc đang gặp phải cạnh tranh ác liệt từ đối thủ Trung Quốc với những con tàu giá rẻ. Cả 3 ông lớn trong ngành này đã lỗ ròng 4,9 tỷ USD năm 2015 sau khi đã lỗ 2,5 tỷ USD năm 2014.

Trong khi các hãng đóng tàu Trung Quốc đã chiếm gần 50% số đơn đặt hàng mới thì Hàn Quốc chỉ chiếm 7,4% còn Nhật bản là 5,7%.

Tháng 6/2016, chính quyền Seoul đã phải bơm 9,5 tỷ USD dưới dạng vay ưu đãi cho 3 tập đoàn lớn, trong khi các công ty này cũng phải bán 7,3 tỷ USD tài sản để có t.iền kinh doanh.

Chính phủ Hàn Quốc cũng dự báo ngành đóng tàu nước này sẽ giảm 30% công suất và 30% lực lượng lao động vào năm 2018.

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 5

Thay đổi giá cổ phiếu của 3 ông lớn ngành đóng tàu Hàn Quốc và chỉ số Kospi trong 5 năm qua (%)

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 6

Lượng đặt hàng đống tàu mới đang giảm trong 2 năm qua

Hanjin đã bị c.hơi x.ỏ khi phá sản, nhưng kẻ chủ mưu cũng chẳng khá hơn bao nhiêu - Hình 7

Giá đóng tàu chở hàng đang giảm mạnh kể từ sau khủng hoảng 2008 (triệu USD)

Theo CafeBiz

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Canada hạn chế sinh viên và người lao động nước ngoài
08:47:00 19/09/2024
Châu Âu dồn lực đối phó với đợt mưa lũ "trăm năm có một"
06:20:29 18/09/2024
Đơn vị chiến tranh mạng tối mật của Israel
14:28:41 19/09/2024
Tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp ở Campuchia
20:19:18 18/09/2024
Bầu cử Mỹ: Bà Harris chưa đẩy lùi được lợi thế về điều hành kinh tế của ông Trump
08:01:37 18/09/2024
Le Figaro: Phương Tây đang xem xét lại lập trường về xung đột Ukraine
21:01:54 18/09/2024
Máy bay quay đầu vì gặp sự cố áp suất khiến hành khách đau tai
08:36:08 19/09/2024
Trở thành nữ sát thủ vì theo chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến
06:11:34 18/09/2024

Tin đang nóng

"Bà trùm thẩm mỹ viện" Mailisa ủng hộ thêm 7 tỷ đồng cho đồng bào vùng lũ lụt, chồng đại gia Hoàng Kim Khánh: Nếu thiếu t.iền làm từ thiện cứ bán cả siêu xe
17:46:19 19/09/2024
Mẹ ruột Kasim Hoàng Vũ: "Kasim giờ đang đ.au đ.ớn lắm, không nói được, nấu xong vào ôm mặt vì đau"
20:23:58 19/09/2024
'Bám vào áo anh, em với con còn sống, anh mới làm lại được'
18:41:08 19/09/2024
HOT: Huỳnh Hiểu Minh công khai bạn gái, hàng nghìn người liền v.ạch t.rần bộ mặt "tâm cơ" của nàng hot girl
19:39:09 19/09/2024
B.ị t.ố "chặt chém" đoàn từ thiện, nhà hàng cho biết đã "giảm giá 30%"
17:42:24 19/09/2024
Vụ Vạn Thịnh Phát: Đồng phạm của bà Trương Mỹ Lan không còn giữ được bình tĩnh
20:33:26 19/09/2024
Trịnh Sảng tuyệt vọng
19:41:48 19/09/2024
5 phim Hoa ngữ không có tệ nhất chỉ có tệ hơn: Số 1 nhận bão tẩy chay vì phá nát nguyên tác
20:03:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Nghĩa tình của người Việt tại Hong Kong và Macau (Trung Quốc) gửi về đồng bào vùng lũ

20:04:33 19/09/2024
Mặc dù sống xa Tổ quốc, bà con người Việt tại Hong Kong và Macau luôn phát huy tinh thần yêu nước, giữ gìn truyền thống văn hóa và hướng về cội nguồn, có nhiều đóng góp xây dựng quê hương và đất nước.

Thủ tướng Liban tuyên bố đất nước đang trong trạng thái chiến tranh

20:01:51 19/09/2024
"Liban đang trong trạng thái chiến tranh với Israel. Cuộc chiến này bắt đầu cách đây khoảng 11 tháng và đang ảnh hưởng đến người dân của chúng tôi ở phía nam, nơi nhà cửa của họ đang bị phá hủy", ông Mikati nhấn mạnh.

Dịch cúm mùa lan rộng tại Nga

19:59:02 19/09/2024
Đây là loại virus thường gây bệnh cảm lạnh thông thường và viêm đường hô hấp trên, trong điều kiện thích hợp virus Rhino có thể phát triển mạnh, gây bệnh viêm phổi.

Bốn địa phương trồng ngũ cốc của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lớn

19:56:39 19/09/2024
Như vậy, đây là địa phương sản xuất ngũ cốc thứ 4 của Nga ban bố tình trạng khẩn cấp do mưa lũ, sau các tỉnh Tomsk, Novosibirsk và Kemerovo.

Người Việt chung tay cứu trợ lũ lụt tại CH Séc

19:54:22 19/09/2024
Đoàn công tác đã đến 3 vùng bị thiệt hại nặng trong trận lũ vừa qua của CH Séc gồm Opava, Krnov và Jesenik, đều là những địa phương có người Việt sinh sống.

Myanmar: 268 người t.hiệt m.ạng do lũ lụt

19:47:48 19/09/2024
Trước tình hình khẩn cấp này, chính quyền Myanmar đã kêu gọi sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế. Ngày 18/9, một tàu hải quân Ấn Độ đã cập cảng Yangon để cung cấp viện trợ bao gồm thực phẩm, thuốc men và vật dụng thiết yếu.

Các nền kinh tế châu Á trước thách thức tái thiết khi bão chồng bão

19:45:39 19/09/2024
Khi những tàn dư của bão Yagi còn chưa được khắc phục hoàn toàn châu Á lại phải hứng chịu thêm một cơn bão khác. Sáng 16/9, bão Bebinca đã đổ bộ vào Thượng Hải (Trung Quốc) với cường độ bão cấp 1.

Sri Lanka đóng cửa trường học để chuẩn bị cho bầu cử Tổng thống

19:42:44 19/09/2024
Ông Wickremesinghe khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện chương trình thắt lưng buộc bụng nếu đắc cử và cảnh báo rằng mọi chính sách chệch hướng so với yêu cầu của IMF sẽ dẫn đến nhiều rắc rối hơn.

Mỹ điều thêm quân tới đảo Alaska cách Nga chưa đầy 500 km

19:40:52 19/09/2024
Tuy nhiên, theo NORAD, số lượng các chuyến bay từ Nga vào vùng Alaska dao động hàng năm. Trung bình là 6-7 lần/năm. Năm ngoái, 26 máy bay Nga đã bay trong khu vực Alaska và tính đến thời điểm hiện tại trong năm nay đã có 25 chiếc.

Đức tạm dừng xuất khẩu vũ khí sang Israel do các thách thức pháp lý

19:38:02 19/09/2024
Bộ Kinh tế Đức hiện chưa đưa ra bình luận về thông tin trên. Trong khi đó, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit cho biết hiện không có bất cứ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí nào của Đức đối với Israel.

Trí tuệ nhân tạo: Meta và Spotify đề nghị EU nhất quán quy định về AI

19:32:17 19/09/2024
Ngoài soạn thảo các quy tắc về bảo vệ dữ liệu, EU đã trở thành liên minh khu vực đầu tiên soạn thảo luật định quan trọng nhằm ngăn chặn việc lạm dụng công nghệ, đó là Đạo luật AI có hiệu lực vào đầu năm nay.

Động lực khiến ngày càng nhiều quốc gia triển khai ETA

19:28:43 19/09/2024
Ông Aaron Wong, nhà sáng lập trang web du lịch The MileLion, cho biết ETA là một dạng sàng lọc trước với các du khách miễn thị thực. Theo ông Wong, ETA khác với visa bởi dành cho những trường hợp lưu trú ngắn hạn.

Có thể bạn quan tâm

Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"

Sao việt

23:17:24 19/09/2024
Phan Như Thảo chia sẻ bí quyết vun đắp hôn nhân hạnh phúc bên chồng đại gia hơn 26 t.uổi. Cựu người mẫu khẳng định cô không xin t.iền chồng và luôn được ông xã chiều chuộng.

Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"

Sao châu á

23:12:20 19/09/2024
Thông báo kết hôn bất ngờ của Ngô Cẩn Ngôn và người đồng nghiệp kém cô 2 t.uổi Hồng Nghiêu đang đẩy mỹ nhân của Diên hi công lược vào cuộc khủng hoảng lớn trong sự nghiệp.

Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản

Sao thể thao

23:04:30 19/09/2024
Sáng ngày 19/9, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng một số thành viên của CLB bóng đá Hà Nội có mặt tại xã Nam Phương Tiến thuộc huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

'Buổi tập nào có ca sĩ Anh Tú, các nhạc công nữ tự nhiên đi rất đúng giờ'

Nhạc việt

23:00:30 19/09/2024
Nhạc sĩ Đức Trí nói vui mời ca sĩ Anh Tú tham gia liveshow vì nhiều người thích, buổi nào có anh các cô nhạc công tự nhiên đi rất đúng giờ .

Lo sợ lở núi trong đêm, Quảng Trị di dời khẩn cấp hơn 80 hộ dân

Tin nổi bật

22:55:43 19/09/2024
Ảnh hưởng hoàn lưu bão số 4 kèm mưa lớn, nhiều khu vực miền núi ở Quảng Trị có nguy cơ xảy ra sạt lở. Lực lượng chức năng kịp thời di dời hàng chục hộ dân đến vùng an toàn.

Hé lộ bí mật sau cái tát của "nữ hoàng rating", phim "Cám" có gì mà gây bão mạng?

Hậu trường phim

22:50:58 19/09/2024
Cám là dự án phim điện ảnh kinh dị gây chú ý nhất của màn ảnh Việt tháng 9. Sau buổi họp báo công chiếu, nhiều khán giả đã dành lời khen cho bộ phim.

'Cô gái siêu gầy' 22 t.uổi gây chia rẽ TikTok

Netizen

22:36:18 19/09/2024
Liv Schmidt (Mỹ) gây ra cuộc tranh luận trên MXH khi tung hô các phương pháp giảm cân dù không phải là chuyên gia qua đào tạo.

1 mỹ nhân ôm mộng gả vào hào môn, ai ngờ bị v.ạch t.rần gia thế giàu có chỉ là "phông bạt"

Phim việt

22:32:20 19/09/2024
Chủ đề phim Việt ngày càng độc đáo và mới lạ khi mang đến câu chuyện dở khóc dở cười ở đó một cô gái phông bạt thì vẫn chưa đủ, cả một gia đình chọn sống phông bạt thì lại là câu chuyện đáng nói.

Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"

Phim châu á

22:29:16 19/09/2024
Khán giả cho rằng với sự tiến bộ của Trần Triết Viễn, cộng thêm ngoại hình của anh, nam diễn viên xứng đáng được các nhà sản xuất phim tin tưởng, đầu tư.

Kho ảnh nhạy cảm của Gigi Hadid, Kim Kardashian... bị thất lạc

Sao âu mỹ

21:48:43 19/09/2024
Trang Page Six đưa tin nỗi lo lắng lan rộng khi kho ảnh nhạy cảm của hầu hết người mẫu áo tắm nổi tiếng thế giới, từng chụp ảnh đồ bơi cho Sports Illustrated Swimsuit Issue đã bị thất lạc.

Người phụ nữ đi cấp cứu 4 lần vì chiếc đệm

Sức khỏe

21:34:05 19/09/2024
Đệm mút hoạt tính được đ.ánh giá cao, đặc biệt tốt cho những người bị đau lưng, đau khớp. Nhìn chung, các sản phẩm được bán ra đều tuân thủ những tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng và môi trường.