Sự quyến rũ từ vị ngọt thanh khiết bánh Baumkuchen Nhật Bản
Baumkuchen là một loại bánh ngọt độc đáo được khai sinh từ nước Đức nhưng lại thành danh ở xứ sở hoa anh đào Nhật Bản.
Món bánh ngọt được xem là biểu trưng cho sự thịnh vượng, viên mãn và thường được sử dụng trong những dịp quan trọng như lễ cưới để chúc phúc đôi uyên ương cũng như món quà cảm ơn các vị khách.
Nếu có dịp du lịch Nhật Bản, ngoài dạo quanh ngắm nhìn cảnh sắc tuyệt đẹp thì bạn đừng quên thưởng thức món bánh ngọt Baumkuchen nổi tiếng. Món bánh ngọt này trong tiếng Đức có nghĩa là “bánh cây”, với dáng hình tròn được tạo thành từ nhiều lớp mỏng, Baumkuchen khiến người ta liên tưởng đến một thân cây cắt ngang.
Món bánh ngọt độc đáo này được hình thành từ 15 – 20 lớp bột. Tuy nhiên, trên thực tế bánh có thể có nhiều lớp hơn thế khi quá trình phết bột – nướng bánh – rồi lại phết bột liên tục được lặp đi lặp lại. Một chiếc bánh Baumkuchen ngon cần phải có vẻ ngoài bắt mắt và hương vị tinh tế, mang đến cho người thưởng thức trải nghiệm ẩm thực độc đáo.
Sự quyến rũ của món bánh ngọt này bắt nguồn từ màu sắc, độ dày và dĩ nhiên phải kể đến cả hương vị. Bánh không nên có màu sắc quá đậm và các vòng tròn đồng tâm cần có độ dày ngang nhau. Muốn làm được điều đó thì người đầu bếp phải thật sự khéo léo và kỳ công.
Video đang HOT
Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được độ dai ở lớp vỏ nhưng bên trong lại mềm mại, ngọt ngào như bánh bông lan và tan ngay trong miệng, đọng lại dư vị ngọt mát khó cưỡng. Ở Nhật Bản, Baumkuchen là món quà phổ biến mà các cặp đôi tặng lại khách mời sau đám cưới, vì hình dạng giống như chiếc nhẫn của chúng.
Ban đầu, Baumkuchen tại Nhật mang tên “bánh kim tự tháp” vì được cắt từ chiếc bánh tròn thành nhiều miếng nhỏ có hình dạng gần giống hình chóp. Vào những năm 1960, cái tên “bánh kim tự tháp” đã không còn được sử dụng nữa, thay vào đó, chiếc bánh được biết đến với cái tên nguyên bản là “Baumkuchen” và ngày càng được nhiều người yêu thích.
Các vị du khách khi ghé chân đến Nhật Bản đều muốn được thưởng thức món bánh ngọt ngào mang ý nghĩa thịnh vượng, tốt đẹp từ đất nước này. Và chắc chắn những gì hành trình mang lại khiến bất cứ ai cũng đều có dấu ấn sâu đậm.
Người Nhật ăn gì trong lễ Vu Lan?
Ở Nhật Bản, lễ Vu Lan được gọi là Obon thường tổ chức trong khoảng 13-16/8 hoặc tháng 7 Âm lịch. Người dân xứ mặt trời mọc ăn takoyaki, futomaki hay maki sushi trong suốt lễ hội.
Thời gian diễn ra Obon, lễ hội mùa hè, là thời điểm đặc biệt trong năm ở Nhật Bản. Xứ sở mặt trời mọc đột nhiên trở nên tĩnh lặng, những chuyến tàu vắng người, trung tâm thương mại im ắng. Người Nhật trang hoàng những con đường bằng đèn lồng nhằm chào đón linh hồn tổ tiên trở về với gia đình. Họ cầu nguyện và bày tỏ lòng thành kính đối với công lao của những người đi trước. Ảnh: Visit Minato City.
Mỗi khu vực lại tổ chức lễ hội Obon vào thời điểm khác nhau. Ở hầu hết vùng miền Nhật Bản, Obon thường diễn ra từ ngày 13-16/8. Tại một số nơi ở Tokyo và Okinawa, ngày lễ này được tổ chức vào giữa tháng 7 Âm lịch. Ảnh: This Little Adventurer.
Obon là dịp để các gia đình đoàn tụ, thăm mộ và bày tỏ lòng kính trọng với tổ tiên. Dịp này, các gia đình thường quây quần thưởng thức món ăn truyền thống. Takoyaki được ưa chuộng suốt lễ hội. Những viên bánh tròn xoe được làm từ thịt bạch tuộc, bột mì, rắc cá ngừ khô, rong biển khô và rưới nước sốt hấp dẫn. Ảnh: Favy.
Futomaki, hay maki sushi, được dịch theo nghĩa đen là cuộn sushi dày hoặc béo. Đây là món truyền thống Nhật Bản với nhân là củ cải trắng khô, dưa chuột, cải bó xôi và trứng. Các thành phần được gói trong cơm sushi và rong biển. Ảnh: The Spruce Eats.
Khác hẳn với dạng sushi cuốn thường thấy, Chirashi được đựng trong tô khá độc đáo. Chirashi sushi gồm 2 phần là cơm và sushi đi kèm. Người ta cho hẳn phần cơm vào một tô to rồi cho thêm rượu, gia vị mirin và hạt vừng vào. Sau đó, nguyên liệu như cá ngừ, sò điệp, cá hồi, cua, tôm, trứng cá, trứng rán, rong biển... được xếp lên trên cùng. Ảnh: Un Gato en la Cocina.
Yakisoba là một món mì áp chảo phổ biến của xứ hoa anh đào. Mì được nấu kèm thịt gà hoặc thịt bò và các loại rau như bắp cải, cần tây và cà rốt. Phủ lên trên món ăn là rong biển khô. Với những nguyên liệu sẵn có, bạn cũng có thể tự chế biến món ăn ngon mà đơn giản này tại nhà. Ảnh: Yano.
Là món ăn đường phố rẻ bậc nhất Nhật Bản, Mitarashi Dango được làm từ bột gạo sau đó nướng trên than củi. Nó có hình dạng giống những viên bánh trôi nhỏ. Khi chín, người ta sẽ xiên từ 3-5 viên vào một que tre rồi rưới một lớp nước tương ngọt lên trên và thưởng thức. Ảnh: NHK
Nhật Bản có những món bánh ngọt gây ấn tượng với người ăn nhờ độ đẹp mắt và sự cầu kì, tinh tế như những tác phẩm nghệ thuật. Đá bào phủ đậu đỏ và trang trí bằng sữa đặc có đường, siro trà xanh ngọt ngào là món ăn tráng miệng thường thấy trong dịp lễ Vu Lan Nhật Bản. Ảnh: Japanese Cooking 101.
Cá ngừ bào sợi: Lạ kỳ món ăn cứng như gỗ Một món ăn cứng như gỗ liệu có gì hấp dẫn thực khách? Lạ kỳ là vậy nhưng tại Nhật Bản, cá ngừ bào sợi lại được ưa thích, sử dụng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn của nền ẩm thực xứ hoa anh đào. Katsuobushi hay còn được gọi là cá ngừ bào sợi đặc biệt hấp dẫn, được sử dụng...