Sự phục hồi của các đồng tiền mới nổi
Bất chấp việc nền kinh tế đang chịu tác động mạnh bởi đại dịch coronavirus, song các đồng tiền của các thị trường mới nổi được dự báo sẽ tiếp tục tăng giá nhẹ trong những tháng tới trong bối cảnh đồng USD suy yếu, kết quả một cuộc khảo sát mới đây của Reuters cho biết.
Các đồng tiền mới nổi được dự báo sẽ tiếp tục tăng nhẹ. Nguồn: internet
Từ mức đỉnh đạt được vào đầu năm, chỉ số tiền tệ của các thị trường mới nổi đã giảm hơn 7% rơi xuống mức thấp nhất trong năm 2020 vào cuối tháng 3.
Tuy nhiên kể từ đó, chỉ số này đã phục hồi 4% khi niềm tin vào đồng USD bị suy yếu do mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng căng thẳng, trong khi nền kinh tế Trung Quốc – vốn chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số này – đã phục hồi mạnh mẽ và sớm hơn nhiều so với những quốc gia khác vẫn đang bị đại dịch coronavirus hoành hành.
Theo đó, đồng rand của Nam Phi, đồng rúp của Nga, nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng real của Brazil và đồng rupee của Ấn Độ đã lần lượt phục hồi hơn 10%, 11%, 3%, 11% và 3% so với đồng USD từ mức đáy trong tháng 3.
Video đang HOT
Kết quả cuộc khảo sát của Reuters được thực hiện từ 31/7 đến 5/8 cho thấy, hầu hết các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng mức tăng gần đây của chúng, tăng trung bình khoảng 3% trong 12 tháng. Thế nhưng phần lớn các đồng tiền này chưa thể lấy lại những tổn thất do coronavirus gây ra trong năm 2020.
“Mặc dù định giá (các đồng tiền mới nổi) vẫn còn rẻ, song chúng tôi nghĩ rằng sự cân bằng rủi ro trong ngắn hạn có thể ít hỗ trợ cho lập trường tăng giá”, Ioana Zamfir – chiến lược gia tại Morgan Stanley lưu ý và nói thêm rằng, hầu hết những yếu tố hỗ trợ cho các đồng tiền mới nổi đã được phản ánh vào giá. “Một số trong những yếu tố này bao gồm USD suy yếu, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng trước cuộc bầu cử ở Mỹ, các trường hợp lây nhiễm mới Covid-19 tại các nền kinh tế mới nổi vẫn gia tăng và có khả năng xảy ra đợt bùng phát mới vào mùa thu”, chiến lược gia này cho biết.
Hơn 80% (31/38) các chiến lược gia ngoại hối đã trả lời một câu hỏi bổ sung, cho biết các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi lớn có giá trị rẻ so với đồng USD; 7 chiến lược gia còn lại cho biết những đồng tiền đó là được định giá cao.
Sự gia tăng các trường hợp lây nhiễm mới coronavirus ở một số tiểu bang của Mỹ cộng thêm nỗi lo ngại việc mở lại nền kinh tế là quá sớm đã làm suy yếu sức hấp dẫn của đồng bạc xanh. Bởi vậy đồng USD được dự báo sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi thời gian suy yếu của nó. Tuy nhiên, gần hai phần ba (38/62) các chiến lược gia ngoại hối đã trả lời một câu hỏi bổ sung cho biết, xu hướng suy yếu của đồng bạc xanh sẽ kéo dài chưa đầy một năm; chỉ có 24 chiến lược gia cho biết thời gian suy yếu sẽ kéo dài hơn một năm.
“Trong khi đồng USD mất giá so với tất cả các đồng tiền G10 và phần lớn các loại tiền tệ mới nổi trong tháng trước, chúng tôi cho rằng việc bán tháo dường như quá mức”, Piotr Matys – Chiến lược gia ngoại hối các thị trường mới nổi cao cấp tại Rabobank nói. “Sự gia tăng căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc kèm theo nguy cơ làn sóng lây nhiễm thứ hai ở châu Âu và châu Á có thể cung cấp cho đồng USD một số hỗ trợ rất cần thiết”.
Về triển vọng cụ thể của các đồng tiền mới nổi, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng tiền mới nổi được giao dịch tích cực nhất nhưng cũng được quản lý chặt chẽ bởi chính quyền địa phương, được dự đoán sẽ tăng khoảng 1% đến 6,93 nhân dân tệ/USD trong thời gian 12 tháng tới.
Trung Quốc là nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới tuyên bố trở lại tăng trưởng trong quý thứ hai sau khi sụt giảm sâu vào đầu năm do các biện pháp cách ly xã hội đã được nới lỏng sau khi dịch coronavirus tạm lắng.
“Đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục tăng giá so với đồng USD trong thời gian tới nhờ sự phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến của Trung Quốc”, Derek Halpenny – Trưởng bộ phận nghiên cứu của MUFG cho biết. “Nhưng mối quan hệ giữa hai nước dưới thời chính quyền Trump tiếp tục xấu đi. Tùy thuộc vào mức độ căng thẳng, thị trường có thể tìm kiếm sự trú ẩn bằng USD, điều này sẽ làm suy yếu đồng nhân dân tệ”.
Trong khi đó đồng rupee của Ấn Độ được dự báo sẽ tăng khoảng 1% trong 12 tháng tới. Các đồng tiền của các nền kinh tế mới nổi khu vực Mỹ Latinh cũng có triển vọng tương tự. Còn đồng rand của Nam Phi được dự kiến sẽ tăng thêm 5% trong 12 tháng mặc dù các ca lây nhiễm coronavirus mới được xác nhận đã tăng lên hơn nửa triệu, chiếm hơn một nửa số ca ở châu Phi.
“Sự phục hồi không đồng đều (của kinh tế toàn cầu) sẽ tiếp tục tác động tới tâm lý thị trường và do đó gây ra nhiều biến động cho các đồng tiền mới nổi, đặc biệt là đồng rand của Nam Phi”, Annec Bishop – nhà viết kinh tế trưởng của Investec cho biết.
Saudi Aramco quyết tâm mua bằng được cổ phần tại doanh nghiệp lọc hóa dầu của Ấn Độ
Saudi Aramco cho biết công ty này vẫn đang thỏa thuận để mua cổ phần trị giá 15 tỷ USD tại doanh nghiệp lọc hóa dầu thuộc công ty Reliance Industries Ltd của Ấn Độ, ngay cả khi giá dầu giảm buộc họ phải cắt giảm vốn đầu tư.
Cổ phiếu của Reliance giảm vào giữa tháng 7 sau khi Chủ tịch Mukesh Ambani cho biết họ đã phải trì hoãn 1 vụ giao dịch do những tình huống không lường trước được trên thị trường năng lượng và tình hình của Covid-19.
"Chúng tôi vẫn đang thảo luận với Reliance," Giám đốc điều hành Aramco, Amin Nasser cho biết vào Chủ nhật tuần trước. "Chúng tôi vẫn chưa thỏa thuận xong. Vì vậy, chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về thỏa thuận với Reliance cho các cổ đông của mình vào thời điểm thích hợp. "
Chủ nhật tuần trước, Aramco đã thông báo thu nhập ròng quý II giảm gần 75% so với năm ngoái. Công ty đã bị ảnh hưởng do giá dầu sụt giảm khoảng 33% trong năm nay. Đại dịch coronavirus đã làm ngừng hoạt động du lịch và kinh doanh, làm giảm nhu cầu về dầu thô và nhiên liệu.
Ambani, người giàu thứ 4 thế giới, cho biết năm ngoái Aramco đã định mua 20% cổ phần trong doanh nghiệp lọc và hóa dầu của công ty ông với giá trị 75 tỷ USD.
Thương vụ giao dịch với Reliance sẽ giúp Aramco đạt được mục tiêu tăng hơn gấp đôi công suất lọc dầu lên từ 8 triệu đến 10 triệu thùng/ngày. Công ty này có công suất lọc dầu 3,6 triệu thùng/ngày vào cuối năm ngoái, bao gồm các nhà máy thuộc sở hữu toàn phần và các nhà máy liên doanh.
Giá vàng nằm im chờ những tín hiệu kinh tế mới Giá vàng đang mắc kẹt trong phạm vi hẹp do những thông tin tốt xấu đan xen. Kim loại quý đang chờ thêm những tín hiệu rõ ràng hơn. Nhiều phiên gần đây giá vàng trong nước và thế giới đều trong trạng thái giằng co, biên độ tăng - giảm cũng rất hẹp. Tại thị trường trong nước, sáng nay giá thương...