Sự phát triển, cấu trúc và sự thay đổi tuyến vú bình thường
Về mặt giải phẫu, vú thật sự là hai cấu trúc có hình dạng như một cái ụ mỡ bắt đầu phát triển ở ngực của các cô gái khi họ dậy thì. Về mục tiêu sinh học của phụ nữ thì vú là cơ quan sản xuất sữa để nuôi con.
Vú có thể phát triển sớm ở một số trẻ khi mới 7 hoặc 8 tuổi hoặc cũng có thể phát triển muộn ở cuối giai đoạn tuổi teen hoặc thậm chí là vào giai đoạn những năm đầu 20 tuổi.
Sự phát triển và cấu trúc của tuyến vú
Các hormone và các yếu tố tăng trưởng tác động lên mô đệm và các tế bào biểu mô để điều hoà sự phát triển, sự trưởng thành và sự biệt hoá của các tế bào tuyến vú. Nói gọn thì chất estrogen điều hoà sự phát triển và sự kéo dài các mô ống dẫn sữa, chất progesteron giúp đỡ sự phân nhánh các ống dẫn sữa và sự phát triển tiểu thùy, và chất prolactin điều hoà sự tiết sữa.Ở tuổi dậy thì, chất estradiol và progesteron gia tăng để khai mào sự nẩy nở của vú. Một cấu trúc hình cây lá hình thành, gồm 5 đến 10 ống dẫn gốc phát xuất từ núm vú, có 20-40 ống dẫn thứ cấp và 10 đến 100 ống dẫn nhỏ tận cùng ở các tiểu thùy. Ở phụ nữ trưởng thành, sự thay đổi theo chu kỳ khiến các tế bào tuyến vú gia tăng tốc độ tăng trưởng trong pha luteal. Lúc này vú có thể lớn thêm 15%. Vào tuổi mãn kinh, số lượng của các tiểu thùy giảm đi.
Vào năm 1948, một nhà khoa học người Anh có tên là J.M Tanner được mời đến Bộ Y Tế để thực hiện một nghiên cứu dài hạn về sự phát triển của những trẻ khỏe mạnh. Ông ta được sự hỗ trợ bởi R.H.Whitehouse.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu của họ, nhóm đã theo dõi và nghiên cứu sự phát triển dậy thì của những trẻ trai và trẻ gái. Họ đo đạc và chụp hình các nhóm mỗi 3 đến 6 tháng. Cho đến cuối cuộc nghiên cứu, họ đã có thể xác định được sự phát triên hoàn chỉnh của vú trong vòng 4 năm ở nữ, và xếp loại chúng theo giai đoạn phát triển thành 5 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Tiền dậy thì: thường phát triển chủ yếu về chiều cao, vẫn chưa mọc lông mu. Vú không có mô tuyến mà chỉ có đỉnh của núm vú nhô ra ngoài.
Giai đoạn 2: Quầng vú: vùng sắc tố xung quanh núm vú lớn lên và trở nên sậm màu hơn. Mô vú được gọi là các nụ xuất hiện và núm vú trồi lên để trở thành một ụ. Trong lúc đó lượng mỡ của toàn cơ thể tăng lên khoảng 18 đến 19% với một ít lông đen xuất hiện dọc theo môi lớn của âm hộ.
Giai đoạn 3: Sự phát triển của vú: Ở giai đoạn này, có khoảng 20% trẻ gái bắt đầu hành kinh lần đầu tiên. Vú cũng bắt đầu lớn hơn chút ít với các mô tuyến. Đây cũng là giai đoạn phát triển chiều cao nhanh nhất.
Giai đoạn 4: Ụ thứ hai: Ở giai đoạn này, 50% trẻ gái bắt đầu có kinh. Ở hầu hết trường hợp, đầu là thời điểm kết thúc tăng trưởng chiều cao. Nhưng trong một số ít trường hợp có thể cao lên thêm khoảng 10 cm nữa. Trong giai đoạn này, vú tiếp tục phát triển. Quầng vú và núm vú bắt đầu phát triển lớn hơn và tạo thành một ụ thứ hai ở phía trên vú.
Giai đoạn 5: Giai đoạn phát triển cuối cùng của vú: Đây là giai đoạn vú trở thành vú trưởng thành của người lớn và trở nên tròn hơn còn các núm vú nhô lên một chút. Vào thời điểm này thường sẽ thấy có lông mọc ở mặt trong đùi.
Sự thay đổi của vú bình thường
Vú chịu sự thay đổi trong khoảng giữa dậy thì và tuổi mãn kinh. Sự thay đổi dựa trên tình hình nổi trội của các ống, các thuỳ và các mô đệm giữa ống hoặc giữa tiểu thùy đưa đến sự thay đổi mô sợi và sự hình thành các bọc (nang), được gọi là bệnh sợi bọc. Từ thay đổi sợi bọc chỉ tình hình các phụ nữ có vú nổi cộm. Ngày nay người ta không dùng từ bệnh sợi bọc mà dùng từ các thay đổi sợi bọc của vú, vì có khoảng 50-60% phụ nữ có thay đổi sợi bọc mà không có bệnh ở vú. Sự thay đổi sợi bọc không làm tăng nguy cơ ung thư.
Ở phụ nữ giữa tuổi dậy thì và tuổi giữa 30, các tiểu thuỳ và mô đệm trong vú đáp ứng với sự kích hoạt nội tiết quá lố đưa đến sự hình thành một hoặc nhiều bướu sợi tuyến. Ở khoảng tuổi 30-50, mức độ “lộm cộm” của vú tăng thêm. Theo từ chuyên môn mô học, đây là biểu hiện của sự gia tăng tuyến, nghĩa là tăng thêm của thành phần thuỳ bình thường. Mô đệm cũng bị phì đại, đưa đến tình trạng trong vú có nhiều hạt sờ được một cách mập mờ (hay là cảm giác lộm cộm) thường gặp ở vùng đuôi vú. Từ 45 tuổi đến mãn kinh, mô tuyến vú còn phì đại nhiều hơn kết hợp với sự gia tăng mô đệm. Ở thời kỳ mãn kinh các nang vú thường xảy ra ở phụ nữ dùng liệu pháp hormone thay thế.
Theo Cửa sổ tình yêu
Con người 1.000 năm nữa như thế nào: Đầu to, mắt đỏ, 'súng' nhỏ?
Con người sẽ là sinh vật rất khác biệt so với bây giờ sau 1.000 năm nữa. Những thay đổi đáng kể nhất là con người sẽ có đôi mắt to và đỏ, mũi dài, đầu bự, da sẫm, và... "súng" của quý ông thì teo nhỏ!
Các đặc tính dự báo của người nam tuổi 35 vào năm 2040 - Đồ họa: Mail Online
Trang Daily Mail ngày 23.10 đăng tải một đoạn video do AsapScience (Canada) thực hiện, trong đó mô tả con người sau 1.000 năm nữa sẽ có đôi mắt đỏ do đột biến gien, nước da sẫm màu do phản xạ tiến hóa với sự nóng lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu, trí thông minh nhân tạo và các đột biến di truyền đã biến đổi cơ thể chúng ta một cách quyết liệt.
Trong tương lai nanobot - những con robot nhỏ - sẽ được tích hợp vào cơ thể, nâng cao khả năng của chúng ta. Không lâu nữa, sinh lý của chúng ta sẽ giới hạn, nhưng sẽ có một hỗn hợp sinh học và máy móc bên trong chúng ta.
Khi đó, chúng ta sẽ thông minh hơn, mạnh hơn và đẹp hơn, nhưng lại thiếu sự đa dạng về con người, tạo khe hở cho các bệnh mới trong tương lai, căn bệnh sẽ quét sạch toàn bộ nhân loại.
Khi sự nóng lên toàn cầu xảy ra, nhiều người cũng sẽ gầy hơn và cao hơn, và cơ thể ta có khả năng tản nhiệt tốt hơn.
Khuôn mặt của chúng ta cũng có thể thay đổi đáng kể, theo Tiến sĩ Alan Kwan, người có bằng tiến sĩ về về gien học tính toán tại Đại học Washington ở St Louis (Mỹ).
Tiến sĩ Kawn đã tạo ra một loạt hình ảnh tuyệt đẹp hiển thị một sự tiến hóa có thể cho cuộc đua của loài người trong 100.000 năm tới.
Khi kỹ thuật di truyền trở thành chuẩn mực, số phận của khuôn mặt con người sẽ ngày càng được xác định bởi thị hiếu của con người, Tiến sĩ Kwan viết, trong khi trán sẽ tiếp tục mở rộng do bộ não của chúng ta tiếp tục phát triển lớn hơn. Khi đó, người đàn ông sẽ có khuôn mặt mạnh mẽ, mũi thẳng, đôi mắt dữ, và khuôn mặt đối xứng trái/phải hoàn hảo.
Con người trong tương lai sẽ có đôi mắt đỏ do đột biến gien - Ảnh: Corbis
Đây cũng là những điều mà ông Cadell Last, nhà nghiên cứu tại Viện Não toàn cầu, đã từng tuyên bố nhân loại đang trải qua một "quá trình chuyển đổi tiến hóa" lớn.
Theo ông, trong vòng chưa đầy bốn thập kỷ, vào năm 2050 con người sẽ sống lâu hơn, những đứa trẻ sẽ trông già hơn và trí thông minh nhân tạo đã làm công việc trở nên nhàm chán.
Nghiên cứu này nhấn mạnh rằng con người sẽ có thị lực kém, cơ quan sinh dục nhỏ hơn, và đôi lông mày nhíu lại do họ đấu tranh để theo kịp với cuộc sống trong thế kỷ 21.
Theo Doisongdulich
Khi nào cần phải điều trị bướu sợi tuyến vú? Bướu sợi tuyến vú là u bướu lành tính thường gặp ở phụ nữ 18-40 tuổi. BS chẩn đoán dựa vào khám lâm sàng, siêu âm và nhũ ảnh. Chào bác sĩ, em có hạch ở vú xuất hiện thêm ở nách. Thỉnh thoảng hạch ở nách nó bị nhức, em đi khám ở BV Ung bướu TPHCM rồi, bác sĩ chẩn đoán...